Các phần các ý trong bài văn cần được sắp xếp và liên kết với nhau như thế nào

Để xác định được phép liên kết câu và liên kết đoạn văn lớp 9 thì các em đầu tiên cần phải ghi nhớ có các phương pháp [phép] liên kết nào đã được học, tiếp theo là đọc nội dung rồi xác định phương thức liên kết được sử dụng và chỉ ra nó.

Bạn đang xem: Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn lớp 9

Đề bài thường ra

– Xác định [gọi tên] phương thức liên kết được sử dụng trong văn bản.

– Chỉ ra liên kết chỗ nào hay liên kết giữa cái nào với cái nào?

Chi tiết các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn lớp 9

Về nội dung:

+ Liên kết chủ đề: Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu trong đoạn cũng phải nói về chủ đề chung của đoạn văn.

+ Liên kết lôgic: Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Về hình thức:

Phép lặp : Từ ngữ của câu trước [đoạn trước] lặp lại ở câu sau [đoạn sau].

Ví dụ: Buổi sáng tôi dậy sớm để chuẩn bị cặp sách đến trường. Dậy sớm là một thói quen tốt.

Câu trên sử dụng phép lặp từ: “dậy sớm” ở câu trước lặp lại ở câu sau.

+  Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng: Là các từ ngữ ở các câu có các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hay cùng trường nghĩa.

Ví dụ 1 : Tôi thấy cô ấy rất xinh. Còn bạn tôi lại bảo cô ấy đẹp.

Câu trên sử dụng phép đồng nghĩa: “xinh” đồng nghĩa với từ “đẹp” ở câu sau [đồng nghĩa không hoàn toàn].

Ví dụ 2: Người yếu đuối thường hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. [Nam Cao]

Câu trên sử dụng phép trái nghĩa: “yếu đuối” với “mạnh” và “hiền lành” với “ác”.

+ Phép nối:

– Dùng các quan hệ từ để nối các câu lại tạo nên sự liên kết.

– Các quan hệ từ thường được sử dụng: nhưng, qua đó, đồng thời, bên cạnh đó, trước đó, sau đó, thế là, trái lại, thậm chí, cuối cùng,…

Ví dụ: Lớp chúng tôi hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến trong giờ học. Đồng thời, chúng tôi còn rất đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập rất nhiều.

Câu trên sử dụng phép nối: “Đồng thời”

+ Phép thế: Thay thế các từ ngữ đứng trước bằng đại từ hay từ ngữ có nghĩa tương đương.

Ví dụ 1: Cô Hằng là cô hàng xóm của tôi. Nhà cô ấy có rất nhiều hoa.

Phép thế: dùng đại từ “cô ấy” thay thế cho “cô Hằng” ở câu trước.

Ví dụ 2: Ai cũng muốn cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt. Muốn được như vậy bạn phải chăm chỉ tập luyện.

Phép thế: từ “như vậy” thay thế cho câu trước đó, mang nghĩa tương đương.

Ví dụ minh họa:

Đọc đoạn văn dưới đây và xác định các phép liên kết về mặt hình thức:

Một ông bố đang đọc tạp chí và cô con gái nhỏ của ông cứ làm ông phân tâm mãi.

Để làm cho cô bé bận rộn, ông xé một trang in bản đồ thế giới ra. Ông ta xé nó ra từng mảnh và yêu cầu cô con gái đi vào phòng và xếp chúng lại thành một bản đồ hoàn chỉnh.

Ông chắc mẩm rằng cô bé sẽ mất cả ngày để hoàn tất nó. Nhưng chỉ sau vài phút cô bé đã quay trở lại với tấm bản đồ hoàn hảo ……

Khi ông bố ngạc nhiên hỏi tại sao cô bé có thể xếp nhanh như vậy, cô bé đáp, “Oh …. Cha, có một khuôn mặt của một người đàn ông ở phía bên kia của tờ giấy ….con chỉ việc xếp theo gương mặt đó và sau đó con có được bản đồ hoàn chỉnh!”

[Hành trang cuộc sống – Quà tặng cuộc sống]

Trả lời

Các phép liên kết về mặt hình thức được sử dụng trong văn bản:

– Phép lặp: lặp từ “ông”, “cô bé”, “ản đồ hoàn chỉnh”

– Phép thế:

+ “ông”, “ông ta”, “cha” thay thế cho “ông bố”

+ “cô bé” thay thế cho “cô con gái nhỏ”

+ “nó”, “chúng” thay thế cho “trang in bản đồ thế giới”.

– Phép nối: “nhưng”.

Trên đây là các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn lớp 9 cùng ví dụ minh họa chi tiết, các em đừng quên tham khảo thêm các biện pháp tu từ đã học và dấu hiệu nhận biết của nó để nắm chắc kiến thức nữa nhé!

Tổng hợp các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn dành cho các em học sinh lớp 9 ghi nhớ để dễ dàng xác định phương thức liên kết được sử dụng.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Mục đích của bài học giúp học sinh nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng một số biện pháp liên kết câu và liên kết đoạn văn.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Khái niệm liên kết

Văn bản không phải là một phép cộng đơn thuần của các câu. Giữa các câu trong văn bản có những sợi dây liên hệ chặt chẽ. Những sợi dây liên hệ đó kéo dài từ câu nọ sang câu kia tạo nên một mạng lưới dày đặc, trong đó mỗi câu riêng biệt gắn bó chặt chẽ với những câu còn lại. Mạng lưới các mối liên hệ giữa các câu trong một văn bản như thế gọi là tính liên kết của nó. Liên kết là quan hệ giữa hai yếu tố ngôn ngữ mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu chứa chúng liên kết được với nhau.

Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về mặt nội dung [phục vụ chủ đề chung của văn bản hay đoạn văn – liên kết chủ đề] và hình thức [phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí – liên kết lô-gíc].

II. Một số biện pháp liên kết chủ yếu

Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chủ yếu sau:

  • Phép lặp từ ngữ: là việc lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.

Ví dụ:

Tiếng hát của các em lan trên các cánh đồng bay theo gió. Tiếng hát trong như những giọt sương trên bờ cỏ.

[Nguyễn Thị Ngọc Tú, Buổi sáng]

  • Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: là việc sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ỏ câu trước.

Ví dụ: Phép đồng nghĩa:

Nó [ngôn ngữ] là cái “cây vàng” trong câu thơ của Gớt; câu mà Lê-nin rất thích, và tôi cũng rất thích. Nhà thơ lớn của nhân dân Đức đã viết: “Mọi lí thuyết, bạn ơi, là màu xám. Nhưng cây vàng của cuộc sống mãi mãi xanh tươi

[Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt].

Ví dụ: Phép trái nghĩa:

Con chó của anh chưa phải nhịn bữa nào. Nhưng xác người chết đói ngập phố phường.

[Nam Cao, Đôi mắt]

Ví dụ: Phép liên tưởng:

Mưa vẫn ồ ạt như vỡ bờ đập. Anh chớp loé lên soi rõ khuôn mặt anh trong một giây.

[Nguyễn Kiên, Anh Keng]

Người ta không dắt Nghiêu về đơn vị mà dẫn anh đến trạm xá y sĩ Hoàng xem xét vết thương kĩ lưỡng.

[Nguyễn Trung Thành,

Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc]

  • Phép thế: là việc sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

Ví dụ:

+ Chín giờ có chuyên tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya.

[Thạch Lam, Hai đứa trẻ]

+ Nước ta là một nước văn hiến – Ai củng bảọ thế.

[Nguyễn Công Hoan, Công dụng của cái miệng]

  • Phép nối: là việc sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

Ví dụ:

+ Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh, vừa kêu, làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở gần đấy nghe tiếng. Thế là, cả một bọn Muỗm lốc nhốc chạy ra,

[Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí]

+ Cách mạng tiến lên mãi, Đảng tiến lên mãi, cho nên người cách mạng củng phải tiến lên mãi.

[Hồ Chí Minh, Đạo đức cách mạng]

1. Đoạn văn dẫn trong SGK, trang 42, 43 bàn về vấn đề: cách thức người nghệ sĩ phản ánh thực tại.

Chủ đề đó có quan hệ với chủ đề chung của văn bản là: chủ đề đó góp phần làm sáng tỏ thực chất của nội dung văn nghệ, là lời gửi gắm tư tưởng tình cảm của các nhà văn, nhà thơ. Nó liên kết chặt chẽ với chủ đề chung của bài văn Tiếng nói của văn nghệ: nội dung và vai trò của văn nghệ đối với đời sống con người.

2. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là:

  • Câu [1]: Chất liệu của tác phẩm nghệ thuật lấy từ cuộc sống.
  • Câu [2]: Nghệ sĩ luôn tạo ra cái mới trong những sáng tác của mình.
  • Câu [3]: Những cách thức khác nhau để thể hiện sự đóng góp đó.

Những nội dung chính của các câu trên đều hướng tới làm nổi bật chủ đề của cả đoạn.

Sự sắp xếp trình tự giữa các câu là hợp lí. Câu [1] nêu lên một nguyên lí chung; câu [2] mở rộng vấn đề; câu [3] khẳng định vấn đề và nêu lên đề tài của cả đoạn.

3. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được người viết thể hiện bằng các biện pháp sau:

  • Phép nối: Quan hệ từ nhưng nối câu [1] vối câu [2].
  • Phép thế: Từ anh ở câu [3] thay thế cho từ nghệ sĩ ở câu [2] và có tác dụng nối câu [2] và câu [3].
  • Phép lặp: Từ tác phẩm ở câu [1] được lặp lại ở câu [3] và liên kết hai câu này với nhau.
  • Phép liên tưởng: Từ tác phẩm cùng trường nghĩa với từ nghệ sĩ.
  • Phép đồng nghĩa: Dùng cụm từ cái đã có rồi đồng nghĩa với cụm từ những vật liệu mượn ở thực tại.

Xem thêm Con cò – Ngữ văn lớp 9 tại đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

  • Bài tập này yêu cầu các em phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn dẫn ở SGK, trang 44.
  • Chủ đề của đoạn văn: Cái mạnh và cái yếu của người Việt Nam và cách khắc phục.
  • Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như sau:

+ Hai câu đầu nêu lên điểm mạnh của người Việt Nam [thông minh, nhạy bén với cái mới]. Hai câu này hưóng tới phục vụ một khía cạnh của chủ đề cả đoạn: cái mạnh của con ngưòi Việt Nam.

+ Ba câu sau chỉ rõ những điểm yếu bên cạnh những điểm mạnh của người Việt Nam [hổng kiến thức, khả năng sáng tạo và thực hành bị hạn chể]. Ba câu này hướng tới làm rõ khía cạnh thứ hai của chủ đề.

  • Đoạn văn được sắp xếp theo một trật tự hợp lí và chặt chẽ. Trước tiên người viết trình bày điểm mạnh của người Việt Nam.

Câu [1] nêu lên điểm mạnh. Câu [2] đánh giá lợi ích của điểm mạnh đó trong xã hội ngày mai. Câu [3] có nhiệm vụ chuyển ý. Câu [4] trình bày những điểm yếu của người Việt Nam. Câu [5] đặt ra yêu cầu cần khắc phục những tồn tại để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới.

  • Trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp là hợp lí. Những cái mạnh ấy là gì  Lợi thế của những cái mạnh ấy khi vào tương lai. [Câu 1 + câu 2]

2. Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau bằng những phép liên kết sau:

  • Phép nối: Từ nhưng ở đầu câu [3] nối câu [3] với câu [1] và câu [2].
  • Phép thế:

+ Từ ấy ở câu [2] thay thế cho sự thông minh nhạy bén với cái mới nối ở câu [1].

+ Từ ấy ở câu [4] thay thế cho không ít cái yếu ở câu [3].

+ Từ này ở câu [5] thay thế cho kiến thức và khả năng thực hành và sáng tạo ở câu [4].

+ Cụm từ cái mạnh ở câu [1] được lặp lại ở câu [3].

+ Từ thông minh ở câu [1] được lặp lại ở câu [5].

+ Từ lỗ hổng ở câu [4] được lặp lại ở câu [5].

Phép đồng nghĩa: Từ kiến thức ở câu [3] đồng nghĩa với từ tri thức ở câu [5].

Related

Video liên quan

Chủ Đề