Các chức năng của kế toán quản trị năm 2024

Kế toán quản trị [KTQT], Kế toán tài chính, hay đơn giản là Kế toán - đó là những thuật ngữ mà chúng ta thường nghe thấy trong lĩnh vực kế toán. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là một nhân sự trong lĩnh vực này, bạn có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt chúng. Vì vậy, bài viết dưới đây SAPP Academy sẽ bật mí về thông tin của kế toán quản trị, vai trò, chức năng của KTQT trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về nghề kế toán trước khi tìm hiểu sâu hơn.

1. Kế toán quản trị là gì?

Kế toán quản trị [kế toán nội bộ] là lĩnh vực chuyên môn của kế toán, tập trung vào việc nắm bắt các vấn đề thực trạng trong doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề tài chính. Dựa vào những thông tin này, nhà quản lý doanh nghiệp có thể ra quyết định điều hành một cách tối ưu nhất. Thông tin mà KTQT cung cấp có tầm quan trọng đặc biệt trong vận hành doanh nghiệp, cũng như phục vụ cho việc kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp.

Kế toán quản trị cung cấp thông tin quản lý bao gồm hai loại thông tin: thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Tuy nhiên, trước khi cung cấp thông tin, người làm kế toán quản trị cần phải hiểu rõ mục đích của những thông tin đó vì thông tin mà KTQT cung cấp không chỉ đơn giản là thông tin tài chính, nó còn bao gồm nhiều yếu tố khác như chiến lược, hoạt động kinh doanh, và các thông tin liên quan đến môi trường kinh doanh…

2. Vai trò của Kế toán quản trị trong doanh nghiệp

2.1. Vai trò đối với nhà quản trị doanh nghiệp

Mục tiêu chung của các giám đốc điều hành là quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả. Việc xử lý thông tin và ra quyết định hiệu quả là các hoạt động hàng ngày của họ. Kế toán quản trị có vai trò cung cấp thông tin hỗ trợ các giám đốc điều hành đưa ra quyết định. Quá trình ra quyết định trong hoạt động kinh doanh có thể được phân thành các bước sau:

  • Lập kế hoạch: Các giám đốc doanh nghiệp thường có một kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính, với mục tiêu chính là đạt được target doanh thu. Kế hoạch này thường bao gồm các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Để lên được kế hoạch này, giám đốc doanh nghiệp cần phải liên kết các bộ phận trong công ty để đóng góp vào quá trình thực hiện;
  • Tổ chức quản lý hoạt động: Khi tổ chức hoạt động, nhà quản lý sẽ quyết định cách liên kết hiệu quả giữa tổ chức, con người và các nguồn lực để thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả nhất. Trong quá trình điều hành, các nhà quản lý sẽ giám sát hoạt động hàng ngày và duy trì hoạt động của cả tổ chức một cách trơn tru;
  • Quản lý kiểm soát: Sau khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, giám đốc điều hành đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Để thực hiện chức năng này, họ sử dụng các bước công việc cần thiết để đảm bảo từng bộ phận và tổ chức hoạt động đúng theo kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình kiểm soát, họ sẽ so sánh hoạt động thực tế với kế hoạch đã thiết lập để phát hiện ra những khác biệt và sai sót. Qua đó, sẽ xác định được những khâu công việc cần được hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu đã đề ra;
  • Quyết định: Quyết định là việc lựa chọn giữa các phương án khác nhau để đưa ra một phương án hợp lý. Quyết định không phải là một chức năng riêng biệt, mà là một phần quan trọng và xuyên suốt trong các khâu quản lý của tổ chức, từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đến kiểm tra và đánh giá;

Tất cả quyết định đều dựa trên thông tin. Do đó, việc cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác cho nhà quản trị doanh nghiệp là một yêu cầu quan trọng của công tác kế toán, đặc biệt là Kế toán Quản trị. Điều này giúp đảm bảo rằng nhà quản trị có đầy đủ thông tin cần thiết để đưa ra quyết định tốt nhất cho doanh nghiệp.

2.2. Vai trò của kế toán quản trị trong tổ chức

Vai trò chủ yếu của người làm kế toán quản trị là thu thập và cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho các nhà quản lý để họ có thể điều hành, kiểm soát hoạt động của tổ chức và ra quyết định.

Mỗi giám đốc trong tổ chức, từ giám đốc sản xuất, giám đốc marketing đến giám đốc tài chính, đều phải đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến mục tiêu chung của doanh nghiệp như: phương án và lịch trình sản xuất, quyết định về quảng cáo, khuyến mãi và định giá sản phẩm, quyết định về huy động vốn và đầu tư.

Người làm kế toán quản trị sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý ở mọi cấp độ của tổ chức nên yêu cầu đối với các nhân viên kế toán quản trị là phải hiểu rõ các tình huống cần ra quyết định của các nhà quản lý.

Xem thêm: Các Công Thức Kế Toán Quản Trị Sử Dụng Nhiều Trong Thực Tế

3. So sánh Kế toán quản trị và Kế toán tài chính

3.1. Điểm giống nhau giữa Kế toán quản trị và Kế toán tài chính

Cả hai hệ thống này đều dựa vào dữ liệu thu thập được từ hệ thống kế toán cơ bản của tổ chức bao gồm thủ tục, nhân sự và hệ thống máy tính để thu thập và lưu trữ các dữ liệu tài chính của tổ chức. Trong hệ thống kế toán chung này, kế toán chi phí là một phần và có nhiệm vụ thu thập thông tin chi phí được sử dụng trong cả hệ thống kế toán quản trị và kế toán tài chính.

Ví dụ: Số liệu về giá thành sản phẩm sử dụng để định giá bán sản phẩm, đó là một mục đích sử dụng thông tin của kế toán quản trị. Tuy nhiên, số liệu giá thành cũng được sử dụng để xác định giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán, đó lại là một mục đích sử dụng thông tin của kế toán tài chính.

Kế toán quản trị bắt đầu tại Việt Nam dưới hình thức dự toán ngân sách và quản trị chi phí từ những năm 1985 với những bước khá đơn giản và độ chính xác chưa cao. Tuy nhiên đến khi kinh tế tư nhân phát triển thì việc lập kế hoạch phục vụ cho nhu cầu hoạch định của doanh nghiệp mới được phát triển rầm rộ.

3.2. Điểm khác nhau giữa Kế toán quản trị và Kế toán tài chính

Kế toán quản trị

Kế toán tài chính

Mục tiêu của kế toán quản trị

Thông tin được cung cấp nhằm phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thông tin được cung cấp nhằm phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính.

Đối tượng phục vụ

Các nhà quản lý doanh nghiệp [Hội đồng quản trị, ban giám đốc].

Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp [Ngân hàng, nhà đầu tư, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan tài chính…].

Đặc điểm thông tin

Kế toán quản trị tập trung vào tính thích hợp và linh hoạt của dữ liệu, thông tin được tổng hợp, phân tích từ nhiều khía cạnh khác nhau. Thông tin không nhất thiết phải chính xác tuyệt đối, nhưng cần phản ánh xu hướng biến động và có tính dự báo để hỗ trợ đánh giá và lập kế hoạch kinh doanh. Thông tin kế toán quản trị được theo dõi theo giá trị và hiện vật.

Thông tin được phản ánh bởi kế toán tài chính tập trung vào các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, yêu cầu tính khách quan và có thể kiểm tra được. Các thông tin này chỉ được ghi nhận dưới dạng giá trị.

Nguyên tắc cung cấp thông tin

Thông tin được cung cấp theo yêu cầu của các nhà quản lý và không bắt buộc.

Kế toán tài chính phải tuân thủ nguyên tắc và chuẩn mực kế toán để đảm bảo tính thống nhất và mọi người hiểu giống nhau về thông tin kế toán. Nó cũng phải tuân thủ các quy định pháp luật và yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố thông tin kế toán bắt buộc.

Phạm vi của thông tin

Phạm vi thông tin liên quan đến từng cá nhân và từng bộ phận có liên quan.

Phạm vi thông tin liên quan đến quản lý tài chính toàn doanh nghiệp.

Kỳ báo cáo

Kỳ lập báo cáo nhiều hơn theo nhu cầu của nhà Quản lý như: hàng ngày, theo tuần, tháng, quý, năm.

Kế toán tài chính có kỳ lập báo cáo là: Quý, năm.

Quan hệ với các môn khoa học khác

Kế toán quản trị không chỉ dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán tài chính, mà còn phải kết hợp và sử dụng thông tin từ nhiều lĩnh vực khác như: kinh tế học, tổ chức quản lý doanh nghiệp, thống kê kinh tế, quản trị đầu tư để phân tích và xử lý thông tin phục vụ cho chức năng quản lý.

Kế toán tài chính không có nhiều mối quan hệ với các môn khoa học khác.

Tính bắt buộc theo luật định

Kế toán quản trị không có tính bắt buộc.

Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định, sổ sách báo cáo phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không hạch toán đúng chế độ thì báo cáo đó sẽ không được chấp nhận.

Xem thêm: Kế Toán Quản Trị Chi Phí Là gì? Vai Trò Trong Doanh Nghiệp Hiện Nay

4. Các yêu cầu và công việc của một nhà Kế toán quản trị

4.1. Công việc của một nhà Kế toán quản trị

  • Theo dõi, kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp để tối ưu cho phí vốn;
  • Quản lý, kiểm soát rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp đồng thời xây dựng các chiến lược và dự toán;
  • Dựa vào thông tin đã tập hợp và phân tích, kế toán quản trị có thể đưa ra lời khuyên để doanh nghiệp quản lý đầu tư hiệu quả hoặc cung cấp thông tin để lãnh đạo đưa ra quyết định tài chính sáng suốt.

4.2. Yêu cầu đối với Kế toán quản trị

Yêu cầu về kỹ năng:

  • Kỹ năng chuyên môn như khả năng phân tích báo cáo tài chính; quản trị chi phí, ngân sách; quản lý rủi ro, dòng tiền; kiểm soát nội bộ…;
  • Kỹ năng mềm để đàm phán và thương lượng, kỹ năng về giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả;
  • Kỹ năng kinh doanh giúp kế toán quản trị nhạy bén với thị trường, có thể phân tích, đánh giá môi trường và tác động đối với doanh nghiệp;
  • Kỹ năng lãnh đạo để dẫn dắt nhóm hoạt động đạt được mục tiêu mong muốn.

Yêu cầu về trình độ, học vấn:

Để trở thành nhà kế toán quản trị, bạn cần có kiến thức cơ bản về kế toán và điều kiện tiên quyết là một tấm bằng Đại học/Cao đẳng trong lĩnh vực Kế - Kiểm - Tài chính cùng một tư duy nhạy bén sẽ là khởi đầu để bạn phát triển trong nghề.

Để có cơ hội nghề nghiệp rộng mở cùng thu nhập hấp dẫn, ngoài việc nâng cao kiến thức và trau dồi kỹ năng cần thiết cho công việc, sở hữu một chứng chỉ mang tầm cỡ quốc tế như chứng chỉ CMA [Certified Management Accountant]... là điều kiện “must have” nếu bạn muốn đầu quân vào những doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

Xem thêm: Công Thức Kế Toán Quản Trị

5. Lộ trình thăng tiến của người làm Kế toán quản trị

Nhân viên kế toán [Accountant] hoặc chuyên viên phân tích tài chính [Financial Analyst] thường là vị trí ban đầu mà sinh viên mới ra trường đảm nhận để nắm được những nguyên tắc căn bản của kế toán cũng như cách thức doanh nghiệp vận hành. Thông thường, thời gian dành cho vị trí này từ 1-3 năm. Từ vai trò này, họ có thể phát triển lên vị trí cao hơn như chuyên viên kế toán cấp cao hay phân tích tài chính cấp cao, đây là những vị trí cần từ 3-5 năm kinh nghiệm.

Sau đó là trưởng phòng kế toán hoặc giám đốc tài chính [CFO]. Tuy nhiên, quá trình phát triển này có thể có sự khác nhau giữa mỗi cá nhân tùy thuộc vào việc họ sở hữu những kinh nghiệm, thành tựu hay chứng chỉ danh giá khác như chứng chỉ CMA.

Việc “bỏ túi” thêm một chứng chỉ danh giá mang tầm cỡ quốc tế như chứng chỉ CMA là một sự chuẩn bị tốt nhất cho những ứng viên hướng tới mục tiêu trở thành: Chuyên gia về Tài chính - Kế toán, Kế toán trưởng hay Giám đốc tài chính…Bởi thực tế hiện nay, có rất nhiều chuyên gia sở hữu chứng chỉ CMA đang nắm giữ các chức vụ quan trọng ở nhiều tập đoàn hàng đầu như: Microsoft, Apple, Nike, Amazon…

Ngoài ra, khi sở hữu chứng chỉ kế toán quản trị CMA danh giá, bạn có cơ hội nâng cao thu nhập với mức lương hấp dẫn lên tới 567.944.094 VNĐ, con số này có thể tăng giảm tùy theo kinh nghiệm làm việc của mỗi người.

6. Luyện chứng chỉ Kế toán quản trị tại Sapp Academy

Đón đầu xu hướng mới của kế toán hiện đại, khi lựa chọn chương trình đào tạo CMA tại SAPP Academy để phát triển, thay đổi tư duy làm nghề, nâng tầm kế toán quản trị…, học viên sẽ được hưởng những đặc quyền sau:

  • Sapp Academy là đơn vị tiên phong đổi mới trong đào tạo với phương pháp học tập chủ động, học viên ngoài những kiến thức trong giới hạn đề thi CMA còn được tiếp cận với các tình huống thực tế giúp mở rộng thế giới quan. Ngoài ra, lớp học được thiết kế theo mô hình bàn tròn giúp đa dạng các hoạt động bởi lớp học được chia thành các nhóm nhỏ;
  • Học tập 100% với chuyên gia trong ngành có tối thiểu 10 năm kinh nghiệm với chuyên môn đào tạo sở hữu các bằng cấp hành nghề quốc tế [CMA, ACCA, CPA...];
  • Trải nghiệm phương pháp học tập toàn diện với lộ trình học được thiết kế tối ưu tỷ lệ pass rate với các phòng ban hỗ trợ chuyên biệt trong quá trình học;
  • Đảm bảo quyền lợi tối đa cho học viên, cam kết đầu ra bằng văn bản;
  • Học viên được truy cập kho tài liệu trên hệ thống học liệu Backer và tài liệu độc quyền do SAPP Academy biên soạn với kiến thức trọng tâm và liên tục được cập nhật bởi đội ngũ chuyên gia, giảng viên lâu năm trong ngành.

Tạm kết

Với những nội dung SAPP Academy chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của kế toán quản trị trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với khóa học CMA - nâng tầm Kế toán quản trị, SAPP Academy cam kết mang lại cho học viên chương trình đào tạo CMA chuyên sâu với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và phương pháp đào tạo tiên tiến, giúp học viên phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kế toán quản trị, tài chính.

Các chức năng của kế toán là gì?

Kế toán [tiếng Anh là Accounting] là người đảm nhận công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin phản ánh tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, cơ sở kinh doanh tư nhân,…

Tác dụng của kế toán quản trị trong tổ chức là gì?

Chức năng của kế toán quản trị là thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin theo các yêu cầu của nhà quản trị. Giúp nhà quản trị có cơ sở dữ liệu để lên kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và đưa ra các quyết định chuẩn xác hơn. Từ đó giúp các hoạt động của doanh nghiệp trơn tru và thuận tiện hơn.

Kế toán quản trị cung cấp thông tin cho ai?

Vai trò của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho các giám đốc điều hành để phục vụ cho việc ra quyết định. Thông tin kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Mỗi thông tin của kế toán quản trị thu được là kết quả của quá trình có tính 2 mặt: thông tin và kiểm tra.

Thực hiện kế toán quản trị làm những gì?

Kế toán quản trị [KTQT] làm việc cho các công ty đại chúng, doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan chính phủ. Nhiệm vụ của họ bao gồm ghi chép và xử lý số liệu, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chọn lựa và quản lý các khoản đầu tư, quản trị rủi ro, lập ngân sách, lập kế hoạch, lập chiến lược và ra quyết định.

Chủ Đề