Các nguyên nhân làm chỉ số crp cao

  1. CRP LÀ GÌ ?

            CRP là một glycoprotein được gan sản xuất có đặc điểm là kết hợp với polysaccharide C của phế cầu, bình thường không thấy protein này trong máu. Tình trạng viêm cấp với phá hủy mô trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất protein này và gây tăng nhanh nồng độ protein phản ứng C trong huyết thanh. Xét nghiệm CRP là xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C (C – reactive protein [CRP]).

Có hai loại protein phản ứng C có thể định lượng được trong máu:

- Protein phản ứng C chuẩn (standard CRP): đánh giá tình trạng viêm tiến triển.

- Protein phản ứng C siêu nhạy (high – sensitivity CRP [hs – CRP]) : chất này được coi như chất chỉ điểm đối với tình trạng viêm mạch .

     2.  Ý NGHĨA CỦA NỒNG ĐỘ CRP

CRP điển hình sẽ tăng lên trong vòng 6 giờ kể từ khi có tình trạng viêm.

Định lượng các loại protein phản ứng C có thể cung cấp các thông tin hữu ích.

 +Protein phản ứng C chuẩn (standard CRP) được sử dụng để:

- Đánh giá mức độ tiến triển của phản ứng viêm nhất là đổi với bệnh lý mãn tính như bệnh lý ruột do viêm, viêm khớp và các bệnh tự miễn.

- Đánh giá một nhiễm trùng mới như trong viêm ruột thừa và các tình trạng sau mổ.

- Theo dõi đáp ứng với điều trị của các tình trạng bệnh lý nhiễm trùng (nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn) và viêm.

+ Protein phản ứng C siêu nhạy (hs – CRP) là một yếu tố chính gây tình trạng xuất hiện và đứt rách mỏng ở mạch.

- Tăng nồng độ hs –CRP dự báo bệnh nhân có nguy cơ tăng các sự cố. Vì vậy xét nghiệm này được dùng để đánh giá các nguy cơ bị các sự cố tim mạch khi nó được làm đồng thời với các xét nghiệm đánh giá nguy cơ mạch vành khác như định lượng nồng độ cholesterol máu.

3. NỒNG ĐỘ PROTEIN PHẢN ỨNG C ( CRP ) GẶP TRONG

- Viêm tụy cấp

- Viêm ruột thừa

- Nhiễm trùng do vi khuẩn

- Bỏng

- Tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng

- Bệnh lý ruột do viêm (vd: viêm loét đại tràng)

- Viêm khớp dạng thấp tiếm triển

- Tình trạng nhiễm trùng nặng (sepsin)

- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

- U lympho 

- Nhồi máu cơ tim

- Bệnh lý viêm tiểu khu chung

- Viêm động mạch thế bào khổng lồ

- Lao tiến triển

- Tăng nồng độ hs – CRP nguyên nhân chính thường gặp là tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

4. PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM

- Miễn dịch điện hóa phát quang.

- Elisa.

- Phương pháp miễn dịch đo độ đục.

5. GÍA TRỊ  BÌNH THƯỜNG

* CRP để đánh giá tình trạng viêm: 0 -10 mg/dl hay <10mg/l

* Hs –CRP: để đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch:

- < 1.0 mg/l: nguy cơ thấp

- 1,0-3,0 mg/l: nguy cơ trung bình

- >3.0 mg/l: nguy cơ cao nhất

6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ

- Âm tính giả: Dùng các thuốc kháng viêm no- steroid, aspirin, corticosteroid, statin, thuốc chẹn beta giao cảm.

- Dương tính giả: Dùng các thuốc điều trị hormone thay thế, thuốc ngừa thai, đặt dụng cụ ngừa thai trong tử cung, gắng sức thể lực quá mạnh, có thai, béo phì.

7. CÁCH LẤY MẪU BỆNH PHẨM

- Bệnh phẩm có thể là huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Heparrin, EDTA.

- Không có khuyến cáo nhịn ăn trước khi lấy mẫu làm xét nghiệm.

- Mẫu được  bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng 24h.

          Hiện tại bệnh viện Nam Thăng Long thực hiện xét nghiệm định lượng CRP hàng ngày trên hệ thống máy sinh hóa tự động hoàn toàn , cho kết quả nhanh chóng, chính xác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 PGS. TS. Nguyễn Đạt Anh, DS CK II. Nguyễn Thị Hương, 2013, Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.

Tác giả: Bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hằng - Khoa xét nghiệm

  1. Protein phản ứng C (CRP) là gì?

Protein phản ứng C (CRP) là protein có ở pha cấp cổ điển trong các phản ứng viêm. Nó được tổng hợp bởi gan cấu tạo bởi năm chuỗi polypeptid giống nhau mỗi chuỗi có 224 acid amin tạo thành một vòng năm phần có trọng lượng phân tử 105000 dalton là chất chỉ điểm sinh học khi cơ thể có tình trạng viêm cấp hay viêm mạn tính.

Các nguyên nhân làm chỉ số crp cao
Hình ảnh 1: Hình ảnh Protein phản ứng C (CRP)

– Khi cơ thể xuất hiện tình trạng viêm do nhiễm khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng hoặc các tình trạng viêm không đặc hiệu, viêm không nhiễm khuẩn, chấn thương….thì các interleukin và một số loại cytokine được giải phóng sẽ kích hoạt cơ thể tổng hợp CRP tại gan. CRP gắn với thành phần vỡ của tế bào để hoạt hóa con đường bổ thể kinh điển C1q, tăng quá trình thực bào thông qua receptor C3b. Tuy nhiên phức hợp CRP gắn với yếu tố H, một yếu tố ức chế bổ thể, làm giảm sự hoạt hóa các thành phần muộn C5 và C9 và điều hòa ngược dương thông qua con đường thay thế khác.

– Bình thường trong máu không thấy có sự xuất hiện CRP, khi xuất hiện tình trạng phá hủy mô tế bào gây phản ứng viêm thì CRP được sản xuất và tăng nhanh  trong máu. Khi quá trình viêm kết thúc các chất này cũng giảm đi nhanh chóng và mất đi trong máu. Chính vì đặc tính nhạy với quá trình viêm mà CRP được ứng dụng trong chẩn đoán tình trạng viêm trong cơ thể và theo dõi sự đáp ứng điều trị viêm.

– Trong máu có 2 loại CRP có thể được định lượng trong máu gồm:

+ CRP chuẩn: được sử dụng để đánh giá tình trạng viêm tiến triển. Giúp đánh giá những người có dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn nặng hoặc bệnh viêm mạn tính.

+CRP siêu nhạy: Được coi là chất chỉ điểm với tình trạng viêm mạch cấp độ thấp nó có thể phát hiện chính xác mức tăng ít hơn của CRP trong máu để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

– CRP là không đặc hiệu trong bệnh lý cụ thể nhưng là một dấu ấn để xác định tình trạng viêm và theo dõi sự đáp ứng điều trị viêm.

Các nguyên nhân làm chỉ số crp cao
Hình 2: Chỉ số xét nghiệm CRP-hs
  1. Chỉ định xét nghiệm CRP- hs khi nào?

– Được sử dụng để đánh giá nguy cơ đau tim, đột quỵ. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ tìm được hướng giúp giảm nguy cơ bệnh và giảm thiểu rủi ro do bệnh gây ra, được chỉ định khi:

+ Nam từ trên 50 tuổi và nữ từ dưới 60 tuổi có nguy cơ trung bình.

+ Nam và nữ lớn tuổi có LDL- C < 3.33mmol/L  và không có bệnh tim, bệnh thận, bệnh tiểu đường hoặc đang có tình trạng viêm.

+ Chỉ định lặp lại để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có tình trạng viêm nhẹ kéo dài hay không cụ thể khi CRP-hs > 10mg/L, nên đo CRP- hs lặp lại tối ưu cách nhau 2 tuần có thể nhịn ăn hoặc không nhịn ăn ở bệnh nhân không bị nhiễm trùng hoặc bệnh lý cấp tính. Đồng thời nên kết hợp với các xét nghiệm như cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL-C, LDL-C…. để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch chính xác hơn

  1. Gía trị cut – off của xét nghiệm CRP – hs:

– Theo AHA khuyến cáo các điểm ngưỡng CRP- hs để đánh giá nguy cơ bệnh lý tim mạch:

Nồng độ CRP-hs (mg/L) Nồng độ CRP-hs(nmol/L) Nguy cơ
<1.0 <9.52 Thấp
1.0-         3.0 9.52 – 28.6 Trung bình

Các yếu tố ảnh hưởng:

+ Mang thai, phụ nữ mãn kinh hoặc dùng thuốc hormone

+ Dùng thuốc chống viêm không steroid, uống statin.

+ Mới mắc các bệnh nhiễm trùng, chấn thương mô.

+ Mắc các bệnh viêm mạn tính.

  1. Ý nghĩa lâm sàng CRP- hs

–  Phản ánh nguy cơ tiến triển của bệnh tim mạch mức độ có thể tăng từ 0.5mg/dL ở bệnh nhân đau ngực không ổn định lên mức 20 mg/dL ở người bệnh nhồi máu cơ tim.

–  Phản ánh tình trạng viêm liên quan đến xơ vữa động mạch, giá trị tăng là dấu hiệu cảnh báo mức độ nghiêm trọng và tình trạng tiến triển của xơ vữa động mạch.

–  Phản ánh mức độ thiếu máu cục bộ cơ tim có hoại tử cơ tim.

– Phản ánh số lượng và hoạt động của các Cytokin gây viêm cục bộ và lưu hành.

–  Có giá trị trong chẩn đoán bệnh trầm cảm kháng điều trị.

Người bệnh có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà xin vui lòng liên hệ:

Tổng đài chăm sóc khách hàng 1800 888 989 (Miễn phí cước gọi)

Theo dõi thông tin y tế tại: https://benhviendakhoatinhphutho.vn