Cách làm bánh trung thu Hà Nội

07:38' - 06/09/2021

BNEWS BNEWS/TTXVN xin giới thiệu cách làm nhanh nhất bánh nướng nhân cốm dừa thơm ngon khó cưỡng cho mâm cỗ cúng rằm Trung thu.

Bánh nướng có nhiều loại nhân khác nhau. Hôm nay BNEWS/TTXVN xin giới thiệu cách làm bánh nướng với sự kết hợp hài hòa của cốm tươi và dừa tươi cho mâm cỗ cúng rằm Trung thu thêm đủ đầy. 
*Nguyên liệu:
Cho phần vỏ bánh-210 gram nước đường cho bánh nướng [nên mua sẵn ngoài hàng bánh hoặc tự nấu trước 1 tháng thì bánh sẽ ngon hơn và màu đẹp hơn] -300 gram bột mì Hoa Ngọc Lan- 2 lòng đỏ trứng gà công nghiệp, 5 gram mật ong, 15 gram bơ lạc [bơ đậu phộng], 50 gram dầu ăn-2 thìa bột trà xanh

Cho phần nhân bánh

Cốm tươi 400 gram, dừa nạo 400 gram, bơ lạt 40 gram, lòng đỏ trứng 1 cái, sữa đặc 80 gram

Cho phần quét vỏ bánh

-1 lòng đỏ trứng gà công nghiệp-1 thìa nước đường bánh nướng-1 thìa sữa tươi-1 thìa dầu ănHoà đều các thành phần này thành hỗn hợp quết vỏ bánh

*Cách làm

Cách làm nhân cốm dừaLàm nóng chảo, cho dừa nạo, 1 lon sữa đặc, 80 gram đường cát trắng, 40gram bơ lạt, dầu ăn đảo đều cho hỗn hợp hòa quyện với nhau. Sên lửa vừa khoảng 15 phút, sau đó cho cốm vào trộn cùng thêm 2 phút là được. Sau khi sên nhân xong, chia nhân thành 12 phần bằng nhau.

Cách làm vỏ bánh 

Lấy 210 gram nước đường cho bánh nướng vào bát trộn, cho tiếp 2 lòng đỏ trứng gà, 5 gram mật ong, 15 gram bơ lạc, 50 gram dầu ăn vào khuấy tan rồi ủ trong 2 h. Sau khi ủ xong hỗn hợp này, đổ trà xanh vào khuấy đều, cho tiếp từng thìa bột mì vào hỗn hợp khuấy tiếp cho đến hết 300 gram bột thì thu được 1 hỗn hợp bột dẻo. Sau đó để bột nghỉ. Chú ý không nhồi bột. Sau khi ủ xong, lấy bột ra nhồi lại rồi chia bột thành từng viên với khối lượng bằng 1/3-1/2 nhân bánh [tuỳ sở thích mỗi nhà thích ăn vỏ bánh dầy hay mỏng]

Cách đóng khuôn

Lấy từng viên bột, đặt xuống mặt bàn có rắc chút bột khô chống dính, cán mỏng vừa đủ để bọc kín được từng viên nhân. Sau đó vo tay thật chắc để bột ôm chặt lấy nhân, không để có khoảng rỗng bên trong nhằm tránh tình trạng bánh bị nổ, bị nứt khi nướng.Phết 1 lớp dầu ăn mỏng lên khuôn bánh, sau đó cho khối bánh vừa nặn vào, nén chặt. Sau đó cho bánh ra khay có lót giấy nến. 

Cách nướng bánh

Trước khi nướng bánh thì lấy cho hỗn hợp quết vỏ bánh, quết lên phía ngoài của từng chiếc bánh. Bật lò nướng ở chế độ 2 mặt lửa ở nhiệt độ 170 độ C trước 10 phút cho lò nóng.Sau đó cho khay bánh vào nướng trong 10 phút ở nấc cuối [với lò có 3 rãnh nướng, hoặc dưới nấc giữa lò nếu với lò có 5 rãnh nướng]. Lấy bánh ra quết tiếp hỗn hợp quết vỏ bánh, sau đó lại cho vào nướng tiếp 10 phút. Lại lấy bánh ra và quết tiếp rồi nướng ở nhiệt độ 160 độ C trong 10 phút.  Khi thấy bánh vàng và thơm là đã chín./.

BNEWS BNEWS xin hướng dẫn cách làm bánh dẻo nhân cốm thơm ngon chuẩn vị Hà Nội để thêm hương vị quyến rũ cho mâm cỗ cúng rằm Trung thu.

Cốm là một đặc sản riêng có của Hà Nội. Cốm là món quà của lúa non được kết tinh hương vị đất trời và sương sớm. Mỗi một hạt cốm dẻo lại mang trong mình hưỡng sữa non thanh mát và thơm đến độ chỉ đi qua một gánh cốm rong là đã thấy đưa về thứ mùi nhẹ nhàng, đặc trưng thanh tao đó rồi.

Vì vậy, dùng cốm non để làm nhân bánh dẻo được nhiều nghệ nhân lựa chọn cho món bánh dẻo thêm đủ đầy ý nghĩa. BNEWS xin hướng dẫn cách làm bánh dẻo nhân cốm thơm ngon chuẩn vị Hà Nội.
*Nguyên liệu:Cốm tươi 50 gram Dừa nạo 12 gramNước dừa tươi 25 ml Đường 12 gram Nước đường bánh dẻo 130 gram Dầu ăn 4 gram Bột nếp 65 gramShortening Nước hoa bưởi 

*Cách làm bánh dẻo nhân cốm


Cách sên nhân cốm dừaBắc chảo chống dính lên bếp, cho 50 gram cốm tươi, 12 gram dừa nạo, 25ml nước dừa tươi vào đảo đều.Tiếp tục cho 12 gram đường vào sên chung với cốm. Sên nhân trên bếp với lửa vừa cho đến khi nhân sệt lại, vo cục và không dính chảo là được. Chia nhân thành các viên nặng khoảng 50gram/viên.

Cách trộn bột bánh dẻo


Không chỉ đơn giản là đường và nước, nước đường của bánh Trung Thu còn phải có nước cốt chanh hoặc thơm và được nấu trong nhiều giờ liền để có màu sắc đẹp mắt. Ngoài ra, nước đường còn phải có độ sánh và loãng vừa, nếu quá đặc sẽ khiến bánh khô còn nếu quá lỏng, bánh sẽ bị nhão không còn ngon nữa.

Thông thường, nước đường sẽ là sự kết hợp giữa đường trắng và đường nâu sẽ giúp bánh có màu đẹp và chuẩn. Dù là bánh nướng, bánh dẻo hay các loại bánh Trung Thu khác thì khâu chuẩn bị nước đường đều quan trọng như nhau để chiếc bánh thành phẩm được ngon và đẹp như mong muốn bạn nhé!

Xem chi tiết:

2Chọn đúng loại bột để làm vỏ bánh mềm xốp, không bị khô

Trên thị trường có nhiều loại bột được dùng để làm bánh Trung Thu, tuy nhiên, mỗi loại bột sẽ cho ra thành phẩm khác nhau. Bột bánh mì sẽ giúp bánh cứng, chắc nhưng lại khô. Trong khi đó, bột bánh ngọt và bột mì đa dụng lại giúp bánh được mềm dẻo hơn.

Ngoài cách sử dụng từ loại bột riêng lẻ, bạn cũng có thể trộn bột mì đa dụng cùng bột bánh mì để làm bánh. Để dễ dàng hơn, bột bánh Trung Thu pha sẵn theo tỉ lệ cũng thường được các bà nội trợ lựa chọn.

Để vỏ bánh được mềm và có độ ẩm hoàn hảo, bạn trộn bột bánh với hỗn hợp lòng đỏ trứng gà, nước đường bánh nướng, dầu ăn và chút bơ đậu phộng và ủ bánh trong 30 phút.

3Sên nhân bánh Trung Thu đúng cách

Đối với nhân ngọt

Khi bạn tiến hành sên nhân đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, hạt sen,... hãy chắc chắn rằng các loại đậu, hạt đã được luộc hoặc hấp chín nhừ. Trước khi luộc đậu, bạn có thể ngâm đậu trong nước sôi với 500gr đường từ 2 - 3 tiếng để đậu có vị ngọt.

Để đậu mềm nhuyễn, bạn nên xay đậu với thật nhiều nước. Sau đó, bạn xay nhuyễn đậu trong máy hoặc cà đậu thật mạnh và đều tay để đậu được mịn nhất có thể.

Bạn nên sên nhân trên lửa vừa để nhân không bị tách nước và không bị khô. Nhân càng ráo, càng dẻo mịn thì thời gian bảo quản sẽ được lâu hơn. Ngoài ra, sên nhân cùng một ít dầu dừa sẽ giúp nhân thơm ngon hơn nữa đó!

Nhân ngon nhất khi dẻo, thơm, mịn, khi cầm không bị dính tay và không bị chảy.

Đối với nhân thập cẩm

Bạn nên ngâm mỡ với đường theo tỉ lệ 2 mỡ : 1 đường trong 6 tiếng để mỡ được trong và giòn. Nếu có thời gian, bạn nên ngâm mỡ trước 1 ngày để mỡ đạt được chất lượng tốt nhất.

Ngoài ra, luộc hạt sen với nước đường sẽ giúp hạt sen ngọt, mềm và ngon hơn.

Khi các nguyên liệu ráo nước và khô hoàn toàn, bạn cắt các nguyên liệu thật nhuyễn và tuyệt đối không xay. Để tạo độ ngọt và đậm đà cho nhân, bạn nên dùng nước đường hoặc nước tương, dầu hào thay vì đường hay muối.

Bạn nhào nguyên liệu thật đều tay, khi nào thấy nhân có độ nặng và vo tròn thì nhân dính chắc lại là được.

4Nặn bánh và ấn vào khuôn

Bạn ấn dẹt bột, cho nhân vào trong và miết thật sát và chặt tay tránh làm không khí lọt vào làm vỏ và nhân bị tách. Độ dày bánh chuẩn nhất là 0.3mm - 0.5mm, nếu vỏ quá dày sẽ gây ngán còn khi vỏ quá mỏng sẽ làm bánh bị nứt, lộ nhân ra ngoài.

Để bánh không bị khô, nứt và mất hoạ tiết, bạn cho bánh vào khuôn và ấn thật chặt ngay sau khi bọc nhân.

5Thời gian, nhiệt độ và cách nướng bánh chuẩn

Trước khi nướng bánh, bạn nên làm nóng lò ở nhiệt độ từ 165 - 175 độ C trong 15 phút.

Đối với hỗn hợp phết mặt bánh, bạn pha lòng đỏ trứng gà, dầu ăn và 1 ít nước. Nước đường cũng có thể được thêm vào để tạo độ ngọt và màu sắc đẹp hơn cho bánh. Bạn lưu ý phết trứng 2 - 3 lần và canh nhiệt độ để bánh được vàng nhưng không bị nứt vỏ.

Khi phết trứng, bạn chỉ phết thật nhẹ nhàng và phết lớp mỏng để bánh không bị nứt. Sau mỗi lần nướng, bạn cho bánh ra ngoài, xịt nước thật mỏng vừa đủ để làm ẩm mặt bánh, để nguội rồi mới tiến hành phết trứng.

Thời gian thích hợp và chuẩn xác để nướng bánh Trung Thu:

  • Lần 1: Nướng 180 - 190 độ C từ 5 - 8 phút tùy theo kích thước bánh.
  • Lần 2: Nướng 190 - 200 độ C từ 5 - 7 phút.
  • Lần 3: Nướng bánh ở khoảng 160 - 180 độ C đến khi bánh chín.

Xem thêm:

Hy vọng, tổng hợp các bí quyết làm bánh Trung Thu bất bại mà Điện máy XANH chia sẻ sẽ giúp bạn dễ dàng làm bánh Trung Thu tại nhà và cho ra lò những thành phẩm thật ưng ý nhé!

Biên tập bởi Võ Văn Sĩ • 25/08/2021

 - Một mùa trung thu nữa lại đến và những chiếc bánh nướng, bánh dẻo mang hương vị ngọt ngào là thức quà không thể thiếu trên bàn trà của mỗi gia đình vào dịp này.

Gà rang húng quế thơm nức gây mê cả nhà

'Đừng nhầm lễ Vu Lan với ngày Xá tội vong nhân'

Trong cuộc sống hiện đại, bánh trung thu được các thợ bánh nghiên cứu, làm ra nhiều hương vị mới, lạ, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người dân.

Tuy nhiên, chiếc bánh nướng cổ truyền vẫn là hương vị được ưa chuộng nhất. Hương vị đó không chỉ khơi gợi hồi ức của mỗi người về miền kí ức xa xăm mà còn giữ vị trí rất đặc biệt trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Bánh trung thu hương vị truyền thống vẫn là hương vị được mọi người ưa chuông.
Ảnh: Chi Chi

Những chiếc bánh nướng cổ truyền được làm ra không hề khó nhưng đòi hỏi người làm bánh phải luôn kiên trì từ khâu trộn bột làm nhân cho đến cách nướng làm bánh trung thu.

Chiếc bánh đạt yêu cầu phải có lớp vỏ thơm mềm nhưng vẫn còn độ hơi keo keo dinh dính, có mùi thơm của nước đường và chanh.

Nhân bánh cũng phải hòa quyện vào nhau một cách tinh tế. Tuy nhiên, khi bạn đưa lên miệng cắn một miếng nhỏ cũng thấy phảng phất vị của mứt cam, hạt bí, hạt hướng dương, mỡ phần, lạp xường, lá chanh.

Ngày nay, người ta ít làm bánh kiểu truyền thống, một phần cũng bởi các công đoạn quá cầu kỳ, có tới mấy chục nguyên liệu. Có thành phần phải chuẩn bị trước cả tuần hay phải ngâm tẩm cẩn thận từng chút một bởi chỉ một vị không đạt có thể làm hỏng cả mẻ bánh.

Nhưng dẫu sao hương vị đó luôn khơi gợi trong cảm xúc mỗi người về một miền ký ức xa xăm thủa nào. Hãy bắt tay tự làm bánh nướng hương vị truyền thống do thành viên Viện hàn lâm ẩm thực Pháp - đầu bếp Thanh Vân hướng dẫn.

Bước 1: Làm nước đường

Nguyên liệu: Đường hoa mai 1 kg, nước 600ml, chanh 1,5 quả, mạch nha 30g.

Ta cho đường, nước cùng nước cốt chanh [1 quả] quấy đều, thả ½ vỏ quả chanh vào quấy cùng. Khi sôi, ta vặn nhỏ lửa xuống đồng thời dùng thìa vớt hết bọt ra ngoài.

Tiếp đó ta cho mạch nha vào đun thêm 30 - 40 phút, không quấy, vặn lửa nhỏ nhất có thể đến khi màu nước đường chuyển sang màu cánh gián, dẻo dính như mật ong. Ta đậy kín, để nước đường từ 4 ngày đến 1 tuần.

Bước 2: Làm vỏ bánh nướng

Nguyên liệu: Nước đường đã nấu 1 tuần [200g], lòng đỏ trứng gà [1 quả], bột nở baking [5g], Bột mì [300g], dầu ăn [50g].

Ta cho nước đường, dầu ăn, lòng đỏ trứng gà vào khuấy đều cho đến khi được 1 hỗ hợp sền sệt. Lúc này, ta cho bột mì, bột nở baking trộn với nhau rồi chia bột làm 3 phần bằng nhau.

Ta cho từng phần bột vào hỗn hợp nước đường vừa trộn vào nhào, nhào bột đều tay cho đến khi bột thật mịn, để nghỉ khoảng 15 phút - 30 phút.

Bước 3: Làm mỡ ướp đường

Nguyên liệu: Chọn mỡ phần dày, trắng hồng, đều và chắc.

Rửa sạch, luộc sơ, thái hạt lựu. Trộn mỡ theo tỷ lệ 100g mỡ với 70g đường bột và 1 thìa rượu trắng. Để khoảng 1 tuần, mỗi ngày đảo đều 1 lần.

Bước 4: Trộn nhân bánh nướng

Nguyên liệu: 200g mứt bí, 100g mứt sen, 100g lạp xường, 200g mỡ ướp đường, 100g vừng rang, 50g lạc rang, 50g hạt điều rang, 30g hướng dương rang, 30g hạt bí rang, 100g jambon xào đường, 30g mứt quất, 30g mứt vỏ cam, 2 quả chanh [bào lấy vỏ], 20g lá chanh thái chỉ.

Trộn nhân bánh nướng. Ảnh: Chi Chi

Nước trộn nhân: 65g đường bột, 65g nước lọc, 1 thìa cà phê dầu vừng, 1 thìa canh rượu lúa mới, 1 thìa cnah rượu Cognac [có thể thay thế bằng rượu khác].

Cho lần lượt các nguyên liệu đã thái hạt lựu vào tô, trộn đều tay, cho 1 ít bột dẻo vào trộn đều. Sau đó cho nước trộn nhân vào trộn tiếp cho đến khi các nguyên liệu quyện dính vào nhau.

Bước 5: Cân các nguyên liệu bánh

Tùy thuộc vào khuôn bánh [100g, 125g,150g, 200g]. Ta tuân thủ nguyên tắc: vỏ bánh bằng 1/3 trọng lượng bánh, nhân bánh bằng 2/3 trọng lượng bánh.

Sau khi cân xong, ta vo tròn từng phần nhân đã trộn ra đĩa. Tiếp đến, ta lấy bột bánh ra nhào. Để bột không dính vào khay, ta có thể dùng bột áo xoa nhẹ lên khay nhào. Lăn tròn bột trên khay rồi cân từng phần bột theo tỷ lệ trên.

Bước 6: Nặn bánh

Ta vo tròn nhân bánh, nhúng vào bột áo rồi ấn dẹt xuống, sau đó cho nhân bánh lên và khéo léo nặn cho đến khi lớp vỏ bánh bao trùm lên toàn bộ nhân thật khít.

Bước 7: Làm khuôn bánh

Ta lấy khuôn, vẩy ít bột áo vào khuôn cho khỏi dính. Cho bánh vừa nặn vào khuôn, phần vỏ dày lên trên, vỏ mỏng xuống dưới, sau đó ấn chặt, giữ khoảng 30 giây rồi thả tay ra, ấn cần gạt xuống.

Bước 8: Phết trừng lên mặt

Lấy 2 lòng đỏ trứng gà, 1 lòng trắng trứng, ½ thìa cà phê dầu vừng, 1 thìa cà phê dầu ăn, muối. Đánh đều hỗn hợp lên rồi dùng chiếc chổi quét nhẹ một lớp hỗn hợp lên bề mặt hoa văn của bánh. Phết sao cho đều tay, mỏng.

Bước 9: Nướng bánh và thưởng thức

Nướng bánh ở nhiệt độ phù hợp cho đến khi chín. Để bánh từ 1 – 2 ngày cho lớp nhân quyện dính vào nhau, lớp nhân mềm là có thể thưởng thức cùng trà.

Ngoài ra, dịp trung thu năm nay ở khách sạn đầu bếp Thanh Vân làm cũng đưa ra một số loại bánh trung thu có hương vị rất đặc trưng như nhân trứng mặn đậu xanh hay nhân hạt sen và sáng tạo các loại nhân mới như bánh nhân caramel với quả vả, bánh nhân hạt phỉ, sô cô la và cam và đặc biệt là bánh nhân sầu riêng.

Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, làm cơm cúng Rằm tháng bảy để tỏ lòng thành tuy nhiên phải phù hợp hoàn cảnh kinh tế, tránh lãng phí.

Khi trời sắp vào thu, không còn cái oi ả nóng nực của ngày hè, tiết trời cũng dịu mát hơn. Và người ta còn nhớ về mùa thu Hà Nội qua những thức quà giản dị nhưng chỉ nơi này mới có.

Vỹ Cầm

Video liên quan

Chủ Đề