Cà phê nhân xanh là gì ?

Trong bài viết dưới đây Minh An sẽ đưa các bạn đi tìm hiểu về cà phê nhân xanh. Chúng là gì và những vấn đề xung quanh nó. 

Cà phê nhân còn được gọi là cà phê tươi. Về bản chất, cà phê nhân [green coffee beans] là loại hạt cà phê chưa được rang chín. Cà phê nhân có thể được phân loại dựa vào chủng loại, cách chế biến, kích cỡ hạt.

2.1 – Phân loại cà phê nhân xanh theo chủng loại

Cà phê nhân gồm 2 loại cà phê phổ biến là cà phê nhân Arabica và nhân Robusta. Riêng loại Arabica có 5 chủng loại phổ biến là Caturra, Bourbon, Mocha, Typica và Catimor. Ngoài ra, Việt Nam còn có cà phê Excelsa [cà phê Mít] và cà phê Culi [cà phê Bi].

2.2 – Phân loại cà phê nhân xanh theo cách chế biến

Hiện nay có 3 phương pháp chế biến nhân được sử dụng phổ biến. Bao gồm chế biến khô, chế biến ướt và chế biến mật ong.  

2.3 – Phân loại cà phê nhân xanh theo kích cỡ hạt

Quả cà phê nhân sau khi được thu hoạch, ta sẽ thu được cà phê nhân tách vỏ. Các nhân xanh này được gọi chung là cà phê xô bởi chúng chưa được phân loại. Các loại nhân chất lượng cao bao gồm nhân sàng 16, sàng 18, sàng 19 và sàng 20. Trong đó, loại sàng 16 và sàng 18 là hai loại hạt phổ biến nhất. Với những loại sàng 14 và 15 sẽ được dùng làm nguyên liệu trộn để giảm giá thành sàng. Loại cà phê có kích cỡ sàng 13 thường được dùng để sản xuất cà phê hòa tan. 

Giá giao dịch của nhân trên thị hàng hóa thế giới hiện nay rất lớn. Khối lượng xuất nhập khẩu của cà phê nhân chỉ đứng sau dầu. Cà phê nhân có chất lượng càng cao thì giá thành càng cao. Cà phê nhân Arabica được đánh giá cao và có giá đắt hơn cà phê nhân Robusta. 

Với những kiến thức trong bài viết trên, Minh An hy vọng các bạn đã có cái nhìn chính xác hơn về cà phê nhân. Đừng ngần ngại liên hệ Minh An để trải nghiệp các loại nhân hàng đầu cả nước nhé!

Cà phê nhân là gì? Những hạt cà phê xanh trước khi rang xay và tạo ra một tách cà phê hoàn hảo được gọi là cà phê nhân. Cà phê nhân là thành phẩm của quá trình sơ chế cà phê tươi khi thu hoạch từ vườn, sau đó dùng một số phương pháp sơ chế [sơ chế khô, sơ chế ướt, sơ chế honey] để tạo ra nhiều hương vị đăc trưng của cà phê. 

    Cà phê nhân được phân loại theo nhiều cách khác nhau bởi các nhà cung cấp khác nhau, trong đó phân loại theo phương pháp sơ chế là cách dùng khá phổ biến ở Việt Nam. Theo lịch sử phát triển của ngành cà phê, hiện nay có 3 phương pháp sơ chế cà phê chính: Sơ chế ướt [Full Washed] - cho ra vị nguyên bản của cà phê, Phơi khô tự nhiên [Natural] - phương pháp truyền thống lâu đời nhất, và sơ chế honey [Honey Processing] - đa dạng hương vị với nhiều mức độ khác nhau.

Một khay cà phê nhân Robusta được sơ chế khô [Natural Processing]

     Tùy vào khí hậu, môi trường, vùng trồng và giống cà phê mà phương pháp sơ chế cà phê nhân sẽ được lựa chọn để sao cho phù hợp nhất. Ví dụ, phương pháp phơi khô tự nhiên sẽ phù hợp với những vụ mùa cà phê có thời tiết khô nóng kéo dài, phương pháp sơ chế ướt thích hợp cho những vùng trồng cà phê có nguồn nước dồi dào, môi trường nhiệt đới nóng ẩm, hay cân nhắc đến lượng nhân công để đưa ra lựa chọn tối ưu nhất.

2. Phương Pháp Sơ Chế Ướt [Full Washed]

     Phương pháp sơ chế ướt nghĩa là trái cà phê tươi sẽ được tách vỏ lấy hạt ngay khi mới thu hoạch và vẫn còn độ ẩm.

     Quy trình sơ chế ướt cà phê bao gồm một số bước cơ bản như ủ lên men trái cà phê đến khi có thể tách hạt cà phê nhân ra khỏi trái - hoặc cho trái cà phê chín vào một loại máy xát vỏ chuyên dụng để tách lấy hạt cà phê nhân. Một khi các hạt cà phê nhân xanh được lấy ra, chúng sẽ được rửa sạch một lần nữa để loại bỏ chất nhầy có trong phần thịt và vỏ của trái cà phê, sau đó đem cà phê nhân đi phơi khô trên những mảng sân hoặc các tấm phảng lớn, hoặc theo xu thế phát triển ngày nay, cà phê nhân sẽ được phơi trên giàn trong nhà kính để cho ra những hạt cà phê chất lượng nhất.

     Hương vị của ly cà phê thành phẩm từ phương pháp sơ chế ướt được cho là "tinh khiết" hơn những phương pháp khác bởi quy trình sơ chế ướt loại bỏ đi những ảnh hưởng khác từ trái cà phê nên không gây ra nhiều tác động đến cà phê nhân bên trong.

Tìm hiểu thêm về phương pháp sơ chế ướt [Full Washed]


Phương pháp sơ chế ướt [full washed] 

3. Phương Pháp Sơ Chế Khô Tự Nhiên [Dry Processed/ Natural/ Sun Dried]

     Phương pháp sơ chế khô tự nhiên là ngay khi thu hoạch trái cà phê sẽ được mang phơi trực tiếp dưới nắng để giảm lượng nước trong trái cà phê xuống với mức tiêu chuẩn của phương pháp này.

     Trái cà phê tươi được giữ nguyên mà không đem đi tách bỏ vỏ và phần thịt trái ngay mà được phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Điều này cho phép cà phê nhân bên trong có thời gian ngấm những hương vị tự nhiên từ chính những phần còn lại của trái cà phê đó [vỏ và phần thịt trái cà phê]. Ở những quốc gia chú trọng vào sản lượng, các nhà sản xuất cũng thay thế việc phơi cà phê truyền thống bằng những máy sấy công suất lớn để thu được thành phẩm nhanh hơn, đồng thời họ cũng đánh đổi chất lượng cà phê thu được sẽ thấp hơn.

     Hương vị của ly cà phê dùng phương pháp sơ chế khô sẽ không thuần túy mà bị ảnh hưởng bởi hương vị được ngấm vào từ phần thịt của trái cà phê. Tùy vào loại cà phê mà hương vị sẽ thay đổi khi được sơ chế khô [tăng vị ngọt, hương tốt hơn...]. Phương pháp sơ chế khô đặc biệt được ưa chuộng ở một số quốc gia có truyền thống lâu đời về cà phê như Brazil, Ethiopia và Yemen.

Tìm hiểu thêm về phương pháp sơ chế khô [natural]


Phương pháp sơ chế khô

4. Phương Pháp Sơ Chế Honey [Honey Processed]

     Ở phương pháp sơ chế Honey này, trái cà phê tươi sau khi được thu hoạch sẽ được đưa vào máy tách vỏ, tuy nhiên chúng sẽ không phải trải qua giai đoạn lên men như cách sơ chế ướt mà được mang đi phơi khô với chất nhầy vẫn dính hoàn toàn hoặc vài phần trên hạt cà phê nhân. Trong suốt quá trình phơi khô, hạt cà phê cần được kiểm tra độ ẩm liên tục và đảo đều nhằm tránh bị nhiễm nấm mốc.

     Có thể nói rằng, phương pháp sơ chế honey là sự kết hợp bởi một nữa quy trình của phương pháp sơ chế cà phê nhân khô và phương pháp sơ chế cà phê nhân ướt. Dựa vào lượng chất nhầy còn lại trên cà phê nhân mà hạt cà phê thành phẩm được xếp vào nhiều loại cấp bậc khác nhau như "black honey", "red honey", "gold honey"... với những hạt cà phê nhân cũng có nhiều màu sắc khác nhau được tạo ra từ lượng chất nhầy bám trên hạt cà phê, lượng chất nhầy càng nhiều sẽ tạo ra hạt cà phê nhân có màu càng đậm. Ngược lại, cà phê nhân sơ chế còn lại ít chất nhầy thì sẽ có màu sắc cũng nhạt hơn. Hương vị của ly cà phê cũng sẽ thay đổi theo lượng chất nhầy, hương và độ ngọt cao hơn đối với hạt nhiều chất nhầy và ngược lại.

Tìm hiểu thêm về sơ chế Honey


Phương pháp sơ chế Honey

Tìm hiểu về sản phẩm cà phê nhân của D&D Kaffee tại đây.

Khánh Chi dịch [được điều chỉnh bởi Hiếu Phạm]

-----

D&D Kaffee - Nhà cung ứng cà phê rang mộc chất lượng từ cao nguyên Lâm Đồng

Hotline thử mẫu cà phê rang: 090 678 3976

Địa chỉ: 17- Đường D15A  P. Phước Long B, TP Thủ Đức - Hồ Chí Minh

Lựa chọn sản phẩm cà phê rang mộc tại đây: //ddkaffee.com/collections/all

Vẫn nghe cụm từ về “cà phê nhân xanh”. Bạn hiểu như thế nào? Nó khác gì với cà phê thông thường?

Thế nào là cà phê nhân xanh?

Cà phê nhân xanh cũng được gọi là hạt cà phê tươi. Cơ bản, cà phê nhân xanh [green coffee beans] là hạt cà phê chưa rang chín, có màu xanh tự nhiên, được hái từ trên cây chưa qua quy trình xử lý nào.

Hạt cà phê nhân xanh [green coffee beans]

Đặc tính cà phê xanh.

Khác với hạt cà phê thông thường, hạt được rang ở nhiệt độ 246 độ C. Chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, đặc biệt là hai chất caffein và axit chlorogenic. Ngăn chặn quá trình hấp thụ tinh bột và ức chế thèm ăn, đốt cháy chất béo. Tăng cường cân bằng đường huyết bằng cơ chế ức chế giải phóng đường glucose trong cơ thể. Được nhiều người sử dụng cho việc làm đẹp [giảm cân].

Trong đó, caffein chủ yếu vẫn được giữ lại hầu như nguyên vẹn ở dạng cà phê xanh. Trong quá trình rang xay ở nhiệt độ cao, sẽ khiến chất này bị hao hụt. Còn axit chlorogenic thì sẽ bị loại bỏ gần hết.

Năm 2008 trên Tạp chí Nutrition ghi nhận một nghiên cứu cà phê xanh, có chứa 3 loại Axit chlorogenic, caffeoylquinic, axit dicaffeoylquinic và nhiều chất chống oxy hoá khác. Tốt cho giảm cân, cộng vào hàm lượng caffeine rơi vào khoảng từ 2 – 4% trong hầu hết các sản phẩm từ cà phê xanh.

Tạp chí The Diabetes Metabolic Syndrome and Obesity 2012 công bố nghiên cứu, thực hiện trên 16 người. Cho sử dụng chiết xuất hạt cà phê xanh trong 12 tuần, giữ nguyên chế độ ăn uống bình thường. Kết quả không có tác dụng phụ nào xảy ra. Cân nặng cơ thể giảm 10,5%, lượng mỡ cơ thể giảm 16%,

Cà phê nhân xánh có chất caffein và axit chlorogenic.

Lưu ý khi dùng cà phê nhân xanh.

Mặc dù mang đến nhiều điều tích cực cho sức khỏe, chống được căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường hay Alzheimer. Nhưng trong cà phê xanh vẫn có lượng Caffeine, nếu sử dụng quá nhiều sẽ có những tác động không tốt cho sức khỏe.

  • Gây căng thẳng thần kinh, rối loạn, lo âu.
  • Các vấn đề tiêu hóa.
  • Bệnh tim mạch, tăng huyết áp
  • Phụ nữ mang thai, và cho con bú.
  • Rối loạn chảy máu, tăng nhãn áp.
  • Loãng xương

Video liên quan

Chủ Đề