Các văn bản xử lý thuốc lá điếu nhập lậu năm 2024

Từ tháng 01/2018 đến tháng 3/2019, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Long An đã bắt giữ nhiều vụ vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu với tổng số thuốc lá điếu bị bắt giữ là 1.173.342 bao, chủ yếu là nhãn hiệu Jet và Hero, nhiều vụ có số lượng trên 1.500 bao nhưng không bắt giữ được đối tượng vi phạm. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, thì các trường hợp này đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, do chưa xác định được bị can nên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 229 Bộ luật tố tụng hình sự, thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án khi đã hết thời hạn điều tra vụ án.

Trên thực tế đã xảy ra một số vướng mắc trong quá trình xử lý vật chứng là thuốc lá điếu nhập lậu trong các vụ vận chuyển hàng cấm như sau:

Thứ nhất,theo quy định tại khoản 1 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự, việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Do đó, đối với các vụ án Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ do hết thời hạn điều tra nhưng không xác định được bị can thì không thể ra quyết định tịch thu đối với số vật chứng là thuốc lá điếu nhập lậu đã bị thu giữ, nên không thể áp dụng Quyết định số 20/2018/QĐ-TTg ngày 26/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thực hiện tiêu hủy thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu là thuốc lá giả, thuốc lá không đảm bảo chất lượng và thí điểm bán đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu còn chất lượng để xuất khẩu ra nước ngoài, để xử lý. Vì việc xác định thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu là thuốc lá giả, thuốc lá không đảm bảo chất lượng, thuốc lá đảm bảo chất lượng do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phối hợp với cơ quan chuyên môn về đánh giá chất lượng thực hiện.

Thứ hai,theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự thì "Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy". Tuy nhiên, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về trường hợp xác định như thế nào là vật mau hỏng hoặc khó bảo quản nên cũng không xử lý được vật chứng là thuốc lá điếu nhập lậu theo quy định trên.

Thứ ba,Quyết định số 20/2018/QĐ-TTg kể từ khi được ban hành đã thay thế Quyết định số 2371/QĐ-TTg ngày 26/4/2014 về việc tiêu hủy toàn bộ thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu dẫn tới việc hỗ trợ kinh phí tiêu hủy theo Thông tư 19/2015/TT-BTC ngày 03/02/2015 hướng dẫn về cơ chế huy động, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá điếu và chống sản xuất, buôn bán thuốc lá giả (ban hành theo Quyết định 2371/QĐ-TTg) không còn được thực hiện. Do vậy, hiện nay nhiều kho vật chứng của các cơ quan, đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh quá tải về sức chứa đối với các vật chứng đã thu giữ, trong đó chủ yếu là thuốc lá điếu nhập lậu. Mặt khác, điều kiện bảo quản cũng không bảo đảm yêu cầu, thời gian kéo dài nên chất lượng thuốc lá ngày càng giảm.Chính điều này dẫn tới số lượng thuốc lá điếu nhập lậu bị bắt giữ còn tồn đọng với số lượng lớn mà không có phương án xử lý, gây lãng phí và thất thu cho ngân sách nhà nước.Từ ngày 15/6/2018,Quyết định số 20/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thì trên địa bàn tỉnh cũng chưa thực hiện được trường hợp nào bán đấu giá để xuất khẩu ra nước ngoài.

Trong khi chờ hướng dẫn từ các ngành Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp vẫn phải phối hợp với lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện một cách kiên quyết, có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng cấm trong đó có mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu. Trước mắt, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chức năng cần chỉ đạo bố trí kho chứa vật chứng một cách hợp lý trong điều kiện bảo đảm yêu cầu cơ bản nhất. Thủ tục giải quyết, xử lý vật chứng là thuốc lá điếu nhập lậu bị thu giữ vẫn tiến hành theo các quy định hiện hành; đối với các trường hợp chưa được hướng dẫn thì tiếp tục lưu giữ, bảo quản theo quy định./.

– Kể từ 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018, việc xử lý hình sự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa được thực hiện theo quy định của BLHS số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14.

Tôi muốn biết có bao nhiêu biện pháp phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả theo quy định hiện hành? – Văn Cường (Quảng Nam)

Các văn bản xử lý thuốc lá điếu nhập lậu năm 2024

07 biện pháp phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

07 biện pháp phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả

Theo Điều 26 , các biện pháp phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả bao gồm:

(1) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức để người dân không tham gia buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

(2) Tổ chức và bảo đảm đủ nhân lực, kinh phí, phương tiện cho lực lượng phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

(3) Định kỳ, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

(4) Tịch thu, tiêu hủy thuốc lá giả; tịch thu, tiêu hủy các loại máy, thiết bị dùng để sản xuất thuốc lá giả. Việc tiêu hủy phải sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn đối với môi trường. Kinh phí tiêu hủy do cá nhân, tổ chức vi phạm chịu trách nhiệm chi trả. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm thì kinh phí tiêu hủy do ngân sách nhà nước chi trả.

(5) Việc xử lý đối với thuốc lá nhập lậu được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

(6) Khuyến khích về vật chất và tinh thần cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện và tố giác, tố cáo các hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

(7) Phối hợp ở cấp tỉnh, cấp quốc gia với các nước có chung đường biên giới và các nước có liên quan trong phòng, chống kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

Mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu là bao nhiêu?

Cá nhân có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu (chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự) sẽ phải chịu các mức phạt tiền theo quy định tại Điều 8 , cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao)

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 300 bao

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 500 bao

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao đến dưới 1.000 bao

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao đến dưới 1.200 bao

- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.500 bao

- Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên

Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân. (Điểm b khoản 4 Điều 4 , sửa đổi tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP)

Trách nhiệm phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả

Cụ thể tại Điều 27 quy định về trách nhiệm phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả như sau:

- Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Y tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương tổ chức, chỉ đạo, bố trí lực lượng và phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan liên quan thực hiện công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.