Cách giải quyết vấn de khi be tắc

Ai trong số chúng ta cũng sẽ phải trải qua một thời điểm khủng hoảng, bế tắc trong suốt cuộc đời. Căng thẳng và bế tắc tâm lý đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Khi thường xuyên phải đối mặt với những áp lực thì căng thẳng có thể xảy ra bất kì lúc nào. Nhưng nguyên nhân nào khiến chúng ta mắc vào sự bế tắc này? Không đâu xa chính là những gì đang hiện hữu hàng ngày. Vậy thế nào để không dẫn đến bế tắc trong cuộc sống? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

1. Bế tắc là gì?

– Bế tắc là một trạng thái tâm lý của con người trong cuộc sống. Khi con người không tìm ra được một giải pháp giúp bản thân thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn hiện tại. Hoặc họ buộc phải làm điều mà họ không hề mong muốn mà chưa có cách để thoái thác.

– Một khóa xảy ra khi nhiều quy trình cố gắng truy cập vào các tài nguyên tương tự cùng một lúc.

– Một quá trình mất đi và phải chờ cho quá trình khác kết thúc.

– Một sự bế tắc xảy ra khi quá trình chờ đợi vẫn đang giữ một tài nguyên khác mà nhu cầu đầu tiên trước khi nó có thể kết thúc.

Bế tắc là gì? Nó là một trạng thái tâm lý của con người trong cuộc sống

2. Nguyên nhân khiến cuộc sống bế tắc là gì?

2.1. Những lý do khiến bạn gặp phải tình trạng này:

  • Thiếu động lực và đam mê làm việc: Thiếu động lực và đam mê khiến cho bạn không muốn lỗ lực vì mục tiêu công việc.
  • Làm việc cường độ cao liên tục: Làm việc liên tục với cùng độ cao khiến cho bạn cảm thấy stress, đầu óc rơi vào tình trạng mệt mỏi, dẫn tới công việc vị trì trệ tiến độ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bế tắc trong công việc
  • Gặp phải rắc rối từ với các mối quan hệ xung quanh: Chúng ta chỉ thoải mái khi có sự kết nối. Những mâu thuẫn trong những mối quan hệ này khiến bạn không tìm được niềm vui khi làm việc, sự căng thẳng, bức bối lâu ngày khiến bạn đi vào bế tắc.

2.2. Những dấu hiệu cho thấy bạn đã gặp phải tình trạng này: 

  • Không còn điều gì gây ngạc nhiên, hứng thú: là dấu hiệu của một cuộc sống đang tụt dốc.
  • Không quan tâm bản thân hoặc nhà cửa: Sự thờ ơ với cơ thể và môi trường xung quanh. Cho thấy mọi thứ không diễn ra suôn sẻ trong cuộc sống.
  •  Từ chối giao tiếp: hoàn toàn không muốn gặp hoặc giao tiếp với bất cứ ai. Thậm chí né tránh bạn bè, người thân và đặt chế độ “ẩn danh” trên các mạng xã hội. Mọi chuyện có thể đã đi quá xa.
  • Dễ dàng tức giận và nổi cáu:  Luôn tìm kiếm thứ để trút giận, nhìn đời bằng đôi mắt tiêu cực. Thể hiện bạn chỉ đang muốn quên đi những vấn đề thực sự khiến bản thân phiền não.
  • Có những thói quen xấu: tìm đến những thói quen xấu như rượu, thuốc lá, đồ ăn. Hay thức đêm như một giải pháp hữu ích. Để quên đi mọi vấn đề khiến bản thân lo sợ.
  •  Trở thành tù nhân của điện thoại: Liên tục “dán mắt” trên điện thoại. Dẫn đến sự mặc cảm, suy nhược thần kinh và cảm giác cô đơn.
Nguyên nhân khiến cuộc sống bế tắc

3. Khi cuộc sống bế tắc cần làm gì?

  • Hãy học cách bình tĩnh: Mọi việc đều có cách giải quyết. Vấn đề là bạn phải sáng suốt, phải thật bình tĩnh để suy xét, nhìn nhận lại vấn đề, nguyên nhân xuất phát từ đâu.
  • Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và nghĩ tới những điều tốt đẹp: Những suy nghĩ tiêu cực chỉ làm vấn đề của bạn trở nên trầm trọng mà thôi.
  • Hãy thử một việc gì mới mẻ hay làm việc gì bạn thích: Cảm xúc hiện tại của bạn đang khá tồi tệ. Nhưng việc mới mẻ, những thứ yêu thích sẽ giúp bạn lấy lại được sự hào hứng.
  • Suy nghĩ về tương lai: Khi bế tắc, chán nản bạn thường có xu hướng nghĩ về quá khứ và những câu chuyện đau buồn nhiều hơn. Nhưng hãy suy nghĩ về tương lai. Lập ra mục tiêu và thực hiện.
  • Học cách mỉm cười mỗi ngày: Những lúc bế tắc chỉ cần bạn mỉm cười, vững tin vượt qua. Bế tắc sẽ không là vấn đề quá quan trọng nữa.
Những điều cần làm khi cuộc sống bế tắc
  • Ăn đủ và ngủ tốt: Hãy chăm sóc bản thân mình bằng việc ăn uống và ngủ nghỉ thích hợp. Nó là điều rất quan trọng để duy trì cuộc sống tốt.
  • Thay đổi quan điểm sống: Luôn duy trì, xây dựng mối quan hệ tốt với gia đình và những người xung quanh. Biết cách chia sẻ, học cách mở lòng với mọi người.
  • Tập thể dục, thể thao: Chọn một bộ mộn thể thao mà bạn thích để duy trì nó. Bạn có thể chọn yoga và thiền định để tập hít thở, hấp thụ và tái tạo những năng lượng mới mẻ.
  • Tự tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân: Bạn có thể có nhiều thời gian rảnh. Hãy tận dụng để tập trung vào sự nghiệp, đam mê hay dành thời gian cho các sở của bạn.
  • Suy nghĩ, nói và hành động tích cực: Luôn suy nghĩ, nói và hành động tích cực là điều rất cần thiết. Giữ cho bản thân bạn luôn tích cực và truyền cảm hứng cho mọi người. Cố gắng tránh xa những người hay chỉ trích và khiến bạn có cảm thấy mình bị thấp kém. Vì họ chỉ gây áp lực cho bạn.

KẾT LUẬN

Nếu bạn đang ở trong hoàn cảnh khó khăn. Thì hãy nhớ rằng bạn không hề đơn độc. Bạn có thể cảm thấy tuyệt vọng ở một phút giây nào đó. Vì một lý do nào đó như thất bại trong công việc. Gặp rắc rối và có vấn đề với những thứ xung quanh. Nhưng niềm hi vọng luôn tồn tại ở quanh ta. Nó dành cho tất cả mọi người kể cả bạn. Mong rằng những thông tin ở bài viết trên sẽ giúp bạn duy trì một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc mà bạn mong muốn nhé!

>> XEM THÊM: Lạc quan là gì? Học 8 điều sau để giúp bạn lạc quan hơn

>> XEM THÊM: Lòng trắc ẩn là gì? Lòng trắc ẩn và sự thương hại có giống nhau không?

Trong cuộc sống hàng ngày cũng như công việc, có rất nhiều sự việc phức tạp buộc chúng ta phải có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt. Dù giải quyết theo hướng nào nhưng những kỹ năng cần thiết dưới đây đều giúp chắc rằng bạn đang đi đứng hướng. Dưới đây là một số lời khuyên Careerlink.vn dành cho bạn:

Hiểu rõ nguồn gốc vấn đề

Sự việc bất kỳ dù lớn hay nhỏ nhưng để tìm được phương pháp giải quyết vấn đề khoa học thì việc trước tin bạn phải hiểu rõ được nguồn gốc của việc đó. Ví dụ khi bạn thực hiện một dự án, đi đến giữa chẳng đường bị rơi vào bế tắc không như kế hoạch ban đầu, khiến cho tiến trình công việc bị chậm. Lúc này thay vì cố tìm cách để tiếp tục thúc đẩy tiến trình, bạn hãy bình tĩnh nhìn lại toàn bộ kế hoạch xem mình đã mắc lỗi ở đâu, nguyên nhân nào khiến cho dự án bị đình trệ như vậy, khi đã tìm ra được nguồn gốc nguyên nhân vấn đề bạn sẽ có giải pháp tốt để xử lý vấn đề đó mà không làm ảnh hưởng đến kết quả công việc.

Phân tích vấn đề

Sau khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân vấn đề, việc tiếp theo bạn hãy bắt tay vào phân tích vấn đề đó. Phân tích vấn đề giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề, biết được vấn đề đó sai ở đâu, sai như thế nào, có nghiêm trọng hay không và đưa ra các lựa chọn hợp lý nhất để xử lý vấn đề một cách tốt nhất.

Đơn giản hoá mọi việc

Bạn đã phân tích xong, biết được sự việc đó mắc lỗi ở đâu, cần giải quyết vấn đề như thế nào, tiếp theo bạn hãy đơn giản hóa vấn đề đó. Hãy giả sử rằng đó là vấn đề không hề phức tạp và mình sẽ tìm ra được giải pháp khoa học nhất để xử lý nó. Không nên làm quan trọng hóa vấn đề, bởi như vậy vô tình bạn đẩy mình vào tình huống khó, luôn căng thẳng vì cho rằng vấn đề của mình quá lớn, không dễ  dàng tìm được cách giải quyết.

Lật ngược vấn đề

Có thể trước đó bạn đã gặp nhiều vấn đề khác nhau và đều được xử lý nhanh gọn bằng một giải pháp chung, nhưng đến vấn đề này bạn đã áp dụng giải pháp cũ nhưng không hiệu quả. Đừng lo lắng, bạn hãy tìm ra giải pháp mới, bỏ qua lối mòn mà trước đây bạn thường đi, bởi mỗi vấn đề sẽ có đặc điểm khác nhau, không phải vấn đề nào cũng có thể áp dụng một giải pháp giải quyết được, hãy mạnh dạn thay đổi, bạn sẽ có kết quả bất ngờ.

Nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau

Đừng gò bó mình trong khuôn khổ, hãy nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau sẽ giúp cho bạn thấy được điểm mấu chốt của vấn đề là gì. Đó là cách nhìn bao quát nhất, bạn sẽ biết mình đã làm được những gì, chưa làm được gì, cái gì làm chưa tốt khi đó bạn sẽ biết được vấn đề đó phát sinh từ đâu, tại sao lại mắc phải nó, làm thế nào để thoát khỏi khúc mắc đó để tiếp tục đi tiếp.

Chọn giải pháp

Sau khi nhìn nhận, đánh giá và đưa ra các giải pháp, bước tiếp theo vô cùng quan trọng sẽ quyết định đến kết quả của vấn đề là chọn giải pháp. Nếu bạn chọn giải pháp sai đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề của bạn sẽ rơi vào bế tắc. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ giải pháp. Hãy nhìn lại nguồn gốc phát sinh, đánh giá vấn đề thật cẩn thận để chắc chắn rằng giải pháp bạn lựa chọn là hợp lý nhất.

Đề ra mục tiêu

Bạn đã chọn được giải pháp giải quyết vấn đề, việc tiếp bạn cần làm là đề ra mục tiêu. Khi làm bất kỳ việc gì bạn đều cần phải có mục tiêu. Mục tiêu sẽ giúp bạn định hình được đích đến của mình và làm thế nào để đi được đến cái đích cuối cùng đó.

Thực hiện

Mọi thứ đã được chuẩn bị hoàn tất, bây giờ nhiệm vụ của bạn là bắt tay vào thực hiện hay đúng hơn là bắt đầu tiến hành giải quyết vấn đề. Đây là khâu vô cùng quan trọng, những vấn đề có thể phát sinh thêm sẽ xuất hiện ở giai đoạn này. Vì vậy, thay vì bị động thực hiện theo những kế hoạch đã vạch sẵn, bạn hãy luôn chủ động để đối phó với các vấn đề phát sinh, để chắc chắn rằng vấn đề của bạn sẽ được giải quyết tốt nhất và mang lại kết quả như mong  muốn.  

Đánh giá lại kết quả vấn đề

Đánh lại lại kết quả vấn đề là việc bạn tổng kết lại toàn bộ quá trình giải quyết của bạn từ khâu xác định nguồn gốc cho đến khi vấn đề được giải quyết xong. Việc làm này giúp bạn có cái nhìn tổng quát về toàn bộ vấn đề, những giải pháp, cách lựa chọn giải pháp, quá trình thực hiện từ đó bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và cho những lần giải quyết vấn đề sau này.

Để có được những kỹ năng trên bạn hãy thường xuyên rèn luyện cho mình bằng những tình huống thực tế. Đừng chủ quan nghĩ rằng bạn sẽ không bao giờ phải giải quyết vấn đề gì bởi mọi việc bạn làm đều đã được tính toán kỹ lưỡng, như vậy sẽ khiến bạn dễ rơi vào thế bị động khi gặp phải vấn đề khó.

Thúy Lộc

Video liên quan

Chủ Đề