Các tư cách tham gia tố tụng

Về xác định tư cách tham gia tố tụng trong vụ án hình sự

  • MỤC LỤC BÀI VIẾT
  • 1. Quan điểm khác nhau khi áp dụng
  • a] Xác định tư cách tham gia tố tụng của bị hại với người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án
  • b] Xác định tư cách tham gia tố tụng của nguyên đơn dân sự với người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
  • c] Xác định tư cách tham gia tố tụng của bị đơn dân sự với bị hại
  • 2. Đề xuất, kiến nghị
  • a] Hoàn thiện pháp luật về xác định tư cách người tham gia tố tụng
  • b] Giải pháp về thực tiễn:

Trong bài viết tác giả đề cập đến xác định tư cách tham gia tố tụng của bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Chương IV, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 [BLTTHS] quy định về người tham gia tố tụng, trong đó Điều 55 quy định có 20 tư cách người tham gia tố tụng và được cụ thể từ Điều 56 đến Điều 70; các Điều 72, 83, 84 và Điều 434 để giải thích về khái niệm, quyền, nghĩa vụ của từng người tham gia tố tụng.

Thực tiễn việc xác định tư cách người tham gia tố tụng là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo rất rõ ràng, dễ xác định, còn đối với người tham gia tố tụng là bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong từng vụ án cụ thể rất khó xác định, dẫn đến những cách hiểu, quan điểm khác nhau.

Xác định tư cách người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự như nào cho đúng?

Thứ sáu - 12/04/2019 13:18 15.411 0
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 dành một chương [chương IV] quy định về người tham gia tố tụng, trong đó điều 55 đã quy định có 20 tư cách người tham gia tố tụng khác nhau và dành hẳn 15 điều [từ điều 56 đến điều 70] để giải thích về khái niệm, quyền, nghĩa vụ của từng người tham gia tố tụng.
Có thể thấy việc xác định tư cách người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các quy định pháp luật có liên quan; việc xác định sai tư cách người tham gia tố tụng sẽ dẫn đến việc giải quyết vụ án hình sự không được toàn diện, triệt để. Trong thực tiễn việc xác định tư cách người tham gia tố tụng là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo rất rõ ràng, dễ xác định còn đối với người tham gia tố tụng là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong một số vụ án cụ thể rất khó xác định, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Điển hình là trong các vụ án “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”; tôi xin dẫn chứng 02 ví dụ như sau:
1. Ví dụ thứ nhất: Nguyễn Văn A ký hợp đồng lái xe với Công ty TNHH vận tải và du lịch T. Ngày 15/8/2018, Nguyễn Văn A điều khiển xe ô tô khách do chuyển hướng xe không đúng quy định đã đâm vào xe mô tô do ông Trần Văn M điều khiển đi ngược chiều. Hậu quả làm ông M chết trên đường đi cấp cứu. Nguyễn Văn A bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện B khởi tố về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo khoản 1 điều 260 BLHS. Trong quá trình điều tra Công ty TNHH vận tải và du lịch T cùng Nguyễn Văn A đã bồi thường thiệt hại cho gia đình ông Trần Văn M, gia đình ông M không có yêu cầu gì về phần trách nhiệm dân sự.
Trong vụ án này, xác định tư cách tham gia tố tụng của Công ty TNHH vận tải và du lịch T là bị đơn dân sự hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan? Hiện có 02 quan điểm khác nhau như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: tư cách tham gia tố tụng của Công ty TNHH vận tải và du lịch T trong vụ án này là bị đơn dân sự vì:
Theo điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”
Khoản 2 điều 601 Bộ luật dân sự quy định “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra…”
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Công ty TNHH vận tải và du lịch T là tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nên tư cách tham gia tố tụng của Công ty TNHH vận tải và du lịch T trong vụ án này phải là bị đơn dân sự.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật dân sự thì Công ty TNHH vận tải và du lịch T là tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trong vụ án này Công ty TNHH vận tải và du lịch T và Nguyễn Văn A đã bồi thường thiệt hại, gia đình ông Trần Văn M không có yêu cầu gì nữa. Như vậy về trách nhiệm dân sự trong vụ án này đã giải quyết xong nên tư cách tham gia tố tụng của Công ty TNHH vận tải và du lịch T chỉ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
2. Ví dụ thứ hai: Nguyễn Minh S là lái xe của Trung tâm y tế huyện H. Vào ngày 07/3/2018 Nguyễn Minh S lái xe ô tô của Trung tâm y tế huyện H vượt xe không đúng quy định đã đâm vào xe mô tô do anh Lê Văn K điều khiển, hậu quả làm anh K bị chết. Nguyễn Minh S bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện D khởi tố về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo khoản 1 điều 260 BLHS. Trong quá trình điều tra, Trung tâm y tế huyện H đã yêu cầu Nguyễn Minh S phải bồi thường thiệt hại do xe ô tô bị hư hỏng. Nguyễn Minh S đã bồi thường thiệt hại cho Trung tâm y tế huyện H và gia đình bị hại Lê Văn K. Kết thúc điều tra, Cơ quan CSĐT Công an huyện D kết luận phần trách nhiệm dân sự đã giải quyết xong không ai có yêu cầu gì.
Trong vụ án này, xác định tư cách tham gia tố tụng của Trung tâm y tế huyện H là nguyên đơn dân sự, hay bị đơn dân sự, hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Vấn đề này cũng có nhiều quan điểm khác nhau như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Trong vụ án này, Trung tâm y tế huyện H là cơ quan bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có yêu cầu Nguyễn Minh S phải bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng xe ô tô. Căn cứ vào khoản 1 điều 64 BLTTHS quy định “Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại” nên Trung tâm y tế huyện H phải là nguyên đơn dân sự.
Quan điểm thứ hai cho rằng: tư cách tham gia tố tụng của Trung tâm y tế huyện H trong vụ án này vừa là nguyên đơn dân sự, vừa là bị đơn dân sự vì Trung tâm y tế huyện H vừa là cơ quan bị thiệt hại và có đơn yêu cầu Nguyễn Minh S phải bồi thường thiệt hại, vừa là cơ quan phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình Lê Văn K vì là chủ sở hữu hợp pháp đã giao xe ô tô cho Nguyễn Minh S điều khiển dẫn đến gây tai nạn [theo quy định của điều 601 Bộ luật dân sự như đã trích dẫn ở trên].
Quan điểm thứ ba cho rằng: trong vụ án này Nguyễn Minh S đã bồi thường xong thiệt hại cho cả Trung tâm y tế huyện H và gia đình anh Lê Văn K. Trước khi kết thúc điều tra, Trung tâm y tế huyện H và gia đình bị hại Lê Văn K không có yêu cầu thêm gì nữa về việc bồi thường nên trách nhiệm dân sự trong vụ án này đã giải quyết xong. Vì vậy tư cách tham gia tố tụng của Trung tâm y tế huyện H chỉ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Qua hai ví dụ trên cho thấy, trong cùng một vụ án nhưng việc xác định tư cách tham gia tố tụng lại có nhiều quan điểm khác nhau. Việc xác định sai tư cách người tham gia tố tụng sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ; ví dụ như nếu họ là nguyên đơn dân sự, hay bị đơn dân sự mà lại xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thì họ mất đi quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản… Trong một số trường hợp việc xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ còn được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay hủy án. Do vậy, để xác định đúng tư cách người tham gia tố tụng đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương cần có sự giải thích, hướng dẫn rõ ràng hơn đối với khái niệm người tham gia tố tụng hay bị nhầm lẫn như nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong một số trường hợp cụ thể như đã nêu ở trên.

Tác giả: Thu Hiền

Tìm hiểu nội dung về “Người tham gia tố tụng” tại Điều 55 BLTTHS năm 2015

28/01/2018
10059
Share
Facebook
Twitter
Google+
Pinterest
WhatsApp
Print

Người tham gia tố tụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS. Đây là những người liên quan tới hành vi phạm tội, có quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án hoặc sự tham gia của họ là cần thiết để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.

Ảnh minh họa.

Điều 55 BLTTHS quy định về diện [các loại] người tham gia tố tụng. Đây là điểm mới của BLTTHS năm 2015 so với BLTTHS năm 2003 chỉ quy định về địa vị pháp lý của từng chủ thể được xác định là người tham gia tố tụng mà không có điều luật quy định diện những người tham gia tố tụng, điều này góp phần tạo nên sự thống nhất trong nhận thức và trong thực tiễn áp dụng quy định về người tham gia tố tụng, tránh trường hợp những người có tham gia vào quá trình giải quyết vụ án nhưng không được xác định là người tham gia tố tụng cụ thể.

Theo quy định của điều luật này, có 20 loại người tham gia tố tụng hình sự bao gồm: Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; Người bị bắt; Người bị tạm giữ; Bị can; Bị cáo; Bị hại; Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; Người làm chứng; Người chứng kiến; Người giám định; Người định giá tài sản; Người phiên dịch, người dịch thuật; Người bào chữa; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung 07 chủ đề tham gia tố tụng mới so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, bao gồm: Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; Bị hại; Người chứng kiến; Người định giá tài sản; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Ngoài ra, 03 chủ thể gồm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; Bị hại; Người phiên dịch, người dịch thuật, có sự bổ sung , thay đổi tên gọi quan trọng. Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm tạo sơ sở pháp lý bảo vệ một cách toàn diện, đầy đủ hơn quyền và lợi ích của những người có liên quan đến việc giải quyết vụ án đồng thời dảm bảo phù hợp với các quy định mới của BLHS năm 2015 và các văn bản có liên quan.

Điều 55. Người tham gia tố tụng

1. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

3. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

4. Người bị bắt.

5. Người bị tạm giữ.

6. Bị can.

7. Bị cáo.

8. Bị hại.

9. Nguyên đơn dân sự.

10. Bị đơn dân sự.

11. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

12. Người làm chứng.

13. Người chứng kiến.

14. Người giám định.

15. Người định giá tài sản.

16. Người phiên dịch, người dịch thuật.

17. Người bào chữa.

18. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

19. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.

20. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật này.

Thanh Đạt

Share
Facebook
Twitter
Google+
Pinterest
WhatsApp
Print
Bài trướcNHỮNG CÁCH LÀM SÁNG TẠO VÀ HIỆU QUẢ THIẾT THỰC TỪ VIỆC TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN “CÔNG AN LẮNG NGHE Ý KIẾN NHÂN DÂN” TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY
Bài tiếp theoTìm hiểu nội dung BLHS năm 2015 về “Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc “

Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố được quy định ra sao?

Theo Điều 57 BLTTHS 2015, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:

a] Được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố;

b] Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật;

c] Trình bày lời khai, trình bày ý kiến;

d] Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

đ] Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

e] Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

g] Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố;

h] Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố.

>>>Xem thêm: Quyền im lặng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự

Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt là ai?

Theo Điều 58 BLTTHS 2015, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã có quyền:

a] Được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định truy nã;

b] Được biết lý do mình bị giữ, bị bắt;

c] Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật;

d] Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

đ] Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e] Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g] Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

h] Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người.

Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt có nghĩa vụ chấp hành lệnh giữ người, lệnh bắt người và yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền giữ người, bắt người theo quy định của BLTTHS.

Video liên quan

Chủ Đề