Ca sĩ vinh hiển là ai?

Khoảng thập niên 1990, sự xuất hiện của cô ca sĩ "giống Tây" chuyên mặc áo dài, hát dân ca - quê hương ngọt lịm như một hiện tượng làng nhạc. Thời điểm đó, môi trường Internet hoàn toàn khác hiện tại, lượng thông tin vô cùng ít ỏi, càng không có mạng xã hội. Không ít khán giả còn tưởng Phi Nhung là "Tây" thật, đâu biết đó cô gái con lai mẹ Việt bố Mỹ, sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Pleiku.

Nổi tiếng trong bối cảnh thập niên 1990, đồng nghĩa sự thành danh của Phi Nhung là "hữu cơ". Tức, chị hát hay, khán giả mê, đĩa bán thật nhiều mới thành danh. Bốn năm từ 1994 - 1998, Phi Nhung tự tiếp thị bán đĩa mà 15 CD in bao nhiêu thì bán sạch bấy nhiêu, được báo giới gọi là "Nữ hoàng băng đĩa".

Đầu năm 2000, sự nổi tiếng của Phi Nhung vút lên cùng Như Quỳnh, Mạnh Quỳnh và Trường Vũ làm "tứ trụ" của làng nhạc hải ngoại. Sức hút của dòng Bolero, dân ca - quê hương vì thế mà tăng mạnh, bất chấp sự phát triển như vũ bão của tân nhạc thể hiện qua trào lưu Làn sóng xanh trong nước.

Phi Nhung giẫm đầy chông gai để thành danh.

Nhiều người nói đời Phi Nhung vinh hiển. Nhưng để vinh hiển, nữ ca sĩ từng bước đi trên đoạn đường dài đầy đau đớn và nước mắt.

Phi Nhung bất hạnh từ nhỏ. Đó là tuổi thơ không có bố, mẹ mất sớm, một mình nuôi em nhỏ trong những phút "Phương xa cha nào có hay / Mà chiều nay con giỗ mẹ nơi này" [Nhớ mẹ lý mồ côi - nhạc sĩ Trương Quang Tuấn viết về đời Phi Nhung].

Tuổi 17, Phi Nhung một mình sang Mỹ, làm công nhân mưu sinh, mỗi ngày chỉ ngủ 3 tiếng. Tuổi 20, chị trở thành mẹ đơn thân.

Phi Nhung luôn ý thức mình là người hát "may mắn được khen hay", còn ngoại hình thì "không hề đẹp". Thực tế, giọng nữ ca sĩ không xuất sắc nhưng lạ mà người nghe nhắm mắt vẫn nhận biết là chị hát. Cũng có thể do đời nhiều đau thương mà giọng hát chị luôn nghe như sắp khóc một cách tự nhiên.

Vì ý thức rõ bản thân, Phi Nhung không màng sĩ diện hão. Chị tự thu, tự in đĩa, tự tiếp thị bán đĩa cho mình. Chị kiên trì gửi các bản thu của mình cho một trung tâm ca nhạc lớn ở hải ngoại trong 7 năm mới có hợp đồng chính thức.

Phi Nhung và Thái Châu hát 'Sông quê'

Khi có điều kiện khá hơn, Phi Nhung nhận những đứa trẻ mồ côi làm con nuôi. Chị vốn không có cha, mẹ mất sớm, sống những tháng năm lạnh lùng tình yêu thương suốt thuở ấu thơ nên hơn ai hết, chị muốn các bé mồ côi có mẹ, biết niềm hạnh phúc khi có mẹ là thế nào. Chị nhận 10, rồi 18, 20, đến nay là 23 cháu nhỏ.

Có một từ đánh giá về Phi Nhung khá đúng là "đa mang". Dù áy náy với con gái ruột Wendy Phạm, chị vẫn không buông bỏ giấc mơ cứu người, giúp đời mà chị đã mang trong lòng thời trẻ. Chị không nỡ lướt qua những đứa trẻ mồ côi, những người nghèo khó... và làm mọi thứ xem như "nghiệp" của mình.

Ngấp nghé tuổi 50, Phi Nhung không mưu cầu đột phá gì trong sự nghiệp và danh tiếng nữa. Con gái chị đã có thể tự đi bằng đôi chân của mình trên đường đời. Cuộc sống chị xoay quanh đi hát, nuôi dạy con, làm từ thiện và tu tập Phật pháp. Những tưởng được sống bình dị như mình hằng mong, một sự kiện xảy ra khiến chương cuối cuộc đời Phi Nhung phải viết lại.

Phi Nhung luôn cười rất tươi khi được làm từ thiện.

Sau khi một người phao tin đồn về một nhân vật được suy diễn là Phi Nhung, chị như mất tất cả sau một đêm. Không có cuộc điều tra, không có bất minh chứng hay sự xác nhận nào, người trong cuộc liên tục xin được yên, Phi Nhung vẫn bị đấu tố và "kết tội". Người trẻ không biết chị là ai, khán giả của chị nay đã ở cái tuổi không còn la cà mạng xã hội nữa. Vì thế, mạng xã hội suốt thời gian đó như khối thông tin xấu độc, tiêu cực khổng lồ mà hầu hết là mũi dao một chiều nhắm về phía chị.

Phi Nhung từng nói thời gian sẽ chứng minh tất cả, sự thật sẽ được phơi bày. Nhưng liệu chị có đủ thời gian để chứng kiến khi trong vỏn vẹn 1 tháng nhập viện vì dương tính với Covid-19, chị đã trút hơi thở cuối cùng.

Khoảng năm 2004-2005, tin giả Phi Nhung qua đời từng làm dậy sóng khán giả trong nước, nhất là các tỉnh, huyện xa. Chiếc CD cắt ghép từ một video ca nhạc của chị khiến bao người rơi nước mắt. Hôm 28/9 khi Phi Nhung thực sự rời cõi tạm, mạng xã hội lại cuồn cuộn những chia sẻ đồng cảm, xót thương như đúng cái cách dòng chảy thông tin tiêu cực về chị trước đó.

Đời vinh hiển và đắng cay của danh ca Phi Nhung

Hiện giờ, ai khiến Phi Nhung nên nông nỗi hay sự thật về những tin đồn không còn quan trọng nữa. Chị cũng không còn cách nào tự thanh minh cho mình. Những tâm tư còn nặng trĩu, những lời chưa kịp nói ra, có lẽ danh ca đã mang theo về thế giới bên kia. 

Và với dòng chảy thông tin của mình, mạng xã hội sẽ lắng từ khóa "Phi Nhung" sau 2-3 ngày nữa. Những người dùng mạng từng cay độc mắng chửi chị rồi chia buồn khi chị ra đi sẽ tiếp tục một trào lưu mới.

Riêng với người hâm mộ Phi Nhung, một vì sao trên bầu trời nghệ thuật vừa tắt. Họ chắc chắn ghi nhớ vì sao Phi Nhung tỏa sáng ở vị trí ấy và cách chị làm bầu trời nghệ thuật thêm lung linh. Chị vẫn vinh hiển, không ai có thể phủ nhận sự vinh hiển ấy với họ.

Trong rất nhiều ca khúc hay Phi Nhung từng hát, bài Giấc mơ cánh cò phảng phất hình ảnh chị, nhất là thời mới nổi, chị luôn mặc áo dài trắng đi hát. Và lời bài như khúc hát tiễn biệt nữ danh ca: Bài hát tiễn em qua cánh đồng/ Bài hát đã bao năm không thể quên/ Bài hát đến hôm nay không thể quên [Cánh cò với giấc mơ nay còn đâu?].

Lê Thị Mỹ Niệm

Vào 18h45 tối 28/9, người hâm hộ cùng các nghệ sĩ đã theo dõi lễ cầu siêu ca sĩ Phi Nhung được cử hành theo hình thức trực tuyến bởi tăng đoàn chùa Giác Ngộ.

Nhiều nghệ sĩ không giấu được nỗi bàng hoàng, thương xót trước thông tin ca sĩ Phi Nhung qua đời.

Dù các bác sĩ rất nỗ lực cứu chữa nhưng ca sĩ Phi Nhung không qua khỏi. Cô qua đời trưa nay, ngày 28/9 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. 

01. Bình minh ơi dậy chưa [Ai chung tình được mãi chế] - Gia Huy

02. Sau lưng anh có ai kìa - Thiều Bảo Trâm

03. Đám cưới nha - Hồng Thanh & DJ Mie

04. Muốn em là [Không còn em là đời anh chẳng ý nghĩa gì] - Keyo

05. Liên Khúc Thành Phố Buồn & Đêm Nguyện Cầu - Lam Phương & Lê Minh Bằng

06. Anh yêu vội thế - La La Trần

07. Rung động - Dương Edward

08. Tay vớt ánh trăng - Mỹ Tâm

09. Bạn không hiểu tôi - Hoàng Văn Sáng

10. Chìm sâu - MCK & Trung Trần

11. Mất anh rồi - Nguyễn Thạc Bảo Ngọc

12. Màu tím anh buồn - Ngọc Thành

13. Bao giờ kết hôn - Lý Tuấn Kiệt

14. May mắn khi có em - Đạt Villa

15. Hẹn kiếp sau - Khả Hiệp

16. Một mai - Thuận Hà

17. Thiếu nữ Thiên Trúc [Tiān Zhú shǎo nǚ - 天竺少女] - Tây Du Ký 1986 OST - Phùng Đề Mạc

18. Ký ức nhạt màu [Yǒu méi yǒu rén gào sù nǐ - 有没有人告诉你] - A Tổ

19. Cảm giác - Yên Vy

20. Anh em cây khế - Du Thiên

21. Thà là - Khải Đăng

22. Liên khúc Chỉ có bạn bè thôi & Giọt lệ đài trang - Lâm Hoàng & Châu Kỳ

23. Sao tiếc người không tốt - Hoài Lâm

24. Hoa ngũ sắc - K-ICM & Long Nón Lá

25. Xích linh [Chì líng - 赤伶] - Đẳng Thập Yêu Quân

26. Tình yêu thánh giá - Lm. Nguyễn Duy

27. Đừng mê vợ bé [Sầu tím thiệp hồng chế] - Minh Chiến & Bích Ngọc

28. Nỗi lòng kẻ thứ 3 [Bông mua tím chế] - Mộng Nghi

29. Chờ ngày cưới em - Phát Hồ & Hương Ly

30. Yêu nha yêu nha [Ài yā ài yā - 爱丫爱丫] - Phùng Đề Mạc

Video liên quan

Chủ Đề