Cách chữa viêm nang lông ở chân

Nội dung chính

  1. Bệnh viêm lỗ chân lông ở chân là gì? Có lây không?
  2. Nguyên nhân viêm lỗ chân lông ở chân
  3. Dấu hiệu viêm lỗ chân lông ở chân
  4. Các biện pháp điều trị viêm lỗ chân lông ở chân
    1. Trị viêm lỗ chân lông tại nhà
    2. Điều trị viêm lỗ chân lông bằng các Tây y
    3. Trị viêm lỗ chân lông bằng ứng dụng y học cổ truyền
  5. Biện pháp ngăn ngừa viêm nang lông ở chân

Bệnh viêm nang lông ở chân thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Trường hợp chủ quan để lâu khiến tình trạng viêm nhiễm lây lan trên diện rộng. Lúc này kể cả khi đã được khắc phục thì trên da cũng sẽ xuất hiện nhiều vết thâm hay để lại sẹo. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh trang bị kiến thức vềbệnh viêm lỗ chân lông ở chân và cách điều trị hiệu quả.

Tình trạng viêm lỗ chân lông ở chân dù không nguy hiểm nhưng cần sớm điều trị

Bệnh viêm lỗ chân lông ở chân là gì? Có lây không?

Viêm lỗ chân lông ở chân [hay viêm nang lông] là một bệnh da liễu do vi khuẩn hay vi nấm gây ra ngay tại các nang lông ở vùng chân. Bệnh mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu không sớm khắc phục thì những tình trạng về da nghiêm trọng hơn sẽ rất dễ phát sinh.

Viêm nang lông có lây không là nỗi băn khoăn của hầu hết bệnh nhân. Theo các chuyên gia, đa số trường hợp viêm nang lông không lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây viêm nang lông là yếu tố truyền nhiễm như vi khuẩn, nấm men thì bệnh vẫn có thể lây sang người khác.

Một số con đường lây nhiễm viêm nang lông ở chân phổ biến như:

  • Tiếp xúc trực tiếp tại vùng da bị viêm nang lông.
  • Dùng chung dao cạo hoặc khăn tắm.
  • Lây lan vi khuẩn từ các bể bơi công cộng, bể sục

Nguyên nhân viêm lỗ chân lông ở chân

Viêm lỗ chân lông ở chân có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó phổ biến nhất là những yếu tố sau:

  • Viêm nang lông do tụ cầu sycosis.
  • Các loại nấm sợi, nấm Malassezia hoặc nấm Candida albicans.
  • Viêm nang lông do vi khuẩn Gram âm.
  • Viêm lỗ chân lông do nhiễm vi rút herpes.
  • Viêm nang lông do ký sinh trùng Demodex.

Ngoài ra, những yếu tố khác có liên quan đến sự khởi phát của viêm nang lông ở chân có thể là:

  • Tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh khiến da sản sinh nhiều dầu nhờn, gây bít tắc nang lông.
  • Dùng các loại mỹ phẩm, kem dưỡng kém chất lượng, dễ gây kích ứng.
  • Vệ sinh da hay cạo tẩy lông không đúng cách.
  • Các yếu tố di truyền, thời tiết cũng được cho là có ảnh hưởng.
  • Hệ miễn dịch suy yếu cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Dấu hiệu viêm lỗ chân lông ở chân

Việc chủ động nắm bắt và nhận diện các triệu chứng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Khi bị viêm lỗ chân lông ở chân, người bệnh sẽ dễ bắt gặp một số triệu chứng sau:

  • Vùng da ở chân xuất hiện các nốt đỏ sần sùi.
  • Da chân bị ngứa rát, sưng đau.
  • Trường hợp nặng, các nốt đỏ lan rộng, lông mọc ngược hay xoắn thành bên trong.
  • Nếu không sớm khắc phục thì trên vùng da chân có thể xuất hiện mụn mủ hoặc nhọt.
  • Mụn mủ đôi khi còn vỡ ra, chảy dịch hoặc rò rỉ máu.
Trên chân sẽ xuất hiện các nốt đỏ sần sùi ngay tại các nang lông

Bệnh lý này mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu thiếu nghiêm túc trong điều trị thì người bệnh có thể sẽ gặp nhiều hệ lụy. Nhất là tổn thương da trở nên nghiêm trọng, khó khắc phục và dễ để lại sẹo lồi lõm sau điều trị.

Viêm nang lông ở chân khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Hãy chủ động thăm khám bác sĩ khi:

  • Các triệu chứng trên da không có xu hướng giảm khi điều trị tại nhà.
  • Da xuất hiện mụn mủ, mụn nhọt.
  • Tổn thương bị chảy dịch mủ hay rò rỉ máu.
  • Nhiễm trùng lan rộng lên những vùng da khỏe mạnh.

Các biện pháp điều trị viêm lỗ chân lông ở chân

Viêm lỗ chân lông tuy không trực tiếp gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng chủ quan trong điều trị hoặc áp dụng sai phương pháp có thể dẫn tới nhiều tổn thương lâu dài trên da. Tùy theo thể bệnh và thể trạng của người bệnh mà có thể lựa chọn những giải pháp phù hợp với mình.

Trị viêm lỗ chân lông tại nhà

Tình trạng viêm lỗ chân lông ở chân hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà khi triệu chứng ở mức độ nhẹ. Các giải pháp tại nhà thường rất lành tính, an toàn và dễ thực hiện. Bạn có thể tham khảo và áp dụng một số phương pháp được dùng phổ biến sau đây:

1. Nha đam chữa viêm lỗ chân lông ở chân

Hoạt chất axit salicylic cùng magnesium lactate trong nha đam còn có thể giúp giảm ngứa và sưng tấy ở vùng da chân. Đồng thời hỗ trợ giúp hàn gắn tổn thương và tái tạo các tế bào da mới.

Có thể áp dụng với cách đơn giản như sau:

  • Cần chuẩn bị 1 hoặc 2 lá nha đam tươi tùy thuộc vào độ rộng vùng da cần điều trị.
  • Đem nguyên liệu đi rửa sạch rồi gọt bỏ phần vỏ bên ngoài và cạo lấy gel.
  • Dùng gel nha đam để đắp trực tiếp lên vùng da chân cần điều trị.
  • Để nguyên trong khoảng từ 15 20 phút rồi dùng nước sạch rửa lại.

**Chú ý: Có không ít người bị kích ứng với gel nha đam. Chính vì thế mà trước khi áp dụng lên vùng da bị tổn thương bạn cần thử trước lên vùng cánh tay. Nếu sau khoảng 10 12 tiếng trên da không xuất hiện bất thường thì bạn có thể an tâm sử dụng.

2. Sử dụng giấm táo chữa viêm nang lông ở chân

Giấm táo cũng là một nguyên liệu có tính kháng khuẩn cũng như chống viêm tự nhiên rất mạnh. Sử dụng giấm táo có thể giúp loại bỏ vi khuẩn tận sâu bên trong nang lông. Từ đó có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lan rộng.

Giấm táo có thể khắc phục được các triệu chứng viêm lỗ chân lông ở chân

Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị 5 muỗng cà phê giấm táo và pha vào khoảng 200ml nước ấm.
  • Dùng 1 chiếc khăn sạch nhúng vào dung dịch giấm táo đã pha và vắt cho bớt nước.
  • Đặt trực tiếp lên vùng da cần điều trị.
  • Sau 5 10 phút nhúng khăn vào dung dịch rồi vắt ráo và đặt thêm lần nữa.

3. Trị viêm lỗ chân lông ở chân bằng nghệ

Nghệ cũng là nguyên liệu có tính kháng khuẩn cũng như chống viêm rất cao. Ngoài ra, nghệ còn giúp làm giảm sự kích ứng cũng như ngừa sưng viêm trên da. Nguyên liệu này cũng được sử dụng rất phổ biến trong việc chữa lành những tổn thương trên da.

Có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Cần có 1 muỗng cà phê bột nghệ khuấy đều trong lượng nước vừa đủ để có hỗn hợp sệt.
  • Thoa hỗn hợp bột nghệ trực tiếp trên vùng da tổn thương kết hợp massage nhẹ nhàng.
  • Để yên khoảng 20 phút sau đó dùng nước ấm rửa sạch.

4. Nước muối trị viêm nang lông ở chân

Muối là nguyên liệu có tính kháng khuẩn chống viêm quen thuộc được dùng phổ biến trong việc vệ sinh da cũng như răng miệng hay mũi họng. Khi các lỗ chân lông ở chân bị tấn công bởi phản ứng viêm thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng muối để khắc phục.

Thực hiện với hướng dẫn đơn giản dưới đây:

  • Cần chuẩn bị 1 thìa cà phê muối tinh cùng 200ml nước ấm.
  • Hòa tan muối trong nước ấm.
  • Dùng dung dịch trên để vệ sinh vùng da chân đang tổn thương khoảng 2 lần/ngày.

5. Chữa viêm lỗ chân lông ở chân bằng trà xanh

Trà xanh cũng là một nguyên liệu được dùng phổ biến trong việc khắc phục các vấn đề trên da do vi khuẩn hay vi nấm gây ra. Bởi trà xanh cũng có tác dụng kháng viêm tương đối mạnh. Ngoài da, các thành phần có trong nguyên liệu này còn thúc đẩy quá trình hình thành các tế bào da mới.

Người bệnh có thể dùng nước trà xanh để vệ sinh vùng da chân cần điều trị

Hướng dẫn thực hiện theo các bước sau:

  • Cần chuẩn bị khoảng 1 nắm lá trà xanh.
  • Cho vào ấm đun sôi với khoảng 1,5 lít nước và để cho vừa ấm.
  • Sử dụng nước trà xanh vừa nấu để vệ sinh vùng da chân đang cần điều trị.

6. Sử dụng dầu dừa và chanh trị viêm nang lông ở chân

Dầu dừa có tác dụng tốt trong việc cấp ẩm và làm dịu da. Đồng thời có thể kích thích quá trình chữa lành tổn thương trên da và hình thành tế bào da mới. Còn chanh lại có hàm lượng acid cũng như vitamin và chất kháng sinh tự nhiên cao. Kết hợp chanh và dầu dừa sẽ giúp trị viêm nang lông ở chân rất tốt.

Bạn có thể áp dụng theo hướng dẫn dưới đây:

  • Cần có 3 thìa cà phê dầu dừa cùng với 2 thìa cà phê nước cốt chanh.
  • Trộn đều 2 nguyên liệu trên rồi đun nóng trong lò vi sóng.
  • Dùng vỏ chanh thấm vào hỗn hợp trên rồi thoa đều lên vùng da bị tổn thương.
  • Massage nhẹ nhàng, để nguyên trong 15 20 phút rồi dùng nước mát rửa lại.

Cần chú ý rằng, giải pháp tại nhà chỉ có thể áp dụng được trong trường hợp trên da chưa xuất hiện mủ hay tổn thương chưa quá nghiêm trọng. Khi da bị chảy dịch mủ hay rò rỉ máu thì tuyệt đối không thực hiện các giải pháp được đề cập ở trên.

Tuy nhiên các giải pháp từ mẹo dân gian chỉ mang tính hỗ trợ do dược tính không cao, đòi hỏi thời gian áp dụng kéo dài. Người bệnh không nên áp dụng thay thế cho các phương pháp đặc trị. Mặt khác, quá trình bào chế không đảm bảo vệ sinh có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, một số nguyên liệu vẫn có thể gây kích ứng trên làn da nhạy cảm.

Điều trị viêm lỗ chân lông bằng các Tây y

Các loại thuốc từ Tây y là sự lựa chọn phổ biến của rất nhiều người bệnh bởi tính tiện lợi và cho hiệu quả nhanh chóng. Người bệnh có thể được điều trị kết hợp giữa thuốc điều trị tại chỗ và thuốc uống.

Cần thăm khám bác sĩ khi các triệu chứng trên da trở nặng
  • Thuốc điều trị tại chỗ:

Bác sĩ có thể chỉ định kem hydrocortisone và kháng sinh điều trị tai chỗ để kết hợp. Kem hydrocortisone sẽ làm giảm ngứa đồng thời ngăn ngừa sự lây lan của các phản ứng viêm. Cò kháng sinh dùng tại chỗ sẽ được chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng còn nhẹ nhưng là do vi khuẩn gây ra.

Ngoài ra thì một số loại kem bôi tại chỗ không kê toa cũng có thể sẽ đáp ứng với triệu chứng nhẹ hay trung bình. Nhất là các kem bôi có chứa Axit Salicylic hay Benzoyl Peroxide. Tuy nhiên, mặc dù là thuốc thuộc nhóm không kê đơn nhưng để tránh những vấn đề không mong muốn phát sinh thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

  • Thuốc đường uống:

Ở một số trường hợp triệu chứng nặng thì việc dùng các loại thuốc điều trị tại chỗ chưa đủ để đáp ứng. Lúc này bác sĩ buộc phải chỉ định các loại thuốc uống kết hợp để nhanh chóng cải thiện tình trạng tổn thương trên da. Đồng thời có thể ngăn ngừa được các vấn đề nghiêm trọng phát sinh.

Loại thuốc được dùng phổ biến nhất là kháng sinh đường uống. Có thể là Ciprofloxacin, Levofloxacin, Cephalexin, Minocycline, Dicloxacillin, Doxycyclin Các thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn và vi nấm gây bệnh.

Bên cạnh có thì một số thuốc kháng viêm hoặc thuốc tác động tới hormone cũng có thể được bác sĩ chỉ định khi bệnh nặng. Các loại thuốc này được dùng với mục đích hỗ trợ cải thiện bệnh được nhanh chóng hơn.

Thuốc uống có thể kê toa chung với thuốc bôi khi những tổn thương trên da trở nên nghiêm trọng

Việc điều trị bằng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Cả thuốc bôi hay thuốc uống đều phải dùng đúng liều lượng cũng như tần suất. Không tự ý điều chỉnh kế hoạch dùng thuốc ngay cả khi hiện trạng bệnh đã có những biến chuyển nhất định dù tích cực hay tiêu cực.

Trị viêm lỗ chân lông bằng ứng dụng y học cổ truyền

Theo Đông y, viêm tình trạng viêm lỗ chân lông hay viêm nang lông là do nhiệt độc, hỏa độc xâm nhập cơ thể, dẫn tới bì phù, tấu lý các khối sưng đỏ, gây đau và viêm tại lỗ chân lông. Để giải quyết hiệu quả căn bệnh này, Đông y chú trọng điều trị từ gốc, loại bỏ căn nguyên gây bệnh bên trong cơ thể bằng cách sử dụng những vị thuốc có tính thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.

Một trong những bài thuốc Đông y chữa viêm nang lông hiệu quả nhất hiện nay là Thanh bì Dưỡng cant can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc.Bài thuốc là thành quả nghiên cứu nằm trong chuyên đề khoa học: Ứng dụng thảo dược quý trong điều trị bệnh ngoài da quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành. Để bào chế nên bài thuốc, các chuyên gia đã dành gần 3 năm đãi cát tìm vàng trong hơn 100 bài thuốc quý về đầu bệnh da liễu.

Qua đó công thức bào chế bài thuốc Trợ tang bì của Hải Thượng Lãn Ông đã được lựa chọn làm nền tảng để hoàn thiện bài thuốc. Các thảo dược đều được lấy giống và chăm sóc theo tiêu chuẩn Quốc tế GACP WHO, an toàn cho mọi đối tượng sử dụng. Bài thuốc đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu trên sóng truyền hình.

Xem chi tiết: Phần giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang trên VTV2

Hơn 30 loại thảo dược quý chọn lọc từ các vườn dược liệu chất lượng cao đã được sử dụng để bào chế nên Thanh bì Dưỡng can thang. Trong số 30 loại thảo dược được tuyển chọn, chỉ có 8 loại có vai trò chủ lực. Các vị thuốc này được phân chia thành từng nhóm chế phẩm nhỏ, định lượng, đong đếm theo tỷ lệ nghiêm ngặt.

  • Thuốc ngâm rửa: Bài thuốc có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da từ sâu lỗ chân lông nhờ các thảo dược quý như Lá trầu không, Hoàng liên, Đơn đỏ, Sài đất, Mò trắng, Ô liên rô, Xuyên tâm liên
  • Thuốc bôi ngoài da: Cung cấp dưỡng chất làm dịu và cấp ẩm cho da, loại bỏ triệu chứng viêm nang lông. Với thành phần chứa dược tính từ các thảo dược Đương quy, hồng hoa, sa đằng tử, mật ong
  • Bài thuốc uống: Bao gồm Sa sâm, Kim ngân cành, Dạ dao đằng, Bạch linh, Hồng hoa, Bồ công anh, Đơn đỏ, Thổ phục linh, Huyết đằng, Đan sâm, Ké đầu ngựaGiúp điều trị bệnh từ sâu bên trong, tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, ngăn tái phát.
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang điều trị viêm nang lông

Hiệu quả điều trị trên 100 người bệnh năm 2019 cho thấy: 95% người bệnh cho kết quả tích cực, không tái phát kể cả sau khi kết thúc liệu trình điều trị, 5% quá trình điều trị kéo dài hơn 4 tháng. Bài thuốc đem lại hiệu quả mạnh mẽ, toàn diện chỉ sau 1 liệu trình với các giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Đào thải độc tố nằm sâu dưới da và trong cơ thể.
  • Giai đoạn 2: Điều trị triệu chứng.
  • Giai đoạn 3: Ổn định bệnh không tái phát.

Biện pháp ngăn ngừa viêm nang lông ở chân

Tình trạng viêm lỗ chân lông ở chân sau điều trị vẫn rất dễ tái phát. Để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát, bạn cần chú ý chăm sóc. Hãy nghiêm túc thực hiện các khuyến cáo sau đây:

  • Vệ sinh vùng da chân đang tổn thương đúng cách. Người bệnh có thể sử dụng các loại xà phòng kháng khuẩn được bác sĩ khuyến cáo để rửa vùng da tổn thương 2 lần/ngày. Chú ý thấm khô bằng khăn mềm sau khi vệ sinh.
  • Tránh dùng các loại sữa tắm hay xà phòng tẩy rửa mạnh bởi chúng dễ khiến da bị kích ứng. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm được chỉ định với trường hợp bị viêm lỗ chân lông. Hoặc cũng có thể tham khảo một số sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng da chân sạch sẽ nhất là khi phải tiếp xúc với khói bụi hay sau hoạt động mạnh khiến da tiết nhiều mồ hôi.
  • Tránh chạm tay vào, gãi hoặc chà xát mạnh khi vùng da chân đang gặp tổn thương. Điều này có thể sẽ khiến cho tổn thương thêm nặng nề và nhiễm trùng dễ dàng lan rộng.
  • Không mặc quần chật khi vùng chân đang bị tổn thương, bởi chúng sẽ tạo ra ma sát khiến da tổn thương nặng nề thêm.
  • Tránh cạo tẩy lông chân thương xuyên, ngoài ra khi thực hiện cần áp dụng đúng cách.
  • Uống nhiều nước, không chỉ nước lọc mà nên cung cấp thêm nước ép rau quả tươi để tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa, hỗ trợ làm lành tổn thương.

Khi vùng chân có dấu hiệu bị viêm lỗ chân lông thì bạn cần can thiệp điều trị ngay. Nếu các giải pháp tại nhà không đáp ứng thì hãy lập tức tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Không nên chủ quan trong điều trị bởi có thể khiến tổn thương da nghiêm trọng và để lại những hệ lụy sau điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề