Các lệnh tiền xử lý trong c

Sự thông dịch và tiền xử lý

Khi bạn biên dịch code của mình, bạn mong đợi rằng trình biên dịch sẽ biên dịch code một cách chính xác như bạn đã viết nó.

Trước khi biên dịch, file code sẽ trải qua giai đoạn được gọi là thông dịch. Nhiều điều xảy ra trong giai đoạn thông dịch này để code của bạn sẵn sàng được biên dịch. Một file code được thông dịch thì được gọi là một đơn vị thông dịch.

Đáng chú ý nhất trong các giai đoạn thông dịch là liên quan đến bộ tiền xử lý. Bộ tiền xử lý được coi là một chương trình riêng biệt để thao tác với các đoạn code[văn bản code] trong mỗi file code.

Khi bộ tiền xử lý chạy, nó quét qua file code [từ trên xuống dưới], tìm kiếm các chỉ thị tiền xử lý. Các chỉ thị tiền xử lý [thường được gọi là các chỉ thị] là các hướng dẫn bắt đầu bằng ký hiệu # và kết thúc bằng một dòng mới [KHÔNG phải là dấu chấm phẩy]. Các chỉ thị này báo cho bộ tiền xử lý thực hiện các tác vụ với văn bản code cụ thể. Lưu ý rằng bộ tiền xử lý không hiểu cú pháp C ++.

Đầu ra của bộ tiền xử lý trải qua nhiều giai đoạn thông dịch, và sau đó được biên dịch. Lưu ý rằng bộ tiền xử lý không sửa đổi các file code gốc theo bất kỳ cách nào – thay vào đó, tất cả các thay đổi của đoạn code được thực hiện bởi bộ tiền xử lý xảy ra tạm thời trong bộ nhớ mỗi khi file code được biên dịch.

Trong bài học này, chúng tôi sẽ thảo luận về những gì một số chỉ thị tiền xử lý thường làm nhất.

#includes

Bạn đã thấy lệnh #include hoạt động. Khi bạn #include một file nào đó, bộ xử lý trước tiên sẽ thay thế lệnh #include bằng nội dung của file mà bạn include nó. Các nội dung đã include sẽ được xử lý trước [cùng với phần còn lại của file code của bạn], và sau đó nó sẽ được biên dịch.

Hãy xem xét chương trình sau:

1

2

3

4

5

6

7

#include

int main[]

{

    std::cout

Chủ Đề