Cách trả lời kinh nghiệm làm việc

Khi đi phỏng vấn xin việc bạn thường có cảm giác như mình đang thực hiện một bài kiểm tra mà không có được câu trả lời đúng sai chính xác.

Vì vậy việc tốt nhất mà bạn có thể làm là tìm kiếm những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất và những câu trả lời mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một bảng câu hỏi và câu trả lời có sẵn dành cho việc này.  Vì vậy, bạn có thể chuẩn bị kỹ càng khi đến với buổi phỏng vấn kế tiếp.

Làm thế nào bạn sẽ trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc phổ biến nhất? Bạn chuẩn bị sẵn sàng? [nguồn đồ họa]

Làm thế nào để trả lời các câu hỏi về bản thân mình

Sau đây là một số các câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn xin việc phổ biến nhất mà bạn cần chuẩn bị cho bản thân mình. Thật hữu ích khi biết được điểm mạnh của bản thân và tại sao bạn nên được thuê vào vị trí đó.

1. Cho tôi biết về bản thân bạn

Một trong những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất trong sách vở. Đây là dạng câu hỏi vừa thân thiện và chào đón nhưng trên thực tế nhà tuyển dụng chỉ muốn xem xem cách bạn thể hiện về bản thân mình tốt nhất như thế nào.

Đây không phải là một lời đề nghị để bình phẩm hồ sơ xin việc của bạn. Michele Mavi, Giám Đốc bộ phận Tuyển Dụng Nội Bộ tại Atrium Staffing cho biết,

“Vì đây là câu hỏi mở rộng, nên các ứng cử viên thường nói dông dài. Họ nói về công việc bằng những thuật ngữ chung chung rồi kết thúc bằng việc nhắc về lý lịch của mình.”

Hãy kể một câu chuyện nhưng phải đảm bảo nó có phần mở bài, thân bài và kết bài rõ ràng.

  • Mở bài: Một câu tóm gọn những điểm nổi bật trong sự nghiệp của bạn.
  • Thân bài: Kể ra 3 kỹ năng và thành tựu xuất sắc liên quan đến vai trò của bạn trong công việc.
  • Kết bài: Tóm lược câu chuyện của bạn bằng một lời giải thích lý do tại sao mà bạn lại tìm kiếm một công việc khác.

2. Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Câu hỏi này có dạng tương tự như sau: “Chúng tôi đã nhận được rất nhiều đơn xin việc từ các ứng cử viên có đủ điều kiện. Vậy tại sao chúng tôi nên thuê bạn làm việc cho chúng tôi

Hãy cẩn thận với câu hỏi này. Vì đây là một cái bẫy! Đừng để điều này phá hỏng sự tự tin của bạn. Họ đã phỏng vấn bạn vì vậy có nghĩa là bạn là một trong “những ứng cử viên có đủ điều kiện.”

Hãy xem câu hỏi này như là một cơ hội để chia sẻ một câu chuyện về sự thành công. Hãy cho họ biết cách bạn đã giải quyết một trong những thử thách của họ đối với công ty trước đây của mình như thế nào, hoặc giải thích cho họ thấy rằng các kỹ năng của bạn phù hợp với mô tả công việc của họ ra sao với một chữ T.

3. Điểm mạnh nhất của bạn là gì?

Hãy chia sẻ một câu chuyện của bạn mà thể hiện được điểm mạnh số một với những giá trị của công ty. Bạn nên biết thông tin này khi tìm hiểu về công ty.

Sau đây là ví dụ về câu trả lời của Michelle Riklan, Người viết lý lích chuyên nghiệp được chứng nhận kiêm Đào tạo viên nghề nghiệp.

“Tôi thích trò chuyện với mọi người. Tôi đã học được cách ứng phó với những nét tính cách khách hàng khác nhau sau năm năm làm việc tại bộ phận chăm sóc khách hàng. Trong khi những nhân viên bán hàng khác còn ngại ngùng trong việc thuyết phục những người khó thuyết phục, thì tôi xem việc này như một thử thách để bước tiếp vào cuộc chơi của mình.” 

Mẹo hay: Hãy bắt dầu với điểm yếu của bạn nếu bạn được hỏi về điểm yếu và điểm mạnh của mình cùng một lúc. Bằng cách này câu trả lời của bạn sẽ kết thúc bằng một điểm tích cực.

4. Mọi người mô tả về bạn như thế nào?

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn xin việc khác mà bạn không nên vội vàng trả lời. Người phỏng vấn không muốn nghe bạn nói về việc những người bạn của bạn nghĩ như thế nào về bạn.

Câu hỏi này là cơ hội để bạn phân biệt bản thân mình với những ứng viên khác

Kỹ năng giao tiếp tốt là chuyện phổ biến, nhưng bạn là người biết lắng nghe như thế nào? Hãy kể cho người phỏng vấn nghe về những kỹ năng lắng nghe đã giúp bạn bán được hàng, hay làm yên lòng một khách hàng đang tức giận.

Làm việc chăm chỉ là một kỹ năng phổ biến. Nhưng hầu hết những người nộp đơn đều chỉ chia sẻ những câu chuyện về sự cống hiến của mình như thế nào trong sự nghiệp của họ. Hãy làm khác những người khác bằng cách chia sẻ cách mà bạn đã giúp làm giảm bớt khối lượng công việc của đồng đội hoặc sếp của mình.

5. Bạn xử lý áp lực như thế nào?

Các ứng viên thường trả lời câu hỏi này một cách nhẹ nhàng như: “Tôi xả stress vào bữa ăn sáng” hay “Tôi tiến bộ dưới áp lực.” Mặc dù những câu trả lời này nghe rất đúng, nhưng nó không đi xoáy vào trọng tâm câu hỏi.

Hãy kể cho người phỏng vấn những điều mà bạn làm một cách chính xác. Bạn có thiền, đắp mặt bằng sô-cô-la, hay tập thể dục không? Bạn lựa chọn phương pháp nào không quan trọng. Người phỏng vấn chỉ muốn xác nhận rằng bạn có một cách làm lành mạnh để ứng phó với áp lực.

6. Điều gì tạo động lực cho bạn vào buổi sáng?

Công hỏi này cho người phỏng vấn biết được liệu bạn có một kế hoạch tổng thể cho cuộc sống.

Jimi Shabir, Giám Đốc Điều Hành tại Bootcamp Media, đã đưa ra ví dụ sau đây:

“Tôi thức dậy mỗi buổi sáng với một mục tiêu mới, nó có thể là cuộc sống cá nhân của tôi hay công việc của tôi. Một ngày nào đó, mục tiêu của tôi là có thể cải thiện thiết kế trang web của công ty chúng tôi, ngày hôm sau có thể là thay đổi việc cải tiến kênh tiếp thị của chúng tôi. Những mục tiêu nhỏ hơn hợp lại với nhau để mang lại giá trị đồng tiền cho khách hàng của chúng tôi.”

7. Bạn thích làm gì mỗi khi rảnh rỗi?

Câu trả lời của bạn cho thấy liệu bạn có phải là một người tham công tiếc việc hoặc là người biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống lành mạnh. Câu trả lời đúng cho thấy cả sự cống hiến cho công việc và các sở thích khác làm tươi tỉnh tâm trí và cơ thể của bạn vào những ngày nghỉ.

Dành quá nhiều thời gian cho công việc thì không tốt và không hiệu quả; vì vậy nhiều công ty chỉ thích thuê những người biết khi nào nên dừng lại.

Evan Harris, Trưởng phòng Nhân Sự của HD Equity Partners cho biết: “Điều quan trọng là thể hiện cho họ thấy rằng bạn có những thú vui khác ngoài công việc. Và điều này cũng cho thấy rằng liệu bạn có phải là một người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hiện có của công ty hay không.”

Làm thế nào để trả lời câu hỏi phỏng vấn về năng lực của bạn.

Trong phần này, chúng tôi có những câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn nghề nghiệp phổ biến hơn. Chúng thể hiện trình độ của bạn, chẳng hạn như chuyên môn bạn, các kỹ năng, và so sánh với các ứng viên khác đang được phỏng vấn cho vị trí này.

8. Bạn có những trình độ chuyên môn gì?

Câu hỏi này thường được hỏi khi người phỏng vấn nghi ngờ rằng liệu bạn có đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của họ hay không.

Làm thế nào để trả lời cho câu hỏi này, nếu bạn không có những bằng cấp chuyên môn nhưng lại có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế:

“Mặc dù tôi không có bằng cấp đào tạo từ trường lớp cho công việc này, nhưng tôi đã làm công việc này hơn X năm trong lĩnh vực này. Tôi là một người nhanh nhạy, và tôi sẵn sàng trải qua nhiều cuộc huấn luyện nữa nếu tôi được chọn.”

Nếu bạn là người mới ra trường nhưng có ít hoặc không có kinh nghiệm:

“Tôi vừa mới hoàn thành X tháng thực tập tại công ty [Tên công ty], nên tôi đã có được kinh nghiệm trong [công việc liên quan đến nhiệm vụ 1] và [công việc liên quan đến nhiệm vụ 2]. Tôi cũng đã hoàn tất [bằng] của tôi tại [Tên trường],nơi tôi đã được học về [tên ngành]. "

Biết thêm về cách được đào tạo mà bạn cần có cho công việc của mình:

  • Cơ hội nghề nghiệp

    Làm thế nào để thuyết phục sếp của bạn để trả tiền cho việc đào tạo của bạn [với kịch bản và Email mẫu]

    Charley Mendoza

9. Bạn có thể giúp gì được cho chúng tôi khi mà những ứng viên khác không thể?

Đừng so sánh trực tiếp bản thân mình với những ứng viên khác. Chẳng có cách nào biết chắc chắn rằng liệu bạn có tốt hơn họ hay không. Thay vào đó, hãy tổng hợp lại các thế mạnh chính của bạn và làm thế nào để phù hợp với những yêu cầu công việc.

Rất nhiều ứng cử viên có khả năng để được phỏng vấn cho một vị trí mở. [nguồn đồ họa]

Hãy chia sẻ ba đến bốn kỹ năng mềm liên quan đến công việc theo sau là những bằng chứng hỗ trợ thể hiện những kỹ năng này để giúp cho bạn nổi bật. Bao gồm:

  • Những kỹ năng chuyên biệt giúp bạn khác biệt
  • Kiến thức về ngành có được sau nhiều năm kinh nghiệm
  • Điểm liên hệ với ngành – kỹ năng bán hàng hoàn hảo cho các vị trí bán hàng 
  • Sự tiến bộ hay điều đạt được trong công việc trước
  • Những khóa học đặc biệt hay khóa huấn luyện được chứng nhận 

Làm thế nào để trả lời các câu hỏi phỏng vấn về nghề nghiệp của bạn

Bây giờ hãy cùng xem qua các câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn phổ biến nhất về nghề nghiệp của bạn. Bạn cần có những câu trả lời thật hay được chuẩn bị sẵn cho những câu hỏi có thể phát sinh về vấn đề tiền lương của bạn, hay tại sao bạn lại từ bỏ công việc trước đây của mình, và mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì.

10. Mức lương cho công việc trước đây của bạn ra sao?

Đây là một câu hỏi khó. Một mặt, bạn muốn thành thực và tìm hiểu xem công việc này có nằm trong phạm vi mức lương mục tiêu của bạn hay không. Mặt khác, bạn không muốn bị gạch tên ra khỏi hồ sơ ứng viên quá sớm.

Hãy thử hai bước chiến thuật này

Đầu tiên, hãy chuyển hướng câu hỏi và nói rằng bạn quan tâm hơn đến việc tìm được một công việc phù hợp.

“Ngay lúc này, tôi quan tâm hơn đến việc tìm được một công việc phù hợp. Nếu tôi có thể hỗ trợ anh/chị phát triển công ty này, trong khi học thêm những kỹ năng mới trong vai trò này, tôi đảm bảo chúng ta có thể thỏa thuận để đi đến một mức lương công bằng cho cả đôi bên.”

Nếu như người phỏng vấn cứ khăng khăng đòi biết về mức lương của bạn cùng với thông tin về những lời đề nghị cho công việc khác, nếu có. Điều này khiến bạn dường như trở thành một ứng viên có giá trị hơn, và đó là cách tuyệt vời để tận dụng lợi thế của những công ty không muốn mất đi nhân tài vào tay các đối thủ cạnh tranh của họ.

“Mức lương của tôi từ $55,000 đến $60,000 nhưng hiện tại tôi đang thương lượng với một công ty có thể trả cho công việc [tên công việc] là $58,000.”

Trong vế thứ hai của câu trả lời này, bạn không nói là bạn có một công việc được mời. Mặc dù, bạn chỉ mới nói là cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp và công việc được đề nghị nói là sẽ trả $58K. Hãy tìm hiểu thêm cách thương lượng về mức lương của bạn:

  • Cơ hội nghề nghiệp

    Làm thế nào để thương lượng mức lương của bạn qua Email [với các mẹo hiệu quả + ví dụ]

    Charley Mendoza

11. Tại sao bạn muốn rời bỏ vị trí hiện tại của mình?

Người phỏng vấn muốn biết rằng liệu bạn có phải là một người thích nhảy việc, hay liệu bạn có bị công ty cho thôi việc hay không.

Bạn sẽ thấy tốt hơn nếu câu trả lời của bạn không làm bạn thấy thất vọng – rằng bạn thôi làm công việc hiện tại để tìm kiếm những thử thách mới, mặc dù bạn cần một mức lương cao hơn. Tuy nhiên, đừng có nói xấu về công ty trước đây của bạn.

Làm thế nào để trả lời những câu hỏi về vai trò trước đây của bạn:

“Tôi hạnh phúc với vai trò hiện tại của mình. Nhưng vì tôi muốn được phát triển, tôi lúc nào cũng tìm kiếm những thử thách và cơ hội mới. Vai trò này dường như phù hợp với yêu cầu của tôi.”

Nếu bạn bị sa thải, hãy thành thực. Người phỏng vấn biết điều này xảy ra, và trong nhiều trường hợp, đó không phải là lỗi của bạn. Hãy nói cho họ biết bạn đã học được gì từ điều đó và bạn mong muốn được làm việc với một đội nhóm mới như thế nào.

Cherry Palmer, cựu Tư vấn viên Nghề nghiệp tại Bộ Lao động và Đào tạo Hướng nghiệp được chứng nhận đã gợi ý rằng:

“Bởi vì kinh tế khó khắn, công ty của tôi buộc phải cắt giảm 10% lượng lực lao động của công ty, và tôi là một trong số những người bị ảnh hưởng từ việc đó.”

12. Khi nào thì bạn có thể bắt đầu?

Điều này không có nghĩa là bạn đã được tuyển, nên đừng quá tự tin

Người phỏng vấn thường hỏi câu hỏi thế này bởi vì vị trí mà họ đang tìm kiếm cần có người thực hiện trước một thời hạn nào đó.

Nếu bạn đang còn làm công việc hiện tại, hãy thành thật và nói rằng vì bên công ty của bạn cần có hai tuần hay 30 ngày để tìm được người mới thay thế.

13. Hãy cho tôi biết về hướng phát triển công việc của bạn. Bạn đã đến đây như thế nào và bạn sẽ tiếp tục ở đâu?

Christy Hopkins, Nhân Viên Tư Vấn bộ phận Nhân Sự ở Fit Small Business cho biết: “Các ứng viên nên được chuẩn bị để giải thích lý do tại sao họ chuyển công ty, thay đổi công việc, hay có những gián đoạn nào trong công việc.” 

Lý tưởng nhất là câu trả lời của bạn nên hình thành một câu chuyện rõ ràng có thể làm nổi bật sự phát triển của bạn từ vai trò này sang vai trò khác, kết thúc với những gì bạn định làm tiếp theo.

Nếu bạn rời bỏ chỉ vì những tranh cãi với chủ lao động hoặc gặp phải một ông chủ tồi, thì hãy bỏ qua điều đó. Hãy tập trung vào những gì bạn học được từ vai trò của mình, ngay cả khi đó là một bài học để giải quyết những bất đồng với sếp của bạn.

14. Bạn thấy bản thân mình ở đâu trong năm năm tới?

Thành thật mà nói, câu hỏi này không chỉ để kiểm tra lòng trung thành của bạn với một công ty tiềm năng. Mà người phỏng vấn còn muốn biết liệu bạn có các mục tiêu nghề nghiệp thực tế nào cho bộ kỹ năng hiện tại của bạn và hiệu suất công việc hay không.

Nếu bạn nói rằng bạn muốn trở thành Giám đốc Khu vực trong năm năm nhưng lại không có thành tựu hoặc sáng kiến hứa hẹn nào để tham gia một khóa học về lãnh đạo, đó là một manh mối mà bạn có thể từ chức nếu không được thăng cấp trong vòng một hoặc hai năm.

Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy nghĩ về con đường sự nghiệp của công việc này khi bạn nộp đơn vào. Thời gian thực tế để những người ở vị trí này được thăng tiến là khi nào?

Làm thế nào để trả lời các câu hỏi phỏng vấn về kế hoạch 5-năm trong sự nghiệp của bạn:

“Tôi rất thích công việc Thiết Kế Đồ Họa tại Công ty ABC bởi vì trong năm năm, tôi muốn có được một tập hồ sơ thành tích ấn tượng từ những khách hàng khác nhau. Tôi biết đó là việc mà tôi có thể làm nếu tôi làm việc ở đây. Tôi cũng mong chờ khả năng đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn, và thậm chí là dẫn dắt một số sự án thiết kế mới.”

15. Công việc mơ ước của bạn là gì?

Khi được hỏi về những kế hoạch 5-năm, nhiều ứng viên nhanh chóng nói về những mục tiêu được thăng tiến của họ với công ty mà họ đang phỏng vấn. Công hỏi này sẽ tiết lộ điều đó có đúng hay không.

Người phỏng vấn đang cố gắng xem xem liệu công việc này có là một phần trong những mục tiêu nghề nghiệp của bạn hay không, hay chỉ là cách để trả tiền cho bạn. Vì trên hết, đam mê của bạn đối với công việc có ảnh hưởng đến hiệu xuất làm việc của bạn và lòng trung thành của bạn với công ty.

Đối với một số ứng viên, công việc mà họ nộp đơn vào thì thường không phải là công việc mà họ ao ước nhưng lại là một bước đệm cho điều đó. Nếu đó là trường hợp của bạn, thì sau đây là cách mà bạn có thể trả lời cho câu hỏi này: 

“Tôi đã đề cập kinh nghiệm của mình với [những kỹ năng mà bạn yêu thích nhưng cũng được yêu cầu đối với vai trò mục tiêu của bạn]. Công việc ao ước của tôi chắc chắn sẽ có thể sử dụng và nâng cao các kỹ năng đó.”

16. Tại sao bạn lại quan tâm đến công việc này?

Các câu trả lời phổ biến cho công hỏi này tập trung vào việc làm thế nào mà công việc này phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của ứng cử viên. Thật tốt nếu bạn có một kế hoạch, nhưng người phỏng vấn thì lại quan tâm hơn đến việc làm thế nào mà bạn tạo thêm giá trị cho công ty.

Sarah Dowzell, COO tại Natural HR cho biết: “Thật thú vị khi xem các câu trả lời chỉ tập trung vào chính công việc của nó, hoặc mở rộng để bao gồm những thông tin và những tìm hiểu của ứng viên về công ty của chúng tôi.”

Điều chỉnh câu trả lời của bạn sao cho phù hợp với các mục tiêu của tổ chức, và cách bạn sẽ giúp họ đạt được những mục tiêu đó khi bạn trở thành thành viên trong nhóm. Nếu có thể, hãy chia sẻ những ví dụ về cách bạn đóng góp để đạt được các mục tiêu của công ty trước đây.

Những câu hỏi khác

Còn nhiều câu hỏi và câu trả lời phổ biến khác nữa mà bạn cần phải chuẩn bị kỹ. Chúng tôi có một vài ví dụ sau đây. Bạn cũng cần chuẩn bị để trả lời cho các câu hỏi của riêng bạn trong cuộc phỏng vấn.

17. Bạn nghĩ gì về việc làm việc trong một nhóm?

Người phỏng vấn muốn biết xem liệu bạn có hòa nhập được với các bạn đồng nhóm tiềm năng hay không. Hãy chia sẻ một ví dụ của bạn khi làm việc và gặt hái được thành công khi cùng làm việc nhóm. Hãy giải thích về việc các bạn đồng nhóm của bạn có những kỹ năng, tính cách khác nhau như thế nào và những sự khác biệt đó đã bổ sung vào công việc của mỗi người như thế nào.

18. Bạn đã biết được gì về Cơ hội việc làm?

Các ứng viên thường biết được những cơ hội việc làm thông qua bảng thông báo về việc làm và hội chợ việc làm. Đó là điều bình thường. Những điều này cũng cho thấy rằng bạn không có niềm đam mê thực sự đối với công ty. Bạn chỉ nộp đơn vì họ có một vị trí trống phù hợp với vai trò mục tiêu của bạn ngoài ra bạn chẳng biết gì về họ.

Cũng ổn thôi khi thừa nhận rằng bạn tìm thấy công việc này đăng tuyển trên mạng. Nhưng đừng dừng ở đó. Hãy nói cho nhà tuyển dụng được biết rằng bạn đã nghiên cứu về những giá trị, những sản phẩm và những dự án của công ty. Và điều đó đã khiến cho bạn cảm thấy thích thú hơn khi làm việc trong công ty này.

19. Bạn có bất kỳ câu hỏi nào dành cho tôi hay không?

Kết thúc buổi phỏng vấn mà không hỏi bất kỳ câu hỏi nào cho thấy sự thiếu quan tâm chân thành đối với công việc. Nhưng nếu đặt câu hỏi mà câu trả lời bằng có thể tìm thấy trên trang web của công ty thậm chí còn tồi tệ hơn. Nó cho thấy rằng bạn không chuẩn bị nhiều cho cuộc phỏng vấn. 

Thay vào đó, hãy chuẩn bị một vài câu hỏi để hỏi người phỏng vấn khi gần kết thúc buổi thảo luận của bạn. Đó là một phần của thói quen "bước tiếp theo là gì?" , tất nhiên là đặt câu hỏi.

Điều đó không phải là vì bạn

Bạn là người được phỏng vấn, nhưng trên thực tế điều đó không phải là vì bạn. Mà đó là về công ty mà bạn muốn làm việc - nhu cầu, mục tiêu và thách thức của họ. Hãy nói về kinh nghiệm của bạn nhưng luôn luôn kết nối nó với công việc này.

Để biết thêm thông tin về các cuộc phỏng vấn xin việc, hãy tham khảo những hướng dẫn sau đây:

  • Phỏng vấn

    Làm thế nào để chuẩn bị các câu trả lời tốt nhất cho bất kỳ các câu hỏi phỏng vấn

    Charley Mendoza

  • Phỏng vấn

    Làm thế nào để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn nội bộ: 8 mẹo để được thăng tiến

    Charley Mendoza

Ngoài ra, nếu bạn đang chuẩn bị để xin việc làm mới, thì hãy xem hướng dẫn toàn diện của chúng tôi để tạo ra một bản lý lịch tuyệt vời, hoặc nhảy sang thị trường Envato để duyệt qua các mẫu hồ sơ xin việc chuyên nghiệp của chúng tôi. Bằng cách đó, bạn có thể tiến bước về phía trước khi gửi đi các hồ sơ xin việc.

Video liên quan

Chủ Đề