Cách bố trí thép sàn sê nô

vấn đề bạn hỏi thật ra trên thực tế cũng là thắc mắc của khá nhiều bạn đồng nghiệp, kể cả các bạn đã đi làm có kinh nghiệm. Thật sự đó là bài toán căn bản trên ghế nhà trường mà thôi.

Trường hợp này nếu để tính kết cấu sẽ tùy thuộc vào quan niệm phân tích của người tính kết cấu mà có các trường hợp tương ứng với sơ đồ tính khác nhau, cách đặt thép cũng khác nhau như sau:
1. Trường hợp 1:
- Quan niệm: bản kê 2 cạnh với 2 dầm là 2 conson. Sàn ban công được xem chỉ "gác" lên 2 dầm là 2 conson mà thôi.
- Sơ đồ tính:
Sàn là bản loại dầm chịu lực 1 phương.
Dầm conson chịu tải trọng bản thân và tải trọng do sàn truyền vào [nếu có dầm bo thì có thêm tải trọng dầm bo truyền vào]
Nếu có dầm bo thì dầm bo trường hợp này chỉ chịu tải trọng bản thân mà thôi.

- Cách đặt thép:
Thép theo phương từ dầm conson này đến dầm conson kia là thép chịu lực chính [do kết quả tính toán] và đặt nằm dưới. Thép theo phương còn lại là thép cấu tạo đặt nằm trên.
Nếu có dầm bo thì liên kết giữa sàn và dầm bo là liên kết "lỏng" - gác kê lên mà thôi - không ngàm, không khớp. Không cần móc thép sàn vào dầm bo.

2. Trường hợp 2:
- Quan niệm: bản kê 4 cạnh với 1 chiều là 2 dầm conson, 1 chiều là dầm nhà và dầm bo.
- Sơ đồ tính:
Sàn là bản loại dầm chịu lực 1 phương hay 2 phương tuỳ thuộc vào L1/L2 như bài toán tính sàn bản kê 4 cạnh thông thường.
Dầm conson, dầm nhà và dầm bo chịu tải trọng bản thân và tải trọng do sàn truyền vào.
- Cách đặt thép:
+ Nếu sàn chịu lực theo 2 phương thì thép theo phương cạnh dài đặt nằm trên, cạnh ngắn đặt nằm dưới.
+ Nếu sàn chịu lực theo 1 phương thì thép theo phương cạnh ngắn là chịu lực chính, thép theo phương cạnh dài là thép cấu tạo.

Còn có trường hợp 3, 4 nữa nhưng ít thông dụng nên mình không đề cập.

Video liên quan

Chủ Đề