Cách tính tiền xây móng nhà

Trước khi bắt tay vào xây nhà chắc hẳn gia chủ nào cũng băn khoăn về dự toán chi phí xây dựng nhà ở trong đó cócách tính chi phí làm móng nhànhư thế nào cũng được rất nhiều người quan tâm. Điều này rất quan trọng, bởi không những đảm bảo gia đình bạn có ngôi nhà như ý mà chi phí làm nhà cũng như làm móng nhà không bị vượt trội so với túi tiền của gia đình.

XEM THÊM: Cách tính giá hoàn thiện nhà ở, nhà phố trọn gói đơn giản nhất!

Tuy nhiêncách tính chi phí làm móng nhàcũng chênh lệch tùy thuộc vào từng nhà thầu, vị trí địa lý hay giá nhân công của từng địa phương. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến những yếu tố cơ bản, phổ biến nhất để cócách tính chi phí làm móng nhàchính xác và đúng đắn. Dưới đây là một vài lưu ý tính toán chi phí làm móng nhà để bạn có cái nhìn tổng quát về vấn đề này.

Phân loại móng nhà theo vật liệu xây dựng

Móng nhà có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như: xây móng nhà bằng gạch nung, gạch không nung, làm móng nhà bằng đá hộc, đá thạch anh, móng nhà bằng gỗ, bê tông/bê tông cốt thép Tùy theo từng loại vật liệu làm móng mà tên gọi của các loại móng nhà đó cũng theo đó mà thành như:

Xây móng nhà bằng gạch: vật liệu để làm móng nhà bằng gạch có thể là gạch nhung hoặc không nung. Làm nhà móng gạch thường thích hợp với các thiết kế móng nhà cấp 4 xây gạch, nhà tạm, các công trình phụ quy mô nhỏ với trọng tải thấp. Đồng thời, làm nhà móng gạch cần được xây móng trên nền đất chắc chắn tránh nơi có nền đất yếu như ao, hồ, ruộng, đầm, nơi ngập nước.

Xây móng nhà bằng đá: đa phần sẽ lựa chọn xây móng nhà bằng đá hộc và ít khi chọn đá thạch anh làm móng nhà bởi chi phí cao.

Các loại vật liệu làm móng nhà ở thường dùng

Xây nhà bằng đá hộc: là loại móng dành cho những công trình có quy mô lớn và đặc biệt phù hợp với những vùng có nguyên liệu sẵn dễ khai thác để giảm chi phí vận chuyển như khu vực vùng núi.

Xây nhà móng gỗ: thiết kế móng nhà gỗ rất ít được lựa chọn và thường là từ vật liệu cọc tre, cọc gỗ. Loại móng nhà bằng gỗ thích hợp với các công trình tạm, nhỏ, ít tính kiên cố chi phí xây móng thấp. Ngoài ra có thể sử dụng để gia cố trong cách làm móng nhà trên nền đất yếu.

Xây nhà móng thép, bê tông, bê tông cốt thép: Đây là cách làm móng nhà sử dụng đơn lẻ một loại vật liệu kết hợp vật liệu thép và bê tông [làm móng nhà khung thép].

Nếu sử dụng móng thép đơn thuần thì ít rất sử dụng bởi tính chất dễ bị gỉ do oxy hóa nhanh, không đảm bảo độ chắc chắn của công trình. Vì vậy thường sử dụng loại kết hợp thép và bê tông hay còn gọi mà móng bê tông cốt thép. Loại móng làm bằng bê tông khung thép được xem là cách làm móng nhà chắc được sử dụng phổ biến bởi ưu điểm về tuổi thọ, chi phí

Ngoài ra, vẫn có trường hợp làm nhà bằng móng bê tông không có khung cốt thép thì khả năng chịu lực không cao, bền chắc giảm so với bê tông cốt thép.

Phânloại móng nhà theo kết cấu móng

Căn cứ vào cách tạo nên nền móng nhà có thể phân thành các loại sau:

Làm móng nhà đổ khối: đây là phương pháp làm móng nhà chắc chắn, độ bền cao và sử dụng rộng rãi trong xây dựng và thường sử dụng các vật liệu đá hộc, bê tông hoặc bê tông cốt thép.

Làm móng lắp ghép: đây là loại móng có thiết kế kết cấu có sẵn và khi cần làm móng nhà sẽ cần vận chuyển đến và lắp ghép lại. Loại móng này có ưu điểm về chất lượng, độ bền cao nhưng hạn chế trong việc vận chuyển tới nơi có địa hình không tốt khó khăn và chi phí làm móng sẽ cao.

Cách tính chi phí làm móng nhà không phải ai cũng biết

Phân loại móng theo đặc tính tác dụng của tải trọng

Móng nhà chịu tải trọng tĩnh: là móng thích hợp với các loại móng nhà ống, nhà phố hay các công trình công cộng như bệnh viện, trường học Đây là móng phổ biến trong xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Móng nhà chịu tải trọng động: là loại móng đặc trưng sử dụng cho các công trình có trọng tải lớn, tính giao động cao như: làm móng nhà cao tầng, công trình cầu, trục cầu. Móng này có độ chịu trọng tải tốt, đặc biệt là trọng tải động nhưng chi phí cao nên không thích hợp trong xây dựng nhà ở dân dụng.

Phân loại theo phương pháp làm móng nhà

Móng nhà 2, 3, 4 tầng hay móng nhà cao tầng sâu bao nhiêu phụ thuộc vào quy mô công trình để có phương pháp chọnmóng nông hay sâu thích hợp:

Thi công làm móng nông:Thích hợp với công trình trọng tải nhỏ với nền đất cứng, tốt.

Móng nông có 3 loại móng: móng đơn, móng bè, móng băng:

+ Móng đơn là gì? Là móng thường được sử dụng làm móng bệ đỡ ở chân cầu, cột điện và đứng độc lập một mình và có độ chịu lực ở giới hạn trung bình, có thể sử dụngmóng đơn nhà 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng,

+ Móng băng là gì? Là loại móng có độ sâu xuống mặt đất 2, 3m và có dạng 1 dải dài, độc lập hoặc giao nhau kiểu chữ thập để đỡ hàng cột, tường. Cách làm móng băng nhà 2 tầng, 3 tầng,thường là đào móng quanh khuôn viên công trình [tòa nhà] hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Khả năng chịu lực của loại móng này khá tốt và là loại móng hay dùng nhất do có độ lún đều và dễ thi công hơn móng đơn.

+ Móng bè là gì? Móng bè hay còn gọi là móng bản với vai trò là giảm áp lực của công trình trên nền đấy. Đây là loại móng có kết cấu trải rộng toàn bộ mặt công trình và thích hợp với việc thi công làm móng nhà trên đất yếu: đất cát, ruộng, ao hồ hay những công trình lớn cao tầng, có tầng hầm.

Móngbè bao gồm 4 dạng cơ bản: phẳng, vòm ngược, có sườn, hộp và thường có độ dày từ 0,5 đến 2 tùy theo từng loại công trình và được bố trí thép chịu lực 2 lpứ, được cố định bởi các giá đỡ.

XEM THÊM: Báo giá xây dựng phần thô, hoàn thiện nhà mới nhất 2020

Cấu tạo cơ bản của móng đơn, móng băng, móng bè trong xây dựng

Thi công móng sâu:Hay còn gọi là móng cọc với ưu điểm chịu tải trọng lớn trên loại đất nền tốt giúp truyền trọng tải của công trình xuống dưới lớp đất sâu bên dưới. Phương pháp làm móng cọc có thể sử dụng cọc và cọc đài để tăng sức chịu cho móng và thường sử dụng cọc bằng tre.

1. Muốn biết cách tính chi phí làm móng nhà phải biết cách tính diện tích xây dựng nhà ở dân dụng

Một điều cơ bản là muốn biếtcách tính chi phí làm móng nhàphải biết cách tính diện tích xây dựng nhà ở dân dụng. Để tính được tổng diện tích xây dựng trước hết bạn phải biết được diện tích xây dựng từng thành phần:

  • Phần móng dao động từ 30-50%
  • Tầng một [tầng trệt]: được tính 100%
  • Tầng lửng: Phần đổ sàn được tính 100%; phần ô trống tính bằng 70%
  • Tầng 2,3,4, [tầng lầu trên cao] được tính bằng 100%
  • Sân thượng gồm phần trong nhà tính bằng 100%, phần ngoài nhà tính bằng 70%
  • Mái dao động từ 50-100%
  • Sân và tường rào được tính bằng 70%

Để cócách tính chi phí làm móng nhàchính xác nhất phải biết được cách tính diện tích xây dựng trongthiết kế biệt thự nhà đẹp. Từ bảng hướng dẫn tính diện tích xây dựng trong thiết kế và thi công nhà có thể dễ dàng tính toán chính xác diện tích và từ đó có thể tính được chi phí xây dựng nhà bạn. Để dễ hiểu hơn chúng tôi có thể lấy ví dụ cho bạn về cách tính diện tích như sau:

Đối với nhà có tầng hầm sẽ tính bằng 200% diện tích. Ví dụ nhà có diện tích 10x10m=100m2 thì diện tích tầng hầm là 200%x100m2=200m2

Đối với móng nhà có kích thước 10x10m thì diện tích xây dựng móng là 100m2x30%=30m2

Nhà 1 tầng, 2,3,4 tầng thì diện tích xây dựng tính bằng 100% và nhà cao tầng phải tính thêm diện tích phần ban công.

Đối với mái nhà: tùy thuộc vào từng loại mái có cách tính khác nhau như mái tôn tính bằng 40% diện tích, mái ngói hệ vì kèo thép tính bằng 70%, mái bê tông cốt thép tính bằng 50%, mái dán ngói tính bằng 100% diện tích.

2. Để có cách tính chi phí làm móng nhà chính xác phải biết đơn giá xây dựng

Tiếp theo để giúp khách hàng cócách tính chi phí làm móng nhàchính xác và đơn giản chúng tôi đưa ra cách tính dựa vào đơn giá xây dựng. Việc cân nhắc tính toán chi phí xây dựng là rất cần thiết. Bởi việc chuẩn bị đủ ngân sách chi cho việc xây dựng nếu thiếu sẽ gây ra tình trạng đình trệ công trình đang thi công dang dở. Trong trường hợp không biết con số chi phí thi công khoảng bao tiền rất có thể sẽ dẫn tới tình trạng thất thoát và chi vượt số tiền cần thiết.

Chúng ta thường nghe nói đơn giá xây dựng nhà ở hiện nay dao động từ 5 triệu tới 8 triệu đồng tính cho 1m2 và đơn giá xây dựng phần thô khoảng 3 3.5 triệu đồng/m2. Con số đơn giá xây dựng dao động phụ thuộc vào vị trí địa lý xây dựng, giá nhân công, vật liệu của từng vùng miền là khác nhau, kiểu dáng phong cách thiết kế nhà khác nhau, ví như nhà theo phong cách tân cổ điển sẽ tốn kém hơn so với kiểu thiết kế hiện đại vì số lượng phào chỉ, chi tiết hoa văn cầu kỳ hơn rất nhiều. Đơn giá xây dựng còn phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện ngôi nhà của chủ đầu tư. Điều này có nghĩa là:

  • Đối với mức độ đầu tư vật tư trung bình thì đơn giá xây dựng khoảng 5 triệu đồng/m2
  • Đối với mức độ đầu tư vật tư trung bình khá thì đơn giá xây dựng khoảng 5,5 triệu đồng/m2
  • Đối với mức độ đầu tư vật tư khá thì mức đơn giá xây dựng khoảng 6-7 triệu đồng/m2
  • Đối với mức độ đầu tư tốt dùng các vật liệu cao cấp thì đơn giá xây dựng khoảng 8 triệu/đồng

Để cócách tính chi phí làm móng nhàđơn giản có thể dựa vào bảng dự toán kinh phí xây dựng. Đơn giá trung bình để xây ngôi nhà diện tích 114m2 sàn, 2 tầng có hệ mái thái vì kèo là 5,2 triệu đồng/m2. Đây là mức hoàn thiện trung bình cho một ngôi biệt thự 2 tầng. Trường hợp chỉ làm vì kèo lợp ngói, đóng trần thì tổng kinh phí xây dựng là 1,278 tỷ đồng. Trong trường hợp đổ bê tông mái bằng và mái dốc thì kinh phí là 1,562 tỷ đồng. Các chi phí khác như đào móng, lấp móng, ép cọc, phát sinh thi công tính bằng 10-15% chi phí tổng.

[Chi tiết] Quy trình làm móng và cách tính chi phí đủ nhất

3. Cách tính chi phí làm móng nhàchính xác

Khi chuẩn bị thi công xây dựng ngôi nhà của gia đình mình, chắc hẳn ai cũng băn khoăn tìm hiểu vềcách tính chi phí làm móng nhà. Bởi móng nhà là một bộ phận quan trọng của căn nhà, đây là nền móng của một công trình chịu toàn bộ tải trọng của phần nhà phía bên trên. Móng nhà là chân đế của ngôi nhà để tiếp đất, là bộ phận dưới cùng để đỡ tường và cột chịu lực của ngôi nhà, nhận toàn bộ tải trọng của ngôi nhà [truyền xuống qua tường và cột] rồi truyền xuống nền đất. Móng nhà nằm sâu dưới mặt đất, tùy theo tải trọng của công trình và địa chất mà móng sẽ có kích thước, hình dáng khác nhau, độ sâu khác nhau và do đó,cách tính chi phí làm móng nhàlà khác nhau phụ thuộc vào việc gia đình bạn lựa chọn loại móng nào. Các loại móng đơn, móng bang một phương hay móng bang hai phương, móng cọc ép tải hoặc móng cọc khoan nhồi sẽ cócách tính chi phí làm móng nhàkhác nhau.

  • Tính chi phí làm móng đơn đã bao gồm trong đơn giá xây dựng.
  • Chi phí làm móng băng một phương: Được tính theo công thức: 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô
  • Chi phí làm móng băng hai phương: tính theo công thức bằng 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô
  • Chi phí làm móng cọc [ép tải] bằng: 250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] +[nhân công ép cọc: 20.000.000 đồng] + [hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1x đơn giá phần thô]
  • Chi phí làm móng nhà 2 tầng cọc [khoan nhồi] = [450.000 đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] +[hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô]
Chi phí vật liệu xây dựng cần thiết Cách tính chi phí xây móng nhà 2 tầng tiết kiệm nhất

Cách tính chi phí làm móng nhà đơn giản chính xác nhất

Để dễ hiểu hơn về cách tính chi phí làm móng nhà chúng tôi đưa ra cho quý vị tham khảo các vị dụ dưới đây:

Ví dụ 1: Bạn muốn xây nhà 1 tầng có kích thước 5x20m, móng bang một phương thì cách tính Chi phí làm móng nhà cấp 4 là bao nhiêu?

Chi phí làm móng băng một phương là: 5x20x50%x3.000.000 = 150.000.000 đồng

Ví dụ 2: Bạn muốn xây nhà có kích thước 5x20m, móng bang hai phương thì cách tính xhi phí làm móng nhà như thế nào?

Chi phí làm móng bang 2 phương là: 5x20x70%x3.000.000 = 210.000.000 đồng

Ví dụ 3: Bạn muốn xây nhà có kích thước mặt tiền 5m, chiều sâu 20m, móng cọc ép tải với số lượng 15 tim, chiều dài cọc 9m thì cách tính chi phí làm móng nhà như thế nào?

Chi phí làm móng cọc ép tải là: [250.000x30x9] + 20.000.000 + [0.2x[100+20]x3.000.000 = 159.500.000

Lưu ý: Đơn giá trên được tính ở khu vực thành phố Hà Nội, ở những tỉnh thành khác trong cả nước giá vật tư, nhân công sẽ khác nhau do đó cách tính Chi phí làm móng nhà 3 tầng sẽ có chi phí khác nhau.

Cách tính chi phí xây móng nhà 2 tầng tiết kiệm nhất

XEM THÊM: Tìm nhà thầu xây dựng nhà ở, biệt thự uy tín tại Hà Nội

Các Bước làm móng nhà ở chuẩn nhất!

Quy trình được xây dựng tùy thuộc vào loại hình công trình để lựa chọn phương pháp thi công làm móng nhà cấp 4 bao nhiêu tiền thích hợp đảm bảo độ bền chắc, tiết kiệm chi phí.

1, Quy trình làm móng cọc xây dựng nhà ở

  • Bước 1: Chuẩn bị trước đào móng bao gồm bản vẽ, nhân công, nguyên liệu làm móng,
  • Bước 2: Đóng cọc [nếu thiết kế có yêu cầu quy trình đóng cọc [tre, cừ tram, bê tông đúc sẵn] cho móng đơn khi làm ở nền đất yếu .
  • Bước 3: Đào hố móng xung quanh phần cọc đã cố định [nếu có cọc] hoặc đào móng đủ kích thước sâu, rộng theo bản vẽ để đổ bê tông. Sau đó, giữ khô ráo, sạch sẽ, không ngập nước,
  • Bước 4: Làm phẳng mặt bằng móng [san đất đều hoặc có thể đổ thêm một ít đá có cùng kích cỡ lên mặt hỗ móng] và đầm phẳng.
  • Bước 5: Kiểm tra cao độ và đổ lớp bê tông lót móng nhằm làm phẳng mặt hố, hạn chế mất nước của bê tông khi đổ ở trên và biến dạng của đất đai do tác động bên ngoài, bảo vệ bê tông móng.
  • Bước 6 Cắt đầu cọc và ghép cốp pha móng.
  • Bước 7: Đổ bê tông móng.
  • Bước 8: Bảo dưỡng và tháo cốp pha móng.

Có thể tháo cốp pha bê tông móng sau 1 2 ngày định hình và tiến hành bảo dưỡng thường xuyên bằng cách phun tưới nước lên bê tông và pủ các vật liệu ẩm để giúp bê tông không bị nứt.

2, Thiết kế và quy trình làm móng băng

Phương pháp làm móng băng nhà dân dụng hay công trình cao tầng như sau:

  • Đào đất hố móng theo thiết kế và làm phẳng mặt hố.
  • Kiểm tra cao độ, đổ bê tông lót móng lên phần đất đã đào và cắt đầu cọc nếu có đóng cọc.
  • Ghép cốp pha móng.
  • Đổ bê tông móng.
  • Tháo cốp pha, nghiệm thu phần làm móng.

3, Quy trình thiết kế và thi công làm móng bè

Thiết kế móng bè nhà dân, Móng đơn nhà 1 tầng thích hợp với đất xây dựng có địa hình yếu, trúng, đọng nước, dễ bị lún để tăng sức nét và giảm trọng lượng nhà lên nền đất yếu. Quy trình thi công làm móng bè như sau:

  • Chuẩn bị nhân công, vật liệu, bản vẽ,
  • Đào hố móng theo bản vẽ thiết kế móng bè của công trình.
  • Đổ bê tông lót dưới phần đất đã đào móng.
  • Đổ bê tông móng, xây tường móng.
  • Làm đan thép giằng móng và đổ bê tông giằng.
  • Bảo dưỡng và nghiệm thu.

Những điểm lưu ý khi thi công móng nhà

1, Các sai lầm thường gặp khi thi công móng

Móng nhà kết cấu quan trọng và cần đảm bảo có được kỹ thuật thi công móng nền nhà. Trong quá trình thi công nền móng nhà rất dễ mắc phải các sai lầm làm ảnh hưởng đến chất lượng kiến trúc, độ bền đẹp của công trình như:

Khảo sát không kỹ địa chất, dẫn đến việc lựa chọn loại móng nhà thi công không phù hợp công trình gây lãng phí, Kết cấu móng nhà 1 tầng, sửa chữa và giảm chất lượng, mất an toàn.

Bản vẽ thiết kế móng nhà không tốt, không phù hợp sẽ khiến cho việc làm móng nhà không đúng kỹ thuật, dễ xảy ra các sự cố, tốn kém không cần thiết hoặc có thể là tiết kiệm không đúng chỗ.

Lựa chọn sai vật liệu làm móng nhà: có nhiều vật liệu và giá cũng như yếu tố thích hợp với biện pháp phương án làm móng vì vậy cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn để tránh làm hỏng công trình của mình ngay từ phần nền móng.

Thợ thiếu kỹ thuật: Thợ giỏi có kinh nghiệm làm móng nhà tốt sẽ giúp làm nhanh và đảm bảo các yếu tố kết cấu nền móng đúng thiết kế hơn.

2, Những lưu ý quan trọng khi làm móng nhà

Cụ thể đó là những lưu ý như sau:

Xem xét địa chất, lựa chọn loại móng phù hợp: Trước khi tiến hành làm móng nhà cần xem địa chất khu vực xây dựng như thế nào là đất cứng tốt hay là đất yếu, không vững chắc để có phương pháp, lựa chọn vật liệu làm móng phù hợp tránh các vấn đề xấu, đặc biệt là làm móng nhà trên đất yếu như ruộng, ao hồ,

Lựa chọn vật liệu làm móng nhà chất lượng và tránh ham rẻ, hay lựa chọn vật liệu không phù hợp với địa chất và phương án thi công móng.

Thực hiện đúng quy trình, cách làm móng nhà đúng kỹ thuật để tránh việc gây nứt sàn, sụt lún, Vì vậy, lựa chọn bản vẽ thiết kế móng nhà chất lượng, đúng tiêu chuẩn và đảm bảo quy trình thi công đúng thiết kế, khoa học, tránh giảm bớt các chi tiết thiết kế.

Nếu bạn cần cách tính Chi phí làm móng bè chính xác để dự trù kinh phí xây dựng thì có thể gửi kích thước nhà, loại móng nhà mong muốn làm, địa chỉ nhà bạn ở phần bình luận [comment] phía dưới, chúng tôi sẽ gửi lại bạn chi phí làm móng của ngôi nhà gia đình bạn.

Trên đây là một số thông tin về cách tính chi phí làm móng nhà đơn giản chính xác nhất. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích dành cho các gia chủ đang băn khoăn lo lắng về chi phí xây dựng ngôi nhà tương lai của gia đình mình. Tới đây bạn sẽ không còn quá lo lắng về cách tính chi phí làm móng nhà nữa nhé, sau khi đã ước tính được con số rồi chắc chắn bạn sẽ chủ động hơn nhiều trong việc dự trù tài chính.

LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD

Hotline: 0944 869 880

E-mail:

Địa chỉ:Liền kề 594, dịch vụ 13, khu đô thị Mậu Lương, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề