Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn phong cách lãnh đạo

Bạn đang thắc mắc phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất cho nhà quản lý áp dụng? Các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của bạn? Vậy hãy xem ngay bài viết sau đây của Fasto nhé. Chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc trên và giúp bạn đánh giá phong cách lãnh đạo của bản thân.

fWork – Bộ giải pháp phần mềm quản trị kế hoạch giúp Doanh nghiệp quản trị dự án hiệu quả, theo dõi timeline chi tiết và báo cáo trực quan về kế hoạch. Click ngay vào ảnh để nhận ngay BẢN DEMO HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ các tính năng của phần mềm:

Phần mềm fWork giúp tăng 300% hiệu suất nhân sự

>>> ĐỌC NGAY:

Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của một nhà lãnh đạo. Một nhà quản lý tài ba là người có phong cách lãnh đạo tốt nhất, hợp lý để có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nhân viên. Bên cạnh đó, nhà quản lý có phong cách lãnh đạo tốt sẽ giúp cá nhân và tập thể trong doanh nghiệp, tổ chức có thể phát huy hết khả năng.

Phong cách lãnh đạo là gì?

>>>> XEM THÊM: 11 kỹ năng lãnh đạo nhóm hiệu quả cần có của một leader team

Mỗi phong cách lãnh đạo khác nhau thì luôn có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Vậy đâu là phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất cho nhà quản lý? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp.

Phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất cho nhà quản lý?

Độc đoán là phong cách lãnh đạo mà nhà quản trị thường đưa ra các chỉ định buộc nhân viên phải làm theo. Nhà lãnh đạo theo phong cách này thường không nhận bất kỳ lời đề xuất hay tiếp thu kỳ ý kiến nào của cấp dưới. Ưu điểm của phong cách này đó là sẽ buộc nhân viên phải nhìn thẳng vào vấn đề và đưa ra giải pháp hoàn thành công việc nhanh nhất có thể.

Phong cách lãnh đạo độc đoán

Tuy nhiên, khi nhà quản lý sử dụng phong cách này, nhân viên sẽ cảm thấy bản thân không được tôn trọng và lắng nghe. Vì vậy, phong cách lãnh đạo độc đoán chỉ nên được áp dụng vào đúng thời điểm và đúng đối tượng để giúp nhà quản lý đạt được kết quả như mong muốn.

>>>> ĐỌC CHI TIẾT: Những nhà lãnh đạo tài ba và các bài học đắt giá về quản trị 

Lãnh đạo dân chủ là phong cách được nhiều nhà quản trị theo đuổi và cũng được nhiều nhân viên yêu thích. Ở phong cách này, nhân viên sẽ có thể tham gia vào quá trình lựa chọn phần việc và đưa ra quyết định trước một kế hoạch cụ thể nào đó. Ngoài ra, nhân viên cũng có thể nói lên ý kiến của mình và được lựa chọn cách thức thực hiện công việc phù hợp.

Phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất – Phong cách lãnh đạo dân chủ

Tuy nhiên, phong cách này sẽ không phù hợp với các nhà quản lý không đủ cứng rắn và thiếu quyết đoán. Những nhà lãnh đạo như vậy sẽ rất dễ bị đi chệch hướng và khó đưa ra kết luận cuối cùng khi tiếp nhận quá nhiều ý kiến khác nhau từ nhân viên.

>>> TÌM HIỂU NGAY: 5S là gì? Cách thực hiện 5S tại nơi làm việc, văn phòng công ty

Với phong cách lãnh đạo tự do, nhà quản lý sẽ ủy thác toàn bộ trách nhiệm cho các nhân sự cấp dưới. Điều này sẽ giúp nhân viên có toàn quyền quyết định trong các công việc cụ thể. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo vẫn sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng khi xảy ra sự cố.

Phong cách lãnh đạo tự do

Phong cách lãnh đạo này chỉ phù hợp để áp dụng với một đội ngũ cấp dưới có khả năng chuyên môn  và làm việc với hiệu suất cao. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng cần có sự tin tưởng tuyệt đối vào nhân viên của mình khi cho họ tự đưa ra quyết định.

Theo Fastdo, dân chủ tự do là phong cách lãnh đạo tốt nhất vì cho phép nhân viên được chủ động trong công việc và tạo động lực cho họ hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể phối hợp và sử dụng linh hoạt cả 3 phong cách lãnh đạo trên vào từng tình huống cụ thể.

>>>> XEM CHI TIẾT: 7 phương pháp quản lý dự án phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay

Sau khi giúp bạn hiểu được phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất, Fastdo sẽ giúp bạn nắm được 4 yếu tố chính sẽ ảnh hưởng đến phong cách làm việc của nhà quản lý qua nội dung dưới đây.

Môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách lãnh đạo của nhà quản lý. Bởi vì một môi trường làm việc tốt, đề cao tính năng động và sáng tạo thì việc áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ để có thể lắng nghe nhiều hơn ý kiến của các nhân viên là điều vô cùng cần thiết.

Môi trường làm việc

>>> TÌM HIỂU NGAY: Vòng quay hàng tồn kho – Công thức tính và cách để tối ưu

Một nhà quản lý đã có kinh nghiệm thường sẽ có tâm lý thoải mái khi đảm nhận chức vụ lãnh đạo. Ngược lại, nếu một nhà người lãnh đạo không thể phát huy hết thế mạnh của mình thì sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên.

Tâm lý nhà quản lý

>>> XEM NGAY: 9 khó khăn khi làm việc nhóm thường gặp và cách giải quyết

Nếu nhà quản lý là người có chuyên môn cao thì thường sẽ lãnh đạo theo phong cách độc đoán và muốn nhân viên nghe theo ý kiến chủ quan của mình. Và ngược lại, nếu nhà quản lý là người chỉ có khả năng chuyên môn vừa phải thì thường sẽ lắng nghe ý kiến từ nhân viên cấp dưới thay vì tự mình quyết định tất cả.

Trình độ và năng lực của nhà quản lý

>>> TÌM HIỂU NGAY: Quản lý tiến độ dự án là gì? 6 bước quản lý tiến độ hiệu quả

Trình độ và năng lực làm việc của đội ngũ nhân viên cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của nhà quản lý. Nếu đội ngũ nhân viên đã sở hữu kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ vững chắc thì nhà lãnh đạo chỉ cần giao việc và cho lời khuyên khi cần thiết.

Trình độ và năng lực của đội ngũ nhân viên

>>> TÌM HIỂU NGAY: Quản lý dự án công nghệ thông tin là gì? Phương pháp quản lý dự án CNTT hiệu quả

Dưới đây là một số đánh giá các phong cách lãnh đạo hiện nay.

Người theo chủ nghĩa cá nhân [Individualist] thường có khả năng sáng tạo và tự nhận thức cao. Nhà quản lý theo chủ nghĩa cá nhân thường sẽ tập trung vào sự phát triển của bản thân thay vì đóng góp cho tổ chức. Đây còn là kiểu người luôn mong muốn vượt qua mục tiêu đã đề ra thông qua việc không ngừng cải thiện kỹ năng cá nhân.

Người theo chủ nghĩa cá nhân

Một nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa cá nhân thường sẽ có đặc điểm như sau:

  • Luôn tin tưởng vào trực giác của bản thân đối với các quy trình tổ chức.
  • Việc giữ liên hệ với mọi người luôn giữ vai trò quan trọng trọng việc truyền đạt những ý tưởng phức tạp.
  • Cảm thấy thoải mái với sự tiến bộ hơn là sự thành công bền vững.

>>> ĐỌC NGAY: Quản lý vi mô [micromanagement] là gì? Khi nào cần áp dụng?

Cách nhà lãnh đạo theo phong cách chiến lược gia sẽ có nhận thức sâu sắc về cấu trúc và quy trình phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo chiến lược gia còn có khả năng xem xét, đánh giá lại quy trình phát triển và tìm ra những điểm cần cải thiện.

Chiến lược gia

Một nhà lãnh đạo theo phong cách chiến lược gia thường sẽ có đặc điểm như sau:

  • Chiến lược gia cho rằng nhà lãnh đạo giỏi là người có thể xây dựng sự đồng thuận trong các đội nhóm đang bị chia rẽ.
  • Luôn đề cao tầm quan trọng của việc giúp tổ chức và các cá nhân phát triển.
  • Cho rằng bản thân đủ khả năng để xử lý những mâu thuẫn, xung đột.

>>> TÌM HIỂU NGAY: Lý thuyết và xu hướng quản trị hiện đại cực bổ ích

Đây là phong cách lãnh đạo có logic hành động hiệu quả nhất trong quản trị thay đổi. Người lãnh đạo theo phong cách nhà giả KIm thường có cái nhìn độc đáo trong việc bức tranh toàn cảnh của công việc. Bằng cách áp dụng phong cách lãnh đạo này, không một nhân viên nào dưới quyền nhà quản lý bị coi thường.

Nhà giả Kim

Một nhà lãnh đạo theo phong cách nhà giả Kim sẽ có đặc điểm như sau:

  • Nhà quản lý theo phong cách nhà giả Kim cho rằng một lãnh đạo giỏi là người biết đồng cảm và có khả năng giúp nhân viên đạt được tiềm năng cao nhất.
  • Luôn tác động tích cực và sâu sắc đến những gì bản thân đang làm.
  • Có khả năng cân bằng các nhu cầu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

>>> ĐỌC NGAY: Nguyên tắc Pareto [quy tắc 80/20] là gì? Cách áp dụng hiệu quả

Nhà quản lý có phong cách lãnh đạo cơ hội luôn muốn giành chiến thắng bằng mọi giá. Một nhà lãnh đạo theo phong cách người cơ hội sẽ có đặc điểm như sau:

  • Nhà quản lý theo phong cách người cơ hội cho rằng một lãnh đạo giỏi phải luôn coi mọi người như đối thủ tiềm năng cần phải vượt qua.
  • Nhà quản lý có phong cách lãnh đạo cơ hội cho rằng bản thân có quyền từ chối tiếp nhận ý kiến đóng góp của những người chỉ trích ý tưởng của mình.
Người cơ hội

>>> XEM NGAY: 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell để trở thành Leader vĩ đại

Đây là một trong các phong cách lãnh đạo hiện đang được khá nhiều nhà quản lý lựa chọn. Nhà ngoại giao không quan tâm đến cạnh tranh hay quyền lực kiểm soát mà chỉ muốn hoàn thành công việc và hạn chế mâu thuẫn nhiều nhất có thể.

Người ngoại giao

Một nhà lãnh đạo theo phong cách người ngoại giao sẽ có đặc điểm như sau:

  • Nhà lãnh đạo quan niệm rằng cần phải chống đối lại sự thay đổi vì điều này sẽ gây bất ổn trong đội ngũ nhân viên.
  • Đề cao sự gắn kết xã hội trong nội bộ.
  • Có xu hướng lãnh đạo theo kiểu định hướng hoặc hỗ trợ.

>>> ĐỌC NGAY: Agile là gì? Nguyên lý và đặc trưng của phương pháp

Chuyên gia là những người có sự hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực nhất định. Đây là những cá nhân có tài năng và tầm ảnh hưởng cao. Tuy nhiên, nhà quản lý có phong cách lãnh đạo này sẽ thiếu trí tuệ cảm xúc [EQ].

Chuyên gia

Một nhà lãnh đạo theo phong cách chuyên gia sẽ có đặc điểm như sau:

  • Luôn ưu tiên vấn đề phát triển kiến thức của bản thân hơn là nhu cầu của tổ chức, đội ngũ nhân viên dưới quyền.
  • Luôn cho rằng ý kiến bản thân đưa ra là chính xác.

Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn biết được phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất cho nhà quản lý. Hiện nay Fastdo đang cung cấp các bộ giải pháp quản trị doanh nghiệp với nhiều tính năng ưu việt. Bạn hãy truy cập ngay vào website fastdo.vn để tìm hiểu và lựa chọn cho doanh nghiệp mình một phần mềm phù hợp nhé!

Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO

  • Địa chỉ: 
    • Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
    • Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Điện thoại: 0971 126 599
  • Email:
  • Website: //fastdo.vn/

>>>> CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH KHÁC:

Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của một nhà lãnh đạo. Một nhà quản lý tài ba là người có phong cách lãnh đạo tốt nhất, hợp lý để có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nhân viên. Bên cạnh đó, nhà quản lý có phong cách lãnh đạo tốt sẽ giúp cá nhân và tập thể trong doanh nghiệp, tổ chức có thể phát huy hết khả năng.

Độc đoán là phong cách lãnh đạo mà nhà quản trị thường đưa ra các chỉ định buộc nhân viên phải làm theo. Nhà lãnh đạo theo phong cách này thường không nhận bất kỳ lời đề xuất hay tiếp thu kỳ ý kiến nào của cấp dưới. Ưu điểm của phong cách này đó là sẽ buộc nhân viên phải nhìn thẳng vào vấn đề và đưa ra giải pháp hoàn thành công việc nhanh nhất có thể.

Với phong cách lãnh đạo tự do, nhà quản lý sẽ ủy thác toàn bộ trách nhiệm cho các nhân sự cấp dưới. Điều này sẽ giúp nhân viên có toàn quyền quyết định trong các công việc cụ thể. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo vẫn sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng khi xảy ra sự cố.

Video liên quan

Chủ Đề