Cách tạo nhịp điệu trong thiết kế có thể tạo nên bằng

Trong thiết kế nhà ở có những quy tắc thiết kế nội thất cơ bản mà bạn cần nắm vững để tạo nên được một không gian kiến trúc hài hòa, thẩm mỹ cao. Đó là những quy tắc như thế nào? Hãy cùng HHLDECOR tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Thiết kế nội thất có các quy tắc cơ bản mà bất cứ kiến trúc sư nào cũng cần biết

1. Quy tắc cân bằng

Cân bằng là quy tắc được áp dụng khá phổ biến trong thiết kế nội thất. Có 2 loại cân bằng kiến trúc thường thấy, đó là:

Cân bằng đối xứng

  • Cân bằng đối xứng: Các vật dụng, đồ đạc trong nhà được bố trí tương tự nhau khi đối chiếu qua trục đối xứng. Thường thì cách thiết kế nội thất này sẽ tạo ra cảm giác trang trọng, ngăn nắp. Nó phù hợp với người yêu thích không gian có trận tự, dễ phỏng đoán.
  • Cân bằng bất đối xứng: Tuy cũng hướng đến sự cân bằng tổng thể nhưng quy tắc này không tạo ra các đối tượng giống hệt nhau. Theo quy tắc cân bằng bất đối xứng, các đối tượng trong không gian sẽ được bố trí, sắp xếp để có sự tương đồng về độ nặng, kích thước, màu sắc, số lượng hoặc sự chiếm chỗ trong không gian,… quy tắc cân bằng bất đối xứng mang đến cảm giác vui tươi, phóng khoáng và tạo nên sự đột biến, bức phá trong bố cục.

Cân bằng bất đối xứng

2. Quy tắc nhịp điệu

Hiểu một cách đơn giản, quy tắc nhịp điệu trong thiết kế nội thất sẽ hướng đôi mắt của người xem đi theo một dòng chảy, chuyển động xuyên suốt liên tục và có tính logic cao. Nó giống như một con đường, dẫn dắt người xem đến với các phần quan trọng của kiến trúc nội thất.

Màu sắc được lặp lại tạo nên nhịp điệu cho căn phòng

quy tắc nhịp điệu có thể tạo ra bằng 3 cách, đó là: sự lặp lại, sử dụng chuỗi và sự liên tục.

  • Nhịp điệu được tạo ra từ sự lặp lại các đối tượng: Các đối tượng sẽ được lặp đi lặp lại về màu sắc hoặc hình dáng, cấu trúc để tạo nên một vòng lặp giống như điệp khúc trong bản nhạc.
  • Nhịp điệu được tạo ra từ việc sử dụng chuỗi đối tượng: Chuỗi các đối tượng sẽ có sự thay đổi về kích thước [ví dụ: từ lớn đến nhỏ] hoặc màu sắc [ví dụ: từ đậm đến nhạt],…
  • Nhịp điệu được tạo ra từ sự liên tục: Cách thiết kế này có thể khiến người xem hướng mắt liên tục từ điểm này sang điểm khác mà không bị ngắt quãng. Nhịp điệu được tạo ra bằng cách sắp xếp, chuyển đổi đồ vật theo một đường dây ổn định, nhất quán.

3. Quy tắc nhấn mạnh

Quy tắc thiết kế nội thất này sẽ tạo ra một điểm nhấn trong không gian nội thất để gây hiệu ứng thị giác, thu hút người xem. Ví dụ, trong một căn phòng màu be, điểm nhấn có thể là chiếc lò sưởi tối màu hoặc một bức tranh nghệ thuật. Yếu tố nhấn mạnh này cần được tạo ra một cách hợp lý, ở vị trí dễ thấy, bắt mắt và thường sẽ tương phản, đối lập với không gian xung quanh để gây ấn tượng mạnh mẽ hơn. Một số loại tương phản phổ biến bạn có thể sử dụng để tạo điểm nhấn là: rộng và hẹp, hoa mỹ và xù xì, sáng và tối, cong và thẳng,…

Quy tắc nhấn mạnh tạo nên hiệu ứng thị giác, thu hút người xem

Nhấn mạnh, nhịp điệu cân bằng là 3 quy tắc thiết kế nội thất cơ bản mà bất cứ ai muốn trang trí nhà đẹp cũng cần phải nắm rõ. Bạn có thể sử dụng 3 quy tắc này riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để tạo nên một không gian kiến trúc độc đáo, hài hòa cho riêng mình. Chúc bạn thành công!

Quy luật vàng trong thiết kế đồ họa bạn phải nhớ!
Trong thiết kế đồ họa có những điều luật cơ bản chi phối diện mạo của một giao diện. Chúng có thể không tương tác qua lại trùng lặp với nhau trong 1 số trường hợp. Hãy cùng nhau phân tích 6 quy luật vàng trong thiết kế đồ họa. Để chúng ta áp dụng chúng trong những mẫu thiết kế của mình 1 cách hiệu quả.

>>> Có thể bạn quan tâm: Lệnh hiệu chỉnh Posterize, Threshold, Shadows Highlights, Desaturate, Match Color, Repalce Color, Qualize

6 quy luật vàng trong thiết kế đồ họa bao gồm:

  • Luật cân bằng.
  • Luật nhịp điệu.
  • Luật nhấn mạnh.
  • Luật đồng nhất.
  • Luật đơn giản.
  • Luật cân xứng

1. Luật cân bằng:

luật cân bằng
  • Sự cân bằng phù hợp của các yếu tố là sự cần thiết đối với 1 mẫu D
  • Luật cân bằng có 2 loại đó là cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng.

Cân bằng đối xứng

  • Biểu thị tất cả các yếu tố như chiều cao, chiều rộng ….Được sắp đặt 1 cách đối xứng trong trang.
  • Cân bằng đối xứng đề cập đến tất cả những gì được sắp xếp trong 1 bố cục.
  • Cân bằng đối xứng chia ra làm: cân bằng đảo ngược, cân bằng 2 trục, cân bằng xuyên tâm…

Cân bằng bất đối xứng:

  • Đạt được khi không có sự đối xứng.
  • Khi tất cả các yếu tố được xếp đặt không có sự đối xứng với nhau. Cân bằng bất đối xứng được thiết lập.

 Luật cân bằng được áp dụng trong rất nhiều thiết kế mà tiêu biểu là thiết kế Logo.

2.Luật nhịp điệu:

luật nhịp điệu
  • Nhịp điệu dùng để tạo nên sự dịch chuyển và điều hướng của tầm nhìn. Nó xảy ra khi các yếu tố trong 1 bố cục được lặp lại.
  • Nhịp điệu được tạo ra bằng cách tạo nên 1 dòng chảy êm đềm của tầm nhìn.
  • Nhịp điệu được dùng như 1 đường dẫn. Do đó, mắt chúng ta có thể đọc được những phần quan trọng của 1 thông tin.
  • Luật nhịp điệu còn được gọi là 1 mẫu thức của nghệ thuật.
  • Nhịp điệu rất quan trọng. Vì nó đóng 1 vai trò sống còn trong cuộc sống vật chất của chúng ta.
  • Nhịp điệu giúp chúng ta nhìn nhận ra trật tự của thế giới chung quanh.

Cách tạo nhịp điệu trong thiết kế đồ họa.

Nhịp điệu có thể tạo nên bằng 3 cách:

  • Sự lặp lại.
  • Dùng chuỗi.
  • Dùng sự liên tục.

Người nghệ sĩ, thông thường sử dụng tất cả các hình thức của nhịp điệu trong 1 bố cục. Họ phát triển thành 1 sự liên kết của nhịp điệu. Trong xây dựng, vẽ, các sản phẩm thủ công… 1 cách nhuần nhuyễn và khéo léo. Tạo nên 1 tổng thể tuyệt vời.

3. Luật nhấn mạnh:

luật nhấn mạnh
  • Những yếu tố cần phải nối bật thì sẽ cần được nhấn mạnh.
  • Sự nhấn được tạo ra bởi sự sắp đặ các yếu tố 1 cách hợp lý. Hoặc đặt chúng ở vị trí đáng được chú ý bằng cách dùng sự tương phản. Có nghĩa là làm chúng nổi bật lên bằng những nét đặc trưng như màu sắc, hình dạng, tỉ lệ.
  • Sự nhấn mạnh hoặc tương phản mang lại sự muôn màu muôn vẻ cho 1 mẫu thiết kế. Một số loại tương phản phổ biến: cong- thẳng, rộng- hẹp, hoa mỹ- xù xì …
  • Nhấn mạnh bằng tương phản xuất phát từ rất nhiều phương cách. Nhưng cách phổ biến nhất có lẽ là dùng màu sắc.
  • Sự tương phản về đường nét, hình dạng và kích thước làm nên ưu thế của 1 chi tiết so với tổng thể.

4. Luật đồng nhất:

luật đồng nhất
  • Sự đồng nhất hoặc hài hòa tạo nên sự liên kết giữa các yếu tố trong 1 diện mạo. Nó là sự cân bằng phù hợp của tất cả các yếu tố để tạo nên 1 tổng thể dễ chịu.
  • Sự đồng nhất được phản ảnh trong tổng thể hài hòa. Ám chỉ đến sự hợp nhất của tất cả các yếu tố trong 1 layout. Nơi mà mỗi phần khác nhau hỗ trợ những phần còn lại. Và tất cả sự kết hợp đó làm thành 1 khối nghệ thuật đồng nhất.
  • Nó đạt được bằng cách sử dụng sự liên tục và sự hài hòa trong thiết kế.

5. Luật đơn giản:

quy luật đơn giản
  • Sự đơn giản trong Design dẫn đến sự nhận thức chủ đề 1 cách dễ dàng hơn.
  • Sự đơn giản là thực sự cần thiết, đặc biệt trong layout, để tạo nên sự rõ ràng, sáng sủa.

6. Luật cân xứng:

Luật cân xứng
  • Luật cân xứng là mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước. Nó giúp cho chúng ta đạt được sự cân bằng, đồng nhất cho 1 layout.
  • Để có được 1 sự cân xứng tốt thì các yếu tố phải được chiều chỉnh. Sự điều chỉnh kích thước của các yếu tố với 1 sự cân xứng hoàn hảo. Sẽ tạo nên 1 mẫu design tốt. Đó chính là sự liên quan giữa kích thước các yếu tố với nhau. Và với sự cân xứng tổng thể.
  • Sự cân xứng bao gồm những mối liên quan đó là liên quan về chiều cao, chiều rộng, chiều sâu và không gian chung quanh.

Yếu tố tỷ lệ trong thiết kế đồ họa.

  • Khoảng không gian mở xung quanh 1 chủ đề tạo nên 1 yếu tố gọi là tỷ lệ.
  • Chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ liên quan mật thiết đến cuộc sống hằng ngày.
Ví dụ:
  • Bạn đi vào siêu thị để mua 1 cái đèn ngủ trang trí cho căn phòng. Bạn tìm được 1 cái phù hợp trong con mắt mình lúc đó. Nhưng khi về nhà thì mới nhận thấy rằng nó quá to so với căn phòng.
  • Không có sự thay đổi gì từ cái đèn. Nhưng đối với không gian chung quanh đã có sự thay đổi về tỉ lệ.
Tỷ lệ trong thiết kế:
  • Đối với thiết kế cũng vậy. Bạn cứ ngỡ rằng nó rất phù hợp trên màn hình vi tính. Nhưng khi in ra thì đó là cả 1 khoảng cách không thể không xem xét.
  • Đó là lý do vì sao người ta phải in những maquette đen trắng để tìm ra 1 layout phù hợp nhất. Ở những công ty nước ngoài người ta in đến hàng chục maquette như vậy.
  • Do đó có thể nói rằng tỉ lệ là 1 yếu tố quan trọng nhất trong Design. Mặc dù nó chỉ được xếp ở vị trí thứ 6 trong những yếu tố của design. 5 yếu tố kia là đường nét, phương hướng, hình dạng, màu sắc, chất liệu và độ sáng tối.

>>> Các bài viết chuyên mục Photoshop.

Trên đây là 6 quy luật vàng trong thiết kế đồ họa. Cùng với sự sáng tạo của mình kết hợp với những quy luật nói trên. Chắc chắn các bạn sẽ tìm ra được phương án thiết kế hợp lý nhất. Chúc bạn thành công!
Tìm hiểu thêm những điều thú vị trong thiết kế đồ họa tại PA Marketing.

Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề