Các xét nghiệm bất bước trước khi mang thai

Khám sàng lọc, xét nghiệm trước khi mang thai là bước quan trọng cần thực hiện của mỗi cặp vợ chồng để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và có những chuẩn bị tốt nhất cho trẻ trước khi ra đời.

1. Mục đích:

Khám sàng lọc trước khi mang thai là các xét nghiệm cần được thực hiện để kiểm tra sức khỏe di truyền của cả người cha và người mẹ trước khi mang thai. Mục đích của việc này nhằm:

  • Xác định sớm các bất thường về sức khỏe của người cha, người mẹ có thể di truyền cho con cái, gây ảnh hưởng tới việc thụ thai và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, trẻ sau khi sinh.
  • Bác sĩ đưa ra lời khuyên về thời điểm sinh con, phương pháp thụ thai, chuyển dạ an toàn, giúp bé khỏe mạnh → ngăn ngừa được nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh, thai lưu không rõ nguyên nhân.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và loại thuốc sử dụng để chuẩn bị một trạng thái cơ thể tốt nhất trước khi mang thai và có một thai kỳ khoẻ mạnh.

2. Các phương pháp khám sàng lọc trước khi mang thai

  1.  Khám sàng lọc cho người chuẩn bị làm mẹ
  • Khám tổng quát: hỏi về tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình, thực hiện đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) và khám tổng quát cơ quan sinh dục
  • Khám phụ khoa: khám và siêu âm phụ khoa nhằm phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi trong quá trình mang thai như polyp cổ tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, XN tầm soát ung thư cổ tử cung…
  • Làm XN tổng quát: chụp X-quang phổi, ECG, Siêu âm ổ bụng tổng quát đánh giá về các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng,...
  • Xét nghiệm máu cơ bản: Xét nghiệm huyết học, xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm sinh hóa máu và xét nghiệm nước tiểu…; xét nghiệm nội tiết giúp phát hiện sớm các bất thường của tuyến giáp…
  • Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng tới thai kỳ: HIV, giang mai, viêm gan B, Rubella, Toxoplasma, cytomegalovirus, herpes, lậu, Clamydia…
  • Lưu ý: Sàng lọc di truyền nhiễm sắc thể rất cần thiết đối với những trường hợp cặp vợ chồng có:
  • Người thân trong gia đình bị vô sinh, sẩy thai, thai lưu;
  • Người thân mắc các dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề về tâm thần như chậm phát triển trí não, tâm thần phân liệt, tự kỷ, trầm cảm…
  • Có vấn đề về đường huyết, tăng huyết áp;
  • Có người thân bị dị tật hở hàm ếch, chân cong, suy giảm thị lực và khả năng nghe.
  • Có người thân mắc hoặc mang gen di truyền các bệnh lý như máu khó đông, tan máu bẩm sinh, u xơ thần kinh …
  • Phụ nữ dự định mang thai khi đã lớn tuổi.
  • Khám nhũ.
  • Khám nha khoa: Đánh giá nguy cơ mắc các bệnh răng miệng vì nếu khi mang thai bị bệnh răng miệng có thể dẫn đến nguy cơ sinh non.
  • Tư vấn tiêm phòng trước mang thai: Rubella, thuỷ đậu, viêm gan…

b. Khám sàng lọc cho người chuẩn bị làm cha

  • Khám tổng quát: hỏi về tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình. Sau đó, thực hiện đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) và khám tổng quát cơ quan sinh dục.
  • Chụp X-quang tim phổi.
  • Siêu âm bẹn bìu.
  • Làm các xét nghiệm cơ bản: Xét nghiệm huyết học, xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm sinh hóa máu và xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm nội tiết.
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ.
  • Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Sàng lọc một số bất thường nhiễm sắc thể.

3. Sự chuẩn bị khi đi khám sàng lọc trước khi mang thai:

Ngay từ khi có ý định sinh em bé, các cặp vợ chồng nên đi khám sàng lọc càng sớm càng tốt. Để có kết quả khám sức khỏe chính xác, thuận tiện cho người mẹ đi tiêm phòng và có sự chủ động trong thai kỳ thì nên thực hiện khám sàng lọc trước khi mang thai khoảng 3 - 6 tháng.

Một số công việc cần chuẩn bị gồm:

  • Giấy tờ khám sức khỏe: Giấy tiêm chủng, giấy khám sức khỏe gần nhất để bác sĩ chẩn đoán nhanh và chính xác hơn.
  • Lịch sử mang thai: Đối với những phụ nữ đã từng sinh sản trước đây.
  • Ghi nhớ tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình để trả lời các câu hỏi của bác sĩ như: Loại vắc-xin từng tiêm, mắc bệnh gì, đã phẫu thuật chưa, bị dị ứng với thành phần gì, lối sống như thế nào, chu kỳ kinh nguyệt, có bệnh di truyền nào,...
  • Chuẩn bị trước những câu hỏi để hỏi ý kiến bác sĩ khi đi khám, xét nghiệm trước khi mang thai;
  • Tìm hiểu kỹ về những xét nghiệm phải làm để chuẩn bị chu đáo như: Nhịn ăn, nhịn tiểu, thời điểm thăm khám trong chu kỳ kinh nguyệt, việc kiêng quan hệ tình dục, loại trang phục nên mặc, việc ngừng sử dụng các loại thuốc đang dùng,...

Bài viết khác

Để quá trình bầu bí và sinh nở của mẹ được thuận lợi,suôn sẻ, cũng như hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra, việc xét nghiệm trước khi mang thai là cực kỳ quan trọng, Để thu được kết quả chính xác và tạo điều kiện cho thai kỳ thành công, chị em cần phải thực hiện các xét nghiệm trước khi mang thai theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

1. Tại sao cần phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai?

Muốn con yêu sinh ra khỏe mạnh, người mẹ cần phải có cơ thể mạnh khỏe. Các xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai sẽ giúp chị em biết được tình trạng sức khỏe của mình và kịp thời điều trị, cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nếu có.

Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp để tạo điều kiện tốt nhất cho bào thai phát triển ngay từ lúc chuẩn bị mang thai. Hơn nữa, từ kết quả xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ kịp thời và tư vấn thời gian tốt nhất cho chị em.

Nếu gia đình của mẹ mắc những bệnh sử đặc biệt thì cần phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai để xác định có khả năng bị di truyền hay không. Đặc biệt là với những người mẹ đã từng bị thai lưu, sảy thai, sinh non và có em bé bị dị tật bẩm sinh. Điều này sẽ đảm bảo người mẹ có một thai kỳ mới an toàn và khỏe mạnh.

Các xét nghiệm bất bước trước khi mang thai

Các xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời

2. Các xét nghiệm trước khi mang thai chị em nên thực hiện

2.1. Xét nghiệm sắt huyết thanh, nhóm máu, công thức máu

Xét nghiệm công thức máu sẽ cho biết nhóm máu và những bất thường của tế bào máu, cũng như khả năng mắc những bệnh về máu như thiếu hồng cầu, thiếu máu, bạch cầu,…  Ngoài ra, chị em cũng cần phải lưu ý những điều như sau:

– Qua công thức máu giúp sàng lọc bệnh thiếu máu tán huyết. Đây là căn bệnh di truyền do đột biến gen gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, trẻ sinh ra bị thiếu máu nặng và phải truyền máu suốt cả đời.

– Phát hiện tình trạng thiếu hoặc thừa sắt, thiếu máu để chữa trị kịp thời.

– Nhóm máu, nhất là khi Rh âm tính. Đây là trường hợp khá hiếm gặp nhưng cần phải có chế độ theo dõi, hỗ trợ đặc biệt để tránh hiện tượng mẹ sinh ra kháng thể chống lại thai nhi trong những lần mang thai kế tiếp gây sảy thai và thai lưu.

Các xét nghiệm bất bước trước khi mang thai

Xét nghiệm công thức máu giúp chị em biết được nhiều điều về tình trạng sức khỏe của mình

2.2. Xét nghiệm hóa sinh máu

Việc thực hiện một số xét nghiệm hóa sinh máu trước khi mang thai sẽ giúp bác sĩ đánh giá chức năng thận và tình trạng đường huyết,… Từ đó, các bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của chị em và theo dõi sát sao diễn biến sức khỏe trong suốt thời gian mang thai.

2.3. Xét nghiệm để phát hiện tình trạng nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng

Nhiễm một số loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng trong khoảng thời gian mang thai có thể gây ra những dị tật nghiêm trọng cho em bé trong bụng mẹ. Tùy vào tình hình thực tế, các bác sĩ sẽ tư vấn chị em nên thực hiện xét nghiệm để đánh giá tình trạng miễn dịch với một số loại vi khuẩn, virus có khả năng gây dị tật nghiêm trọng cho thai nhi. Chẳng hạn như virus Cytomegalo, ký sinh trùng Toxoplasmosis, vi khuẩn giang mai, virus Rubella,…

2.4. Xét nghiệm nước tiểu

Kết quả xét nghiệm này sẽ giúp chị em biết được mình có mắc phải bệnh lý viêm nhiễm hay không nhờ vào những yếu tố có trong nước tiểu như Glucose, vi khuẩn, bạch cầu, protein, hồng cầu,… Bên cạnh xét nghiệm nước tiểu, phụ nữ còn cần phải làm xét nghiệm máu để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe một cách chính xác hơn.

2.5. Xét nghiệm chức năng gan

Mục đích của xét nghiệm chức năng gan là để tầm soát những nguy cơ thai nhi mắc bệnh về gan như viêm gan B,… Hiện nay, chị em có thể thực hiện nhiều xét nghiệm để đánh giá chức năng gan nhưng phương pháp phổ biến nhất là xét nghiệm máu, kiểm tra tĩnh mạch,… Do đó, phụ nữ nên tiến hành kiểm tra chức năng gan trước khi quyết định mang thai khoảng 3 tháng.

Các xét nghiệm bất bước trước khi mang thai

Chị em nên thực hiện xét nghiệm trước khi mang thai tại những cơ sở y tế uy tín

2.6. Xét nghiệm sàng lọc một số di truyền nhiễm sắc thể

Cách phổ biến nhất để thực hiện xét nghiệm sàng lọc một số di truyền nhiễm sắc thể là dựa vào máu tĩnh mạch. Phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai này phù hợp với những cặp vợ chồng có:

– Người thân trong gia đình bị sảy thai, vô sinh, thai lưu.

– Gia đình có người bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc những vấn đề về tâm thần như tâm thần phân liệt, chậm phát triển trí não,…

– Có vấn đề về đường huyết và tăng huyết áp.

– Người thân trong gia đình bị dị tật chân cong, hở hàm ếch, suy giảm khả năng nghe và thị lực kém.

– Gia đình có người mắc những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, tự kỷ,…

– Người thân trong gia đình mắc hoặc mang gen di truyền những căn bệnh như tan máu bẩm sinh, máu khó đông, u xơ thần kinh loại 1,…

– Chị em có ý định mang thai khi đã lớn tuổi.

Thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm sàng lọc một số di truyền nhiễm sắc thể là trước khi mang thai khoảng 3 tháng. Mục đích của việc làm này là để kiểm tra những bệnh lý di truyền từ bố mẹ có thể chuyển sang thai nhi.

Tóm lại, việc kiểm tra và làm các xét nghiệm trước khi mang thai là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp giảm thiểu tối đa những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ cho mẹ và bé, đem lại niềm vui, cũng như giảm đi các lo lắng không đáng có cho mỗi gia đình.