Cách chăm sóc heo rừng con

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng giống heo rừng đạt hiệu quả kinh tế cao thì điều quan trong là bà con phải biết đặc tính và đặc điểm của mỗi lứa tuổi heo cũng như mỗi giống đực cái.

Heo đực giống: Nếu quản lý và chăm sóc tốt cho 1 con heo rừng đực thì có thể phối 5 - 10 heo rừng cái. Giữa heo đực và heo cái thì phải nuôi chế độ riêng, tách riêng biết và chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm cho heo đực cũng cao hơn heo cái.Trong những ngày phối giống bà con cần bổ sung thêm thức ăn tinh cho heo đực bằng cách cho ăn thêm thực phẩm muối khoáng, cho ăn 1 - 2 quả trứng là bổ sung được tốt lượng đạm.

Heo rừng cái có đặc điểm khác biệt so với heo cái loại khác là chúng là chúng khá mắn đẻ, và cho lượng con giống khá cao. Heo rừng lai sinh sản tự nhiên quanh năm . Trung bình mỗi năm heo cái rừng có thể 2 lứa và mỗi lứa 6 - 7 con, cá biệt có lứa đẻ 9 - 10 con và chúng rất khéo nuôi con. Trong môi trừng tự nhiên, khi đẻ heo mẹ sẽ tự chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và tự tách bầy khi con lớn. Còn khi đưa heo về nuôi chuồng trại trong gia đình thì bà con cẩn trọng theo dõi biểu hiện lên giống và xác định thời điểm phối giống thích hợp nhất cho heo để cóời quả. Thường thì thời gian mang thai của heo rừng là 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày [114 - 115 ngày] thì bắt đầu đẻ con.

Chăm heo nái mang thai cần phải có chế độ ăn dinh dưỡng. Bởi trong hai tháng đầu, heo nái mang thai được nuôi riêng với khẩu phần thức ăn như sau: rau, củ, quả, hạt ngũ cốc các loại. Bên cạnh đó có thể bổ sung thêm những loại thức ăn tinh hỗn hợp, bổ sung 15 gr muối, 20 gr khoáng cần thiết mỗi ngày cho heo. Còn trong giai đoạn heo đẻ thì chỉ nên cho heo ăn cháo loãng, ít muối, ít rau xanh để đề phòng sốt sữa và heo vẫn có đủ sữa, cũng cấp cho heo con. Bà con có thể sử dụng máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng để công việc chuẩn bị thức ăn cho heo được hiệu quả, tiết kiệm thời gian hơn.

Khi heo nái nuôi con thì thức ăn phải đa dạng đảm bảo chất lượng và số lượng mỗi ngày. Chỉ khi nào heo heo con được 1,5 - 2 tháng tuổi, đã được ăn thức ăn do do bà con cung cấp thì lúc này khẩu phần ăn cho heo mẹ mới có thể giảm bớt xuống và có chế độ ăn bình thường. Bà con lưu ý là không nên phối giống cho heo nái động dục trong thời kỳ nuôi con, vì khó thụ thai hoặc thụ thai nhưng số lượng và chất lượng heo con sinh ra không đạt yêu cầu.

Heo rừng con có đặc điểm là lông đen, có những sọc nâu vàng chạy dọc thân, không cần đỡ đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 giờ sau đẻ heo con đã có thể đứng dậy bú mẹ. Chỉ trong thời gian 15 - 20 ngày là heo con có thể bắt đầu tập ăn cỏ cây, rau củ. Đến khi được 1,5 - 2 tháng tuổi đã ăn được thức ăn cứng thì bà con có thể cai sữa và tách chúng ra khỏi mẹ. Nên cho chúng tiếp xúc nhiều với con người để loại dần cảm giác sợ hãi, thói quen trong rừng từ xa xưa.

Trung bình một con heo sơ sinh có thể đạt 300 - 500 gr/con, 1 tháng tuổi 3 - 5 kg, 2 tháng tuổi 8 - 10 kg, 6 tháng tuổi 20 - 25 kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 60 - 70% trọng lượng trưởng thành. Và nếu có một chế độ dinh dưỡng phù hợp thì sau 6 tháng nuôi, bà con có thể xuất chuồng bán với trọng lượng heo đạt 25 kg. Như vậy so về trọng lượng heo rừng con có thể tăng trọng nhanh hơn heo nhà và cho chất lượng thịt cũng đảm bảo ngon hơn.

Vì mỗi giai đoạn nuôi heo rừng đều cần có chế độ ăn phù hợp nên việc chuẩn bị thức ăn cho heo thường rất vất vả. Nhiều bà con nông dân đã lựa chọn máy chế biến thức ăn chăn nuôi để giúp giảm bớt đi thời gian chuẩn bị thức ăn, giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân công cho heo ăn. Đây là hướng chăn nuôi áp dụng khoa học kĩ thuật mới mà bà con chăn nuôi nên tham khảo và sử dụng.

Video liên quan

Chủ Đề