Cách hấp sò mồng

Đầm Cù Mông [Phú Yên] nổi tiếng với cụm thắng cảnh vũng, vịnh, dừa xanh tuyệt đẹp uốn lượn quanh năm soi bóng những làng chài bình yên. Đầm có nhiều loại hải sản ngon rẻ nổi tiếng cả nước như: tôm, cua, ghẹ, cá mú, các loại ốc, sò.

Trong nhiều món ngon có món sò mồng, một loại sò mang tên ngộ nghĩnh, hài hước nhưng ăn rất ngon, được nhiều người nhớ đến.

Sò mồng đầm Cù Mông có dạng như sò huyết, chỉ khác vỏ nhẵn, mỏng có màu nâu hồng, trung bình mỗi con to bằng khu chén. Sò mồng được ngư dân khai thác bằng cách lặn bắt dưới mặt đầm. Sau khi bắt được, con sò được ngâm trong nước mặn vài giờ để cho các chất nhầy, rong bùn nhả ra hết rồi có thể chế biến thành món. Nào là sò mồng nướng, nào phi hành, hấp sả, món nào cũng rất ngon.


Ngon ngọt món sò mồng hấp sả Ảnh: Tấn Trực

Nếu ăn sò mồng nướng, sò mồng phi hành, thường bên chỗ ngồi phải có lò than. Với món nướng, người ăn ngồi xung quanh, gắp từng con sò bỏ lên lò than, bắt lửa, con sò co lại rồi tự động há nắp để lộ phần thịt mà nếu chưa ăn liền, cảm giác dịch vị dạ dày sẽ nôn nao. Nếu ăn sò phi hành, cũng làm đủ công đoạn như sò nướng nhưng đến lúc con sò vừa há nắp thì ta dùng dầu với hành đã phi sẵn với ít đậu phộng rang giã nhỏ chế lên trên phần thịt của con sò, đợi lửa nóng thêm một chút thì ăn được.

Riêng cách sò hấp sả là gọn và nhanh nhất. Kiểu này có thể ăn được số nhiều. Hấp sả bằng cách bỏ sò vào nồi với ít gia vị và sả giã dập, không chế nước, đậy nắp rồi bắc lên bếp cho nồi sò sôi độ 5 phút là tất cả các con sò đều chín, ra nước thấm đều. Có thể cho sò ra tô ăn dần, cũng có thể để nguyên trong nồi ăn nóng.

Dù chế biến cách nào, đặc điểm của con sò mồng là thịt nhiều, có màu trắng hồng, dai chắc, vị thơm ngon ngọt. Hình dạng phần thịt sò vo tròn, không có chứa chất bẩn như các loại ốc, vẹm, điệp mà chỉ có thịt và thịt. Ăn sò mồng kèm với các loại rau thơm, rau răm, xoài băm nhỏ, bánh tráng.

Nếu ăn món sò hấp, ta cũng không nên bỏ qua phần nước sò trong veo nguyên chất, dùng muỗng húp nước này ngon không thể tả, cũng có thể lấy phần nước đem nấu tô cháo ăn mới thấy chất ngon béo ngọt mặn mà của nước cốt sò.

Theo VNE

Mùa ốc ruốc quê tôi

Ốc ruốc - một loại ốc biển rất nhỏ, nhiều màu sắc, thường xuất hiện trên vùng biển miền Trung từ tháng 3-7 dương lịch hằng năm.


Ảnh: Nguyễn Hữu

Vào mùa này, ốc tụ lại từng đám, có lúc nổi dật dờ theo con sóng biển ven bờ, có lúc nằm dày đặc ngay bờ biển. Người dân miền Trung chịu khó cầm vợt, mang rổ nhựa ra biển vớt, cào vài phút là có ngay vài ký mang về. Ốc ruốc là món ăn dân dã được trẻ nhỏ và các cô, các bà ưa thích do giá rẻ, dù để ăn được chúng phải mất nhiều thời gian.

Ở làng Thanh Quýt [Điện Bàn, Quảng Nam] vài chục năm về trước, cây thuốc lá được trồng rất nhiều. Nhà nhà trồng cây thuốc lá và nhiều gia đình cũng nhờ cây này mà trang trải cho con ăn học đến nơi đến chốn. Khi cây thuốc lá bắt đầu có thể thu hoạch, thì các gia đình tính toán, chia nhau góp công, làm sao khi thu hoạch không để xảy ra chuyện những nhà cùng xóm với nhau cùng đưa thuốc lá về một lần. Bởi, nếu đưa về cùng lúc thì không có ai phụ xâu lá để treo, phơi. Trai tráng, mạnh khỏe đi bẻ lá. Còn người già, phụ nữ, trẻ em ở nhà xâu lá. Cứ vậy, xâu hết nhà này, lại chờ đến nhà khác mang thuốc lá về để xâu tiếp. Mùa thu hoạch thuốc lá là y rằng trùng với mùa ốc ruốc nên các bà, các cô rất mê món ốc này, ngay cả tụi trẻ nhỏ chúng tôi cũng vậy. Rằng món này rẻ lại góp phần giết thời gian rất hữu hiệu, chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng ăn riết cũng đâm ghiền, đâm nhớ...

Những con ốc bé xíu, sau khi trụng nước sôi cho chín ruột bên trong, được trộn thêm gia vị gồm mắm, muối, dầu, ớt bột... thành một món vừa bắt mắt vừa lôi cuốn. Nhiều người, ban đầu thấy con ốc nhỏ quá, thầm nghĩ ngồi tỉ mẩn cả ngày chắc cũng không cho vào bụng là bao. Thế nhưng, đã lỡ cầm trên tay cái gai cây bưởi, gai cây bòng, cây chanh là y rằng sà vào, không muốn dứt ra. Sức hút của món này rất lạ, bây giờ nghĩ lại chắc cũng do một phần nhờ cái mùi hương thơm dịu từ những cái gai chanh, gai bưởi hòa cùng với mùi vị đặc trưng của ốc biển nên mới làm cho món ăn dân dã này tồn tại trong lòng người dân quê cho đến bây giờ.

Theo VNE

Món ngon thanh trà Thủy Biều Thủy Biều là một miền quê sống chủ yếu nhờ thu nhập vườn. Đất có duyên nợ với quả thanh trà, loại quả thuộc họ bưởi nhưng bé hơn, da xanh, vỏ mỏng, múi dày, mọng nước, ăn có vị ngọt mát và hơi the cay như vị của vỏ cam, quýt, mà mỗi mùa thu đến đều cho quả trĩu cành. Vào...

Video liên quan

Chủ Đề