Ca sĩ việt nam bắc chước hàn quốc là ai?

Họa mi Hàn thánh thót trên đất Việt

Sáu năm biểu diễn và giảng dạy tại Việt Nam, nữ nghệ sĩ opera người Hàn Quốc Cho Hae Ryong cảm nhận việc được cống hiến cho cộng đồng và góp phần vun đắp tình hữu nghị Việt - Hàn thật sự là niềm hạnh phúc lớn lao

Khán giả truyền hình đã ngất ngây trước giọng opera làm say lòng người nghe của Cho Hae Ryong, nữ ca sĩ Hàn Quốc, khi cô xuất hiện trình diễn với tư cách ca sĩ khách mời trong đêm chung kết chương trình Chinh phục đỉnh cao 2014, phát sóng trực tiếp trên VTV3 hôm 23-3, với ca khúc Una Voce Poco Fa [tiếng Ý]. Với công chúng yêu âm nhạc cổ điển và thính phòng Việt Nam, Cho Hae Ryong không còn xa lạ.

Nữ ca sĩ Hàn Quốc Cho Hae Ryong biểu diễn trong chương trình chào mừng lễ hội văn hóa Hàn Quốc tại TP HCM ở Nhà hát TP năm 2010. [Ảnh do nhân vật cung cấp]

Hae Ryong gặp nghệ sĩ kèn clarinet Đào Nhật Quang đầu năm 1999 khi cô đang học cao học ở Nga. Đào Nhật Quang kể rằng trong một lần đến nghe hát thánh ca ở một nhà thờ, anh gặp Hae Ryong, khi ấy là người chỉ huy dàn thánh ca. Chính giọng hát, phong cách, ánh mắt và nụ cười của Hae Ryong đã sưởi ấm trái tim anh giữa tiết trời Nga giá lạnh và mối tình Việt - Hàn đẹp như mơ bắt đầu nảy nở, cuối cùng họ chính thức nên duyên vợ chồng.

Sau khi kết hôn vào năm 2001, Hae Ryong và Nhật Quang dạy tại nhiều trường đại học danh giá của Hàn Quốc, được trọng vọng và có nhiều bạn bè yêu quý. Đến năm 2008, Nhật Quang quyết định cùng vợ trở về Việt Nam và cống hiến cho quê hương trong giai đoạn hai vợ chồng sung sức nhất. Thế là từ năm 2008, trong dàn nghệ sĩ của Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP HCM có thêm một giọng ca opera chuyên nghiệp người Hàn Quốc và một nghệ sĩ kèn clarinet người Việt Nam.

Từ khi theo chồng đến Việt Nam sinh sống, mỗi năm, Hae Ryong chỉ về thăm quê hương một lần hoặc khi có chương trình ở Hàn Quốc mời 2 vợ chồng sang biểu diễn. Thời gian ở Việt Nam, cô luôn tất bật với công việc ca sĩ của Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP HCM, hỗ trợ đào tạo cho các ca sĩ solo của nhà hát, giảng dạy ở Nhạc viện TP HCM và dạy thêm ở nhà cho một nhóm hợp xướng thiếu nhi người Hàn Quốc. Cùng dàn hợp xướng thiếu nhi này, Hae Ryong đã tổ chức nhiều chương trình biểu diễn từ thiện tại Nhà hát TP gây quỹ học bổng Nguyễn Đức Cảnh để hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn bởi cô luôn tâm niệm nghệ sĩ không nên chỉ biết kiếm tiền mà còn phải biết đóng góp cho xã hội.

Tiếng Ý chỉ là 1 trong 8 ngôn ngữ mà Hae Ryong có thể biểu diễn trên sân khấu opera. Hiện nay, Hae Ryong thuộc lòng 10 ca khúc tiếng Việt. Hae Ryong tâm sự rằng nhờ chồng, cô mới biết hát tiếng Việt. Cũng chính tình yêu sâu sắc với anh đã đưa cô đến Việt Nam và ngày càng yêu mến đất nước, con người nơi đây. Trong hành trang ca khúc tiếng Việt của Hae Ryong, gồm: Hà Nội niềm tin và hy vọng, Bèo dạt mây trôi, Người là niềm tin tất thắng, Cánh chim báo tin vui…, Bài ca hy vọng là bài hát cô yêu thích nhất. Đó là bài đầu tiên bố chồng tặng và bảo cô hát. Nhờ chồng giải thích ý nghĩa, Hae Ryong thấu hiểu và biểu diễn mỗi ca khúc bằng cả tâm hồn vì cô cảm nhận các ca khúc Việt Nam đậm chất lãng mạn, dù là trong chiến tranh vẫn luôn ca ngợi vẻ đẹp của tình yêu thương.

Với Cho Hae Ryong, Việt Nam vừa là đất khách vừa là quê hương bởi cô đã cảm mến cuộc sống và con người nơi đây qua những mối quan hệ đồng nghiệp, hàng xóm và bạn bè xung quanh. Giờ đây, mỗi khi được đứng trên sân khấu cất giọng hát cao vút, Hae Ryong đều cảm thấy hạnh phúc - dù hát ở Việt Nam, Hàn Quốc hay bất cứ đâu, miễn là cô được đem tiếng hát phục vụ những người yêu nhạc, cống hiến cho cộng đồng và góp phần giúp người dân hai nước Việt - Hàn ngày càng xích lại gần nhau hơn. n

Kim Khánh

[NTD] - Thay vì tạo dấu ấn cho riêng mình, không ít ca sĩ Việt lại rập khuôn phong cách nghệ sĩ xứ Hàn.

Vài năm trở lại đây, phong cách âm nhạc của Hàn Quốc đã du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động âm nhạc của nhiều ca sĩ trẻ. Điều này đã khiến nhiều người phải nêu câu hỏi: Việc tạo dấu ấn riêng thay vì “copy” phong cách nước ngoài là điều khó khăn đến thế hay sao?

Âm nhạc Hàn Quốc du nhập vào Việt Nam rõ ràng là yếu tố khích lệ sự sáng tạo và không ngừng học hỏi, tạo ra những góc nhìn mới mẻ, song cũng là một bài toán khó đối với các ca sĩ trẻ. Cái khó ở đây là phải kết hợp được những cái mới, cái hay từ trào lưu âm nhạc nước ngoài nhưng vẫn tạo được dấu ấn của riêng mình trong từng ca khúc, từng phần trình diễn...

 Nữ ca sĩ trẻ xứ Hàn

Thế nhưng, hiện tại nhiều ca sĩ, nhóm nhạc thay vì tạo ra dấu ấn của riêng mình, lại theo đuổi, copy "nguyên mẫu" phong cách của nghệ sĩ Hàn Quốc. Họ không ngần ngại bắt chước các ca sĩ, nhóm nhạc Hàn từ trang phục, vũ đạo, âm nhạc, thần thái… cho đến hình ảnh trong các MV. Giờ đây, khán giả Việt không khó để tìm và xem những hình ảnh, MV của nhiều ca sĩ Việt đang theo đuổi hình tượng này.

Mới đây, ca sĩ trẻ Tino tung ra MV Lyric mới “Ừ, có anh đây”. Đây là bài ballad nói về cảm xúc của một chàng trai đang “bơ vơ” trong tình yêu. MV có những cảnh quay lãng mạn ở Đà Lạt và nam ca sĩ trẻ trong vai chàng trai mải mê chạy theo những suy tư về mối tình đang lớn lên nhưng chưa thật sự trọn vẹn.

 Ca sĩ trẻ Tino

Thế nhưng, khán giả có thể dễ dàng nhận thấy từ tạo hình của Tino cho đến những cảnh quay, tông màu… trong MV “Ừ, có anh đây” đều mang đậm dấu ấn K – pop mà ít thấy sự sáng tạo, phong cách "riêng tư".

Chẳng riêng Tino, trước đó đã có rất nhiều nghệ sĩ trẻ “đốn tim” khán giả bằng những MV mang xu hướng trào lưu âm nhạc Hàn Quốc như MV “Nhật ký đom đóm”, “Soái ca” của Nguyễn Cao Bảo Uyên, MV “Baby baby” của Monstar…

Không những thế, thời gian gần đây, làng nhạc Việt xuất hiện nhiều nhóm nhạc mới, như Lip B, Uni5, Hello Yellow… Và, điểm chung của các nhóm nhạc này là đều được đào tạo theo mô hình nhóm nhạc Hàn Quốc và sở hữu phong cách của những nghệ sĩ xứ Hàn.

  Một “bản sao” của nền âm nhạc xứ Kim Chi?

Nếu như không tạo được dấu ấn riêng và bắt chước nền giải trí của nước bạn quá nhiều sẽ nhanh chóng bị đào thải. Nhóm nhạc nữ LIME là một ví dụ điển hình. Thời điểm mới ra mắt, nhóm nhạc này đã vấp phải nhiều chỉ trích khi quá giống phong cách của một nhóm nhạc nữ Hàn Quốc. Sau một vài sản phẩm nhận được quá nhiều “đá” từ dư luận, LIME đã biến khỏi showbiz Việt. Gần đây, nhóm nhạc này bắt đầu hoạt động trở lại, nhưng không nhiều!

Để trụ vững trong làng nhạc Việt, bên cạnh việc kiên trì, bền bỉ, cố gắng cống hiến, các ca sĩ, nhóm nhạc cần phải tạo được cá tính, màu sắc riêng mới có thể ghi được dấu ấn trong lòng khán giả. Nếu cứ mải “bơi” theo trào lưu Hàn hóa thì các ca sĩ rất dễ bị “chìm nghỉm”.

Vậy nên, muốn tồn tại lâu dài trong phải có dấu ấn riêng, không nên trở thành “bản sao” của nền âm nhạc nước ngoài!

Bích Ngọc

Video liên quan

Chủ Đề