Cách ghi vở soạn văn lớp 6

   Soạn văn 6 năm học 2021 - 2022 chi tiết được Đọc Tài Liệu biên soạn với mong muốn hỗ trợ các em học sinh tham khảo đáp án các câu hỏi trong các bộ sách Ngữ văn 6 mới.

   Các bài soạn của Đọc Tài Liệu đều có các nội dung:

  • Ôn tập kiến thức: Giúp các em ôn tập lại các kiến thức trọng tâm của bài học
  • Trả lời câu hỏi: Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
  • Tài liệu nâng cao: Các tài liệu nâng cao, bổ sung giúp các em học tốt hơn

   Sách Ngữ văn 6 thuộc bộ sách giáo khoa Cánh Diều được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Ngoài Bài mở đầu, sách có 10 bài học chính và chia làm hai tập.

Mục lục bài soạn ngữ văn 6 sách Cánh Diều

Bài 1: Truyện [Truyền thuyết và cổ tích]

Soạn bài Thánh Gióng

Soạn bài Thạch Sanh 

Soạn bài sự tích Hồ Gươm

Bài 2: Thơ [Thơ lục bát]

Soạn bài À ơi tay mẹ

Soạn bài Về thăm mẹ

Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 41

Soạn bài ca dao Việt Nam

Soạn bài Tập làm thơ lục bát

Bài 3: Kí [Hồi kí và du kí]

Soạn bài Trong lòng mẹ

Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Soạn bài Thời thơ ấu của Hon-da

Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân

Soạn bài Thẳm sâu hồng ngài

Xem thêm trọn bộ hướng dẫn soạn văn 6 sách cánh diều tập 1 và 2

Soạn văn 6 sách Chân trời sáng tạo

   Sách Ngữ văn 6 thuộc bộ sách giáo khoa Chân trời sáng Tạo [Ngữ văn 6 Chân trời] chú trọng khơi gợi ở các em học sinh niềm say mê khám phá thế giới và theo đuổi những ý tượng mới mẻ. Qua bộ sách các em sẽ được phát triển kĩ năng đọc, viết, nói, nghe, kĩ năng giải quyết những vấn đề mà lứa tuổi của các em thường gặp

   Sách Ngữ văn 6 Chân trời gồm mười hai bài học chính tương ứng với mưởi chủ điểm gắn với những vấn đề gần gũ trong cuộc sống của các em.

Mục lục bài soạn ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

Bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình

Soạn bài Thánh Gióng Chân trời sáng tạo

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm Chân trời sáng tạo

Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân [Chân trời sáng tạo]

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 27

Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy Chân trời sáng tạo

Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ

Ôn tập trang 36 bài 1 sách Chân trời sáng tạo

Bài 2: Miền cổ tích

Soạn bài Sọ Dừa Chân trời sáng tạo

Soạn bài Em bé thông minh Chân trời sáng tạo

Soạn bài Chuyện cổ nước mình Chân trời sáng tạo

Soạn bài Non-bu và Heng-bu [Chân trời sáng tạo -Truyện dân gian Hàn Quốc]

Ôn tập trang 58 bài 2

Bài 3: Vẻ đẹp quê hương

Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Soạn bài Việt Nam quê hương ta [Nguyễn Đình Thi]

Soạn bài Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng... [Bùi Mạnh Nhị]

Soạn bài Hoa bìm [Nguyễn Đức Mậu]

Soạn bài Làm một bài thơ lục bát Chân trời sáng tạo

Xem đầy đủ: Soạn văn 6 sách Chân trời sáng tạo học kì 1 và 2

Soạn văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

   Bộ sách Ngữ văn 6 Kết nối gồm 1 tập thuộc bộ sách giáo khoa kết nối tri thức với cuộc sống danh cho học sinh lớp 6.

   Qua SGK Ngữ văn 6 Kết nối các em sẽ được phát triển hiệu quả năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học nhờ hệ thống ngữ liệu có tính thẩm mĩ cao, giàu tính nhân văn, gần gũi với thực tiễn cuộc sống, được khai thác thông qua các hoạt động dạy học thiết kế theo phương pháp dạy học Ngữ văn hiện đại.

Mục lục bài soạn ngữ văn 6 SGK Kết nối

Bài 1: Tôi và các bạn

Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên [ Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài]

Soạn bài Nếu cậu muốn có một người bạn

Soạn bài Bắt nạt

Soạn bài thực hành đọc Những người bạn

Bài 2: Gõ cửa trái tim

Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người

Soạn bài Mây và sóng

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi

Bài 3: Yêu thương và chia sẻ

Soạn bài Cô bé bán diêm

Soạn bài Gió lạnh đầu mùa

Soạn bài Con chào mào

Soạn bài Lắc-ki thực sự may mắn

Bài 5 Những nẻo đường xứ sở

Soạn bài Cô Tô Kết nối tri thức

Soạn bài Hang Én

Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi

Xem tất cả các bài soạn văn 6 sách Kết nối tập 1 và tập 2

   Đọc Tài Liệu mong rằng, qua những bài soạn văn 6 các em sẽ hoàn thành tốt hơn các bài soạn của mình và góp phần học tốt hơn, đạt điêm cao với môn Ngữ Văn 6 mới.

Để đạt hiệu quả học tập cao trên lớp thì việc quan trọng của mỗi học sinh chính là chuẩn bị bài ở nhà. Giống như tất cả các môn học khác để có thể học tốt môn văn thì các em học sinh cần phải soạn văn trước khi đến lớp. Soạn văn chính là yếu tố quan trọng khẳng định sự hiểu bài, chăm chỉ, siêng năng của từng học sinh. Tuy nhiên việc soạn văn như thế nào để đạt hiệu quả cao? Đây là một câu hỏi đặt ra cho tất cả các bạn học sinh mà sau đây gia sư Văn Hà Nội sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề đó.

Thực tế cho thấy rằng có rất nhiều bạn học sinh học tập với hình thức đối phó và việc soạn văn cũng vậy, các em không tự mình làm để tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức mà chỉ đối phó với thầy cô giáo bằng việc chép lại sách giải, hoặc mượn vở bài chép cho xong chuyện. Nhưng thực chất lượng kiến thức các em tìm hiểu hoàn toàn không có, không có sự chuẩn bị bài bằng tư tuy vì thế khi cô giáo giảng bài khó có thể tiếp nhận và lĩnh hội hết được các kiến thức.

Vậy cách soạn văn như thế nào để học tập hiệu quả?

Bước 1: Đọc kỹ các phần trong sách giáo khoa

Sách giáo khoa là kênh thông tin quan trọng và bắt buộc cho tất cả các em học sinh trong học tập. Để có thể soạn văn tốt điều cơ bản đầu tiên của mỗi em học sinh chính là đọc tác phẩm, đọc phần tìm hiểu chung về kiến thức liên quan đến tác giả, tác phẩm. Đây là các kiến thức văn bản cơ bản của các tác phẩm văn học. Các em còn phải đọc các kiến thức chung về tiếng việt, về làm văn.

Cần phải đọc như thế nào để hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm, các vấn đề chính trong tiếng việt, kiến thức gì trong làm văn.

– Đọc kỹ văn bản: có nhiều người cho rằng việc đọc văn bản là thực sự không cần thiết, bởi vì chỉ cần có sách học tốt, chỉ cần chép mà không cần đọc. Nhưng đối với học sinh việc soạn văn mà không đọc văn bản là điều ảnh hưởng xấu tới quá trình học. Ngoài ra một số bạn học sinh chỉ thích đọc thơ, hoặc truyện có đối thoại mà không thích đọc tác phẩm dài, ít tình tiết, thiên về độc thoại, kể… Tuy vậy cần phải đọc tác phẩm để nắm được nội dung chính của tác phẩm hướng tới đó là gì.

– Đọc kỹ phần chú thích trong sách giáo khoa: Câu hỏi đặt ra tại sao cần như vậy? Vì phần chú thích chính là phần giải thích các từ khóa trong văn bản đó, các em khi đọc kỹ phần chú thích sẽ hiểu thêm về văn bản, có thêm vốn từ phong phú như từ Hán Việt.

Ví dụ: Khi đọc tác phẩm “Bàn về phép học” của Nguyễn Thiếp nếu chúng ta không đọc kỹ chú thích làm sao chúng ta biết đến “tam cương, ngũ thường” là gì?

– Đọc kỹ về tác giả, tác phẩm, thể loại của văn bản đó: Đây là việc không thể thiếu trong khi soạn bài, ghi nhớ các kiến thức về tác giả, tác phẩm để tìm ra hoàn cảnh sáng tác, các ý chính về thời đại, phong cách sáng tác, quan điểm sáng tác… Vì mỗi tác giả, tác phẩm được viết trong các thời đại khác nhau, gắn với hoàn cảnh lịch sử khác nhau nên ở mỗi tác phẩm đều có những thông điệp riêng mà tác giả gửi đến bạn đọc.

Ví dụ: Bài “Ánh trăng” viết sau khi giải phóng đất nước được 3 năm, còn bài “Mùa xuân nho nhỏ” viết khi tác giả sắp qua đời

Bước 2: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa

– Trả lời hệ thống câu hỏi trong phần đọc hiểu

Có thể nói hệ thống các câu hỏi trong phần đọc hiểu chính là nền tảng quan trọng trong việc học sinh tiếp cận với nội dung cơ bản trong các văn bản. Vì vậy việc trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa là phương pháp tốt nhất đối với học sinh ở việc tiếp cận và chuẩn bị kiến thức về tác phẩm. Các câu hỏi trong sách giáo khoa cùng với các từ khóa chính đã giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá, xác định cho mình những vùng kiến thức cơ bản. Hơn nữa khi học sinh có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp, kết hợp với giáo viên giảng bài sẽ giúp cho các em dễ dàng hơn trong khi tiếp thu.

Ví dụ: Khi soạn bài “Làng” của Kim Lân, các em sẽ phải trả lời câu hỏi về diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trải qua mấy giai đoạn, cách giai đoạn đó diễn ra như thế nào, có gì đặc sắc…? Chính việc trả lời các câu hỏi này các em đã có thể nắm cơ bản về diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai.

– Trả lời các câu hỏi phần tiếng việt

Phần chuẩn bị các câu hỏi tiếng việt là một điều khá khó đối với học sinh vì các em chỉ biết chuẩn bị các kiến thức trong phần văn bản. Các em không biết cụ thể mình cần làm gì trước khi học các giờ tiếng việt. Vì thế việc giúp đỡ của giáo viên là thực sự cần thiết. Cụ thể giáo viên cần có các yêu cầu cụ thể rõ ràng đối với học sinh trong việc các em phân tích các ví dụ mẫu trong sách giáo khoa, từ đó rút ra kết luận và lấy các ví dụ khác tương tự ngoài đời sống.

Ví dụ: Cho hai ví dụ

Giàu! Tôi đã giàu rồi.

Đối với tôi, sách là tài sản quan trọng nhất.

Hai từ giàu, đối với tôi chính là chủ đề trong câu. Về vị trí: đều đứng trước chủ ngữ.

⇒ Đây chính là khởi ngữ, vậy khởi ngữ là gì? [Học sinh tự trả lời]

– Trả lời các câu hỏi trong phần tập làm văn.

Giờ tập làm văn chính là một giờ để hình thành các kiến thức kỹ năng cho các em trong việc tạo lập văn bản. Cũng giống như hai giờ đọc hiểu và tiếng việt, muốn học tốt giờ này cần có sự chuẩn bị trước khi đến lớp. Để chuẩn bị tốt phần làm văn các em cũng cần phải phân tích văn bản mẫu, từ ví dụ đi đến lí thuyết. Khi phân tích kỹ các vấn đề trong văn bản mẫu, tự rút ra bài học, nội dung chính làm văn cần học. Hay một số tiết luyện nói trong làm văn, nhiều học sinh khá khó khăn khi nói nếu như chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đến lớp.

Ví dụ: Khi có tiết luyện nói về văn bản nghị luận với đề tài tự chọn.

Học sinh cần chuẩn bị

– Tìm hiểu lại văn nghị luận, tìm đề tài cần viết.

– Lập dàn ý cho bài viết.

– Bài viết cụ thể về văn bản thuyết minh

Bước 3: Sưu tầm các tài liệu kiến thức khác ở sách tham khảo.

Bên cạnh việc trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa để tìm hiểu kiến thức, các em còn thể đọc, tìm các sách, báo tài liệu khác nhau để nâng cao hiểu biết của mình. Nguồn các em tìm hiểu có thể ở nhiều kênh khác nhau: sách, báo, thơ, văn mẫu, internet…Điều quan trọng chính là việc lựa chọn, chọn lọc các kiến thức phù hợp để tự nâng cao khả năng của bản thân. Ngoài ra các em nên nhờ thầy cô giáo, gia sư Văn tại nhà giới thiệu một số tên sách, báo, trang điện tử tham khảo để các em dễ tìm hiểu.

4.3 / 5 [ 29 bình chọn ]

Video liên quan

Chủ Đề