Cách dạy trẻ 10 tuổi bướng bỉnh

Bố mẹ nên nhớ kiên nhẫn và bình tĩnh là chìa khóa tốt nhất để đối phó với các bé bướng bỉnh, cứng đầu.

Sẽ có lúc nhiều bậc phụ huynh sẽ phải đối mặt với trường hợp bé có thể nói "Không!" với hầu như tất cả mọi thứ bố mẹ yêu cầu. Các con thường hành động trái ý và từ chối lắng nghe những lời dạy bảo của người lớn.

Những lúc trẻ bướng bỉnh, khó bảo, nếu bố mẹ phản ứng mà không suy nghĩ thì chỉ khiến thái độ của con càng thêm tiêu cực. Vậy phải làm gì trong hoàn cảnh này? Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bố mẹ khi đối phó với những đứa trẻ bướng bỉnh, hay cáu gắt.

Kiên nhẫn lắng nghe và đừng tranh luận

Những lúc trẻ bướng bỉnh, cứng đầu, không chịu nghe lời thì bố mẹ không nên vội vàng cáu giận hoặc ngay lập tức tranh luận, đánh mắng con bởi như vậy chỉ khiến tình hình tệ thêm mà thôi. Tốt nhất, khi ấy, mẹ nên chịu khó lắng nghe và có cuộc nói chuyện nhẹ nhàng với con. Bố mẹ nên thận trọng trong việc giao tiếp, sử dụng giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể.

Bố mẹ hãy bắt đầu cuộc trò chuyện với con bằng cách hỏi một số câu hỏi như "Điều gì đang làm phiền con vậy?", "Con đang gặp phải vấn đề gì vậy?”, hoặc "Giờ con muốn làm gì?"...Những câu hỏi đơn giản này sẽ giúp trẻ bình ổn lại tâm trạng và biết được mình đang nhận được sự quan tâm từ bố mẹ.

Trong quá trình nói chuyện, bố mẹ hãy cố gắng quan sát và tìm ra nguyên nhân nào khiến trẻ khó chịu, sau đó mẹ hãy từ từ làm dịu sự bướng bỉnh của con. Nên nhớ, kiên nhẫn là chìa khóa tốt nhất để kiểm soát tình hình.

Những lúc trẻ bướng bỉnh, cứng đầu, không chịu nghe lời thì bố mẹ không nên vội vàng cáu giận hoặc ngay lập tức tranh luận, đánh mắng con bởi nó chỉ khiến tình hình tệ thêm mà thôi [Ảnh minh họa]

Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con

Đôi khi chính việc đáp ứng nhanh bất cứ yêu cầu nào của con sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Khi ấy, trẻ nhận thức được rằng bố mẹ rất dễ dàng chiều theo mong muốn của chúng, nên một khi không đòi hỏi được, chúng sẽ tức giận và la hét. Bởi thế, phớt lờ những yêu sách không thỏa đáng của con cũng là một cách hay để trị dứt điểm sự bướng bỉnh, cứng đầu của con.

Động viên và khen ngợi con khi cần thiết

Thái độ, cách đối xử của người lớn với con cũng là nguyên nhân hình thành nên sự bướng bỉnh, khó bảo ở trẻ. Chính bởi vậy, muốn thay đổi một đứa trẻ cứng đầu, bố mẹ cần cố gắng động viên và khen ngợi con khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt, cho dù đó là việc nhỏ nhặt. Đừng gay gắt khi con làm sai điều gì đó mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu.

Khuyến khích các hành vi tích cực sẽ làm cho các bé hiểu rằng đó là cách tốt để có được sự chú ý hoặc lời khen ngợi từ người khác. Bố mẹ cũng có thể tặng cho các con phần thưởng nhỏ để bé thêm hào hứng hơn.

Muốn thay đổi một đứa trẻ cứng đầu, bố mẹ cần cố gắng động viên và khen ngợi con khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt, cho dù đó là việc nhỏ nhặt [Ảnh minh họa]

Đừng cố bắt ép trẻ làm điều gì đó

Trẻ nhỏ cũng có tâm tư, nhu cầu và sở thích riêng vì thế bố mẹ đừng cố bắt ép các bé làm những điều mà bé không muốn bởi khi ấy các bé sẽ có xu hướng nổi loạn và không chịu nghe lời.

Ví dụ, bé đang ngồi xem tivi rất vui vẻ nhưng đã quá giờ đi ngủ. Khi ấy, nếu mẹ quát mắng, bắt bé đi ngủ ngay lập tức thì chắc chắn mẹ sẽ nhận được một tiếng “không” cùng với thái độ vùng vằng, khó chịu. Thay vào đó, mẹ nên ngồi lại và cùng thưởng thức chương trình đó với con một lúc, sau đó nhẹ nhàng khuyên bảo bé đi ngủ.

Hãy cố gắng tạo cho trẻ một gia đình yên ấm, hạnh phúc

Trẻ em học hỏi rất nhiều thông qua hành vi ứng xử hàng ngày của bố mẹ. Bởi vậy nếu các con nhìn thấy cha mẹ hay cãi nhau hoặc có những lời ăn tiếng nói không lịch sự thì chúng rất dễ học theo. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bố mẹ bất hòa có thể dẫn đến một môi trường căng thẳng trong gia đình và điều đó ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của trẻ em.

[Theo Khám phá]

Trẻ phản kháng, không nghe lời, thậm chí cãi lời bố mẹ…? Làm sao để trị con bướng giúp con trở nên ngoan hơn, chăm học hành hơn ở giai đoạn 7-12 tuổi? Bố mẹ hãy đăng kí ngay khóa học "Con bướng: Phải làm sao? [7-12 tuổi]" để có cách ứng phó và giáo dục con bướng đúng cách và hiệu quả nhất.

Nhiều bố mẹ cho biết lúc 2-3 tuổi con không ngang bướng như lúc 7 tuổi. Tại sao con càng lớn càng bướng khiến bố mẹ phát điên? Con bướng đến mức bố mẹ phạt úp mặt, cắt cơm cho nhịn nhưng con vẫn không biết sợ là gì. Nguyên nhân do đâu mà con bướng như vậy? Phải chăng là do cách dạy con của bố mẹ lúc nhỏ chưa đúng?

Theo các chuyên gia cho biết không phải tự nhiên một đứa trẻ tự nhiên bướng bỉnh? Mà tất cả đều có nguyên nhân của nó, có thể bắt nguồn từ sự khủng hoảng tâm lý ở các độ tuổi nhất định. Và giai đoạn 7-12 tuổi chính là thời kỳ tâm lý con đang có nhiều rối loạn nên sự bướng bỉnh không đáng lo ngại. Lúc này, bố mẹ chỉ cần chú ý đến cảm xúc của con, lắng nghe và trò chuyện, làm bạn với con nhiều hơn là được.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp con bướng do cách nuôi dạy của gia đình như bố mẹ, ông bà quá nuông chiều khiến con hình thành thói hư vòi vĩnh, ăn vạ và không nghe lời. Hay đơn giản là mâu thuẫn trong cách dạy con của bố mẹ, mỗi người một kiểu khiến con không biết nghe ai dẫn tới tự làm theo ý mình. Hoặc cha mẹ tạo áp lực cho con phải làm theo điều mình muốn khi con đang ở trong độ tuổi phát triển thì con càng lớn càng bướng. Và cha mẹ không là tấm gương tốt nên cha mẹ nói con sẽ không tin tưởng và không làm theo.

Chính vì thế, để con có thể ngoan ngoãn, chăm học và vâng lời người lớn thì trước hết hãy làm bạn với con, quan tâm và thấu hiểu con. Bởi tình yêu của cha mẹ là chìa khóa mở cửa tâm hồn trẻ giúp con trở nên an tâm và tin tưởng người lớn hơn, giúp con ngoan hơn.

Bên cạnh đó, tùy theo từng giai đoạn phát triển của trẻ mà có phương pháp giáo dục phù hợp giúp trẻ hoàn thiện tích cách và nhân phẩm tốt hơn. Và khóa học "Con bướng: Phải làm sao? [7-12 tuổi]" sẽ mang đến một hệ thống giải pháp giúp bố mẹ chấm dứt những hành vi tiêu cực của trẻ, giúp trẻ có cách cư xử tốt hơn. Đồng thời giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc của mình, có kỷ luật hơn trong mọi việc làm mà trẻ thực hiện.

LỢI ÍCH KHÓA HỌC:

- Giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tâm lý trẻ em theo từng lứa tuổi để có thể điều chỉnh hành vi, tính cách tốt nhất cho con

- Giúp bố mẹ nắm được nguyên nhân vì sao trẻ ương bướng để có phương pháp xử lý phù hợp mà không cần đòn roi hay mắng mỏ

- Giúp bố mẹ nhận ra được hậu quả của việc kỉ luật tiêu cực như trừng phạt trẻ bằng đòn roi…

- Khóa học cũng giúp bố mẹ kiềm chế được cơn tức giận, căng thẳng của mình khi thấy con ngang bướng, không chịu sai lời

- Đồng thời khóa học cũng chỉ dẫn cho bố mẹ những bí quyết xử lý mọi vấn đề của trẻ ở giai đoạn 7-12 một cách thấu đáo giúp trẻ nghe lời và làm theo dễ dàng.

- Đặc biệt, khóa học sẽ truyền kĩ năng giúp bố mẹ có thể lắng nghe, thấu hiểu con một cách tích cực hơn cũng như hiểu bản thân hơn từ đó sẽ sáng suốt trong việc giúp con ngoan, nghe lời hơn.

- Bên cạnh đó, khóa học còn giúp bố mẹ biết cách động viên, khích lệ trẻ đúng cách khi con làm được việc tốt, cũng như biết cách phê bình con đúng cách khi trẻ làm sai.

- Ngoài ra, tham gia khóa học bố mẹ sẽ biết cách làm thế nào để trẻ trở nên ngoan ngoãn học giỏi mà không cần tới hình phạt

- Đối với con thì giúp con không còn lười học, tập trung hơn trong việc học hành

- Giúp con không còn mải xem tivi luôn sẵn sàng đi học bất kỳ khi nào bố mẹ gọi

- Giúp con không còn ăn vạ, đòi hỏi mua đồ….

- Giúp con không còn bừa bộn, lúc nào cũng ngăn nắp gọn gàng

- Giúp con biết nhường nhìn anh chị em, bạn bè khi chơi cùng…

- Giúp con có ý thức hơn trong việc làm việc nhà mà không cần nhắc nhở.

Như vậy, chỉ cần tham gia 1 khóa học "Con bướng: Phải làm sao? [7-12 tuổi]" này, bố mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh hành vi, tâm lý bướng bỉnh của con một cách hiệu quả.

Trẻ em cũng có nhu cầu được lắng nghe, quan tâm và thấu hiểu. Những cậu con bướng bỉnh không nghe lời thường có nhiều ý kiến và các lý lẽ để biện hộ cho hành vi của mình. Chúng sẽ cảm thấy rất khó chịu và bất mãn khi không được cha mẹ lắng nghe. Cho nên, bố mẹ hãy dành thời gian lắng nghe con để hiểu tâm lý, suy nghĩ và điều gì làm cho trẻ trở nên khó chịu.

Cha mẹ cũng nên đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu những suy nghĩ, mong muốn của con để cân nhắc có thể đáp ứng hay không.

13. Trò chuyện với con mỗi ngày

Trò chuyện với con mỗi ngày là cách dạy con trai bướng bỉnh dễ áp dụng. Hãy nắm bắt cảm xúc, tâm lý của bé để có thể dễ dàng chia sẻ những quan điểm cá nhân của bố mẹ.

Ví dụ, nếu thấy bé đang tỏ ra khó chịu, bố mẹ có thể hỏi “Điều gì khiến con của mẹ cảm thấy khó chịu đến như vậy:, “Điều đó có đáng để con tỏ ra khó chịu đến như vậy không”. Việc bố mẹ thường xuyên trò chuyện với con sẽ giúp trẻ cảm thấy mình được tôn trọng và lắng nghe.

14. Cách dạy con trai bướng bỉnh: Thỏa hiệp khi cần thiết

Cách dạy con nghe lời là bố mẹ không quá cứng nhắc với quy tắc, hãy cùng con thảo luận các nguyên tắc mới cần được áp dụng.

Đôi khi, cách dạy con nghe lời đồng nghĩa với việc bố mẹ cần phải thương lượng với con cái. Con thường hành động khi không đạt được điều con muốn. Nếu bố mẹ muốn con lắng nghe mình; bố mẹ cần biết điều gì đang khiến con không làm như vậy.

  • Bố mẹ hãy hỏi con một vài câu như: “Điều gì đang phiền lòng con?”; “Có gì không ổn hả con?” hoặc “Con có đang muốn gì không?”. Những câu hỏi này tạo điều kiện để con nói lên mong muốn, nhu cầu của mình. Hơn nữa, con cũng biết rằng bố mẹ tôn trọng mong muốn của con và sẵn sàng xem xét chúng.
  • Thỏa hiệp không nhất thiết có nghĩa là bố mẹ luôn nhượng bộ trước những yêu cầu của con; đúng hơn là bố mẹ thể hiện sự chu đáo và thiết thực đối với con của mình.

Ví dụ, con có thể không sẵn sàng đi ngủ vào một giờ đã định. Thay vì khăng khăng, hãy thử và thương lượng giờ đi ngủ phù hợp với cả con và bố mẹ.

15. Làm gương cho con

Một trong những cách dạy con nghe lời đó là khi bố mẹ đã thống nhất với con trai về những quy tắc ứng xử cụ thể; bố mẹ cũng cần tuân thủ và thực hành một cách nhất quán để làm gương cho con. Đây là cách dạy con trai bướng bỉnh hiệu quả. Thêm nữa, bất kỳ kiểu hành xử nào bố mẹ muốn con mình học được; bố mẹ cũng phải là người làm điều đó trước hết.

Ví dụ khi con cáu gắt, la hét với bố mẹ; nếu như giữ bình tĩnh và phản hồi nhẹ nhàng là điều bố mẹ muốn cậu nhỏ của mình học được; bố mẹ cần tránh xen ngang, to tiếng với con. Đừng để những tình huống con bướng bỉnh trở thành một cuộc tranh giành quyền lực giữa bố mẹ và con cái. Sau cùng, tuy những hành động hung hăng của con sẽ khiến bố mẹ tức giận; nhưng bố mẹ cũng cần tránh phản ứng quá khích. Hãy nhớ rằng, bố mẹ và con không phải là kẻ thù của nhau.

Chìa khóa trong những khoảnh khắc nóng nảy đó là đối xử với con như một con người; mà đã là con người thì sẽ có những lúc vụng về, thiếu sót và chưa hoàn thiện. Bố mẹ đừng quên rằng con yêu vẫn đang trong quá trình phát triển nhân cách của mình. Nhiệm vụ của bố mẹ đó là tạo ra môi trường đủ an toàn để con học được những kỹ năng đối xử tốt với chính bản thân và người xung quanh chúng.

16. Cách dạy con trai bướng bỉnh: cho con sự lựa chọn

Những đứa con bướng bỉnh không nghe lời thích được tự mình lựa chọn. Do đó, cách dạy con trai bướng bỉnh đó là trao cơ hội để con tự quyết định cuộc sống của mình; lẽ dĩ nhiên là bố mẹ phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của con].

  • Bố mẹ hãy cho phép con đưa ra những lựa chọn không quá quan trọng. Ví dụ như con diện quần áo như thế nào; sử dụng cốc uống nước màu gì; hoặc chơi xích đu nào ở công viên.
  • Bố mẹ có thể đưa ra những lựa chọn dẫn đến các quyết định đúng đắn của con. Ví dụ, khi trời trở lạnh, bố mẹ có thể hỏi con thích mặc áo len màu xanh hay áo len màu đỏ. Dù con trai của bố mẹ có quyết định như thế nào; con vẫn sẽ mặc chiếc áo giúp giữ ấm cơ thể.

>> Bố mẹ đã biết 10 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non phát triển kỹ năng

17. Cách dạy con trai bướng bỉnh: Kỷ luật nhưng không trừng phạt

Một trong những cách dạy con trai bướng bỉnh mà bố mẹ cần ghi nhớ đó là có những hình thức kỷ luật hợp lý. Bố mẹ lưu ý rằng kỷ luật chứ không trừng phạt. Kỷ luật là hình thức cho trẻ hiểu chúng sai ở đâu; cần làm gì để sửa chữa lỗi sai. Và tuyệt đối, bố mẹ không sử dụng roi vọt như một hình thức kỷ luật trẻ. Nếu con không làm bài tập về nhà, bố mẹ có thể kỷ luật bằng cách cắt giờ xem tivi, yêu cầu con làm gấp đôi lượng bài tập hoặc giảm thời gian đi chơi…

Trên đây là những cách dạy con trai bướng bỉnh. Nếu nhà bố mẹ có một cậu con bướng bỉnh không nghe lời như thế này, hãy áp dụng nhé. Mọi đứa trẻ sinh ra đều như một tờ giấy trắng; vì thế cha mẹ hãy học cách dạy con nghe lời để chúng trở thành những đứa bé hiểu chuyện nhé.

Video liên quan

Chủ Đề