Hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới

          Từ sự chung tay, góp sức của người dân và sự đầu tư, hỗ trợ nguồn lực của nhà nước, đến nay, việc triển khai xây dựng thôn nông thôn mới [NTM] trên địa bàn tỉnh đã có những bước chuyển rõ nét.

          Những ngày cuối tháng 6/2020, chúng tôi có mặt tại xã biên giới Đội Cấn, huyện Tràng Định đúng vào dịp người dân trong thôn đang bê tông hoá giao thông. Ông Đỗ Công Luận, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Kim Lỵ cho biết: Tranh thủ thời tiết thuận lợi, người dân trong thôn khẩn trương bắt tay vào  làm tuyến đường trục thôn dài 270 m. Bên cạnh sự hỗ trợ xi măng của nhà nước, từ đầu năm 2020 đến nay, các hộ dân trong thôn đã đóng góp 300 nghìn đồng/hộ để mua vật liệu đối ứng và góp công để làm đường. Đến nay, tuyến đường đã gần hoàn thành, qua đó giúp thôn cơ bản đạt tiêu chí giao thông. Không chỉ làm đường, người dân trong thôn còn tập trung vào làm thủy lợi, xây dựng nhà vệ sinh, cải tạo chuồng trại, chuẩn bị mặt bằng xây dựng nhà văn hóa thôn… Qua đó đến nay, thôn đã đạt 12/16 tiêu chí thôn NTM, tăng 6 tiêu chí so với năm 2019.

Người dân xã Đội Cấn, huyện Tràng Định tham gia lớp đào tạo nghề sửa chữa máy nông nghiệp

          Tại thôn Pò Cại, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, người dân cũng đang tích cực tham gia xây dựng  NTM. Ông Lăng Văn Vảng, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Pò Cại, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng cho biết: Để chung sức thực hiện các tiêu chí thôn NTM mới, cuối năm 2019, người dân trong thôn đã đóng góp gần 14 triệu đồng để cải tạo, nâng cấp nhà văn hóa thôn. Bên cạnh đó, người dân còn đóng góp công sức, tiền của để chỉnh trang nhà cửa, cải tạo chuồng trại chăn nuôi, nâng cấp đường giao thông… Qua đó đến nay, thôn Pò Cại là một trong những thôn đầu tiên của tỉnh đạt 16/16 tiêu chí thôn NTM.

          Cùng với 2 thôn: Kim Lỵ và Pò Cại, thời gian vừa qua, việc triển khai xây dựng thôn NTM đã được người dân ở các thôn khác trên địa bàn tỉnh tích cực chung sức triển khai thực hiện. Ông Hoàng Đăng Dũng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh cho biết: Để người dân hiểu và chung sức thực hiện các tiêu chí thôn NTM, công tác tập huấn, tuyên truyền vận động được các cấp, ngành chủ động triển khai.

          Cụ thể, từ năm 2019 đến nay, Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh đã mở 6 lớp tập huấn chuyên đề về xây dựng thôn NTM tại các huyện biên giới; các huyện, xã biên giới tổ chức tuyên truyền lồng ghép về xây dựng NTM được trên 100 cuộc với hàng nghìn lượt người tham gia. Qua đó giúp người dân hiểu và tích cực chung tay, góp sức thực hiện các tiêu chí.

          Bên cạnh nguồn lực hỗ trợ của nhà nước trên 120 tỷ đồng trong giai đoạn 2019 – 2020, từ năm 2019 đến nay, người dân đã đóng góp tiền mặt, hiến đất, đóng góp ngày công [quy ra tiền] với tổng trị giá khoảng 10 tỷ đồng để chung sức thực hiện các tiêu chí thôn NTM trên địa bàn tỉnh.

          Từ sự chung tay góp sức của người dân và sự đầu tư, hỗ trợ nguồn lực của nhà nước, việc triển khai xây dựng thôn NTM trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể, đối với 100 thôn của 5 xã biên giới phấn đấu đạt chuẩn thôn NTM giai đoạn 2019 – 2020, tính đến hết tháng 6/2020, đã có 14 thôn cơ bản đạt 16/16 tiêu chí thôn NTM; trung bình mỗi thôn đạt 10,66 tiêu chí, tăng 3 tiêu chí/thôn so với tháng 6/2019. Hiện nay, các thôn ở xã biên giới đang khẩn trương bắt tay vào thực hiện các tiêu chí còn lại, qua đó phấn đấu hết năm 2020 sẽ có 100 thôn đạt chuẩn thôn NTM theo kế hoạch đề ra.

Ngày 19/4/2019, UBND tỉnh đã có Quyết định số 738/QĐ-UBND về việc ban hành Bộ tiêu chí và Quy trình xét công nhận, công bố thôn đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019 – 2020. Theo đó, bộ tiêu chí gồm 16 tiêu chí liên quan đến hạ tầng, phát triển sản xuất, văn hóa, môi trường, thu nhập, hộ nghèo…

Nguồn: baolangson.vn

Tên văn bản Hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 18 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật
Số hiệu SNV-XDCQ&CTTN
Ngày ban hành 18/11/2016
Trích yếu nội dung
Chi tiết văn bản
Tải xuống
  • 2143.signedZ1.pdf [1246 Downloads]

Bộ Tư pháp hướng dẫn tiêu chí tiếp cận pháp luật trong đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới.

Tiêu chí cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo đó, tiêu chí cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm 5 chỉ tiêu tương ứng với 100 điểm tập trung vào một số nhiệm vụ thuộc chức năng, trách nhiệm của chính quyền huyện trong các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; triển khai công tác tiếp cận thông tin; phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Cụ thể như sau:

- Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành pháp luật trên địa bàn.

- Công khai, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ, đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin.

- Ban hành, tổ chức thực hiện Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật và hướng dẫn của cơ quan cấp trên.

- Tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo đúng quy định pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo.

- Tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đúng quy định pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính.

Điều kiện công nhận cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Điều kiện công nhận cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được xác định dựa trên kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của các đơn vị cấp xã trên địa bàn và kết quả thực hiện nội dung tiêu chí thuộc trách nhiệm của cấp huyện. Đồng thời, tương thích với điều kiện công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh cũng như xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Theo đó, cấp huyện được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải đáp ứng đủ 04 điều kiện:

[i] Có 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

[ii] Tổng số điểm của các chỉ tiêu đạt từ 90 điểm trở lên.

[iii] Tổng số điểm của từng chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên.

[iv] Trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp huyện bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả

Để đạt các yêu cầu theo nội dung 16.1 của  tiêu chí 16 "Tiếp cận pháp luật" tại Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025, xã phải có đồng thời mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật và mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả. Cụ thể như sau:

Mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật hoạt động hiệu quả phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: [i] Tiêu chí 2 "Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật" theo quy định của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg đạt điểm số tối đa; [ii] Huy động được nguồn lực hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; [iii] Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp huyện hướng dẫn, khuyến khích nhân rộng; trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá, được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên tặng Giấy khen, Bằng khen hoặc hình thức khen thưởng khác vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai mô hình này.

Mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: [i] 100% tổ hòa giải của xã được hỗ trợ kinh phí triển khai hoạt động của tổ hòa giải và thù lao cho hòa giải viên đúng quy định pháp luật hòa giải ở cơ sở; [ii] Có hoạt động phối hợp với Tòa án nhân dân cấp huyện, Hội Luật gia cấp huyện, các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tổ chức, cá nhân có hiểu biết pháp luật trong tập huấn, bồi dưỡng cho hòa giải viên hoặc tham gia hỗ trợ hòa giải [ii] Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp huyện hướng dẫn, khuyến khích nhân rộng; trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá, được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên tặng Giấy khen, Bằng khen hoặc hình thức khen thưởng khác vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai mô hình này.

Bên cạnh đó, Hướng dẫn còn quy định cụ thể cách tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được hòa giải thành; tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu tại nội dung 16.1, 16.2 của  tiêu chí 16 "Tiếp cận pháp luật" tại Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025.

Cách thức đánh giá

Số liệu phục vụ chấm điểm tiêu chí cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới nâng cao tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đánh giá.

Trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao được thực hiện thống nhất trong quy trình chung về đánh giá địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao [đối với huyện, xã] và quy trình về đánh giá đạt chuẩn đô thị văn minh [đối với quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh] theo quy định tại Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg và Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg mà không thiết kế thành quy trình riêng nhằm giảm thiểu công việc, không tạo áp lực, phù hợp với điều kiện tinh gọn bộ máy tổ chức, biên chế và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương.

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả. Nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp nghiên cứu, giải quyết.

Tuyết Hoa


Video liên quan

Chủ Đề