Cá dứa khác với cá bông lau thế nào năm 2024

Cá bông lau (tên khoa học: Pangasius krempfi) là một loài cá thuộc chi Cá tra (Pangasius). Loài này phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á trong lưu vực sông Mê Kông. Môi trường sống là nơi nước lợ. Thức ăn của chúng là trái cây, tảo và động vật giáp xác. Đây là loài di trú, có một thời gian sống ở các vùng nước ven biển (đây là đặc tính chỉ có duy nhất ở loài này trong họ Cá tra), và một thời gian di cư vào sông (chỉ ở sông Mê Kông mà không là các sông khác) để sinh sản. Cá có kích thước lớn, tăng trưởng nhanh.

Cá Bông lau còn thấy ở vùng cửa sông Cần Giờ.

Cá Bông lau dễ bị nhầm lẫn với một loại cá khác là Cá Dứa (tên khoa học: Pangasius kunyit). Cá Bông lau đuôi màu vàng trên lưng thì màu xám xanh, cá Dứa có vây lưng màu xanh, đuôi vàng xanh hoặc đỏ vàng, cá có vảy ít ở gần mang cũng như cá bông lau.

Miêu tả[sửa | sửa mã nguồn]

Lưng và đầu cá Bông lau màu xanh lá cây, bụng màu trắng, vảy trong suốt, vây hơi vàng. Vây lưng: 1-1, các tia vây lưng: 6-7, gai hậu môn: 4, các tia vây mềm hậu môn: 31-34; và 18-22 lược mang ở cung đầu tiên. Chiều dài tối đa 120 cm, cân nặng tối đa 14 kg. Các răng lá mía chia tách ở đường giữa, kết nối với các răng vòm miệng để tạo thành vệt dài hình lưỡi liềm.

Tập tính[sửa | sửa mã nguồn]

Người ta giả thiết rằng có ít nhất hai quần thể trên sông Mê Kông thực hiện việc di cư. Một quần thể di cư trong giai đoạn tháng 5-9 từ phía nam thác Khone ngược dòng tới vùng nước để đẻ dọc theo dòng chính sông Mê Kông tới tận Chiang Khong gần biên giới Lào-Thái Lan-Myanma. Quần thể kia di cư xuôi dòng từ gần Stung Treng tới vùng nước để đẻ nằm giữa Stung Treng và Kompong Cham ở Campuchia trong mùa đẻ trứng từ tháng 5 tới tháng 8. Khi mực nước rút xuống kể từ tháng 10, chúng di chuyển ngược lại sông chính để bắt đầu di cư phân tán ngược dòng, đạt tới khu vực ngay dưới thác Khone. Chúng sống trong các vũng nước sâu trong dòng chính trong suốt mùa khô. Ở Việt Nam, cá bông lau thường thấy ở hệ thống sông Cửu Long, nhất là sông Hậu.

Nhiều khách hàng khi mua Khô Cá Dứa Cần Giờ tại Nắng Gió thường đặt câu hỏi: việc phân biệt các loài cá da trơn như cá tra, cá hú, cá basa, cá bông lau, cá dứa…như thế nào, sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin cho Quý Khách tham khảo.

Theo tổ chức FishBase, họ cá tra có tất cả 31 loài, riêng ở Việt Nam có 13 loài, trong đó có 2 loài cá vồ cờ và cá tra dầu được liệt kê vào danh sách cá quý hiếm, cấm đánh bắt. Và trên thị trường họ cá tra có 5 loại thường gặp đó là: cá tra, cá ba sa và cá hú, cá dứa và cá bông lau. Chúng có hình dạng giống nhau khiến các bà nội trợ nhà mình rất khó phân biệt.

Cá dứa khác với cá bông lau thế nào năm 2024

Cá Dứa – Cần Giờ

Cũng theo Bà Phạm Thị Mười – một thương lái về cá nước ngọt nhiều năm tại Chợ Bình Điền -TP.HCM, sẽ giúp chị em “xem tướng” các loài cá:

  • Xem đầu: đầu cá ba sa ngắn, dẹp theo chiều đứng; lỗ hõm giữa xương sọ cạn, hẹp nhưng dài; miệng nằm hơi lệch; dải răng hàm trên to rộng, nhìn thấy được khi khép miệng. Đầu cá tra to, gồ, bè ra, dẹp theo chiều ngang; lỗ hõm giữa xương sọ sâu, rộng nhưng ngắn; miệng rộng nằm ở giữa, khép miệng không lòi răng… hô. Cá hú đầu to hơi tròn, hàm dưới hơi rộng, hàm trên nhô ra.
  • Xem râu: họ cá tra đều có hai đôi râu. Râu hàm trên cá basa dài bằng nửa chiều dài đầu, râu hàm dưới ngắn, bằng 1/3 chiều dài đầu. Hai đôi râu của cá tra dài hơn, tới mắt và mang cá. Râu hàm trên cá hú dài đến vây ngực, râu hàm dưới ngắn hơn.
  • Xem tướng: cá basa thân ngắn, hơi dẹp hai bên, lườn tròn, bụng to, mặt lưng có màu xanh nâu nhạt, mặt bụng màu trắng. Cá tra thân dài, bụng hơi nhỏ, mặt lưng màu xanh sậm, cầm lên ngang tầm mắt thấy màu sáng bạc, lấp lánh ở sống lưng. Mình cá hú dẹp hơn, nhưng bụng cá hú to nhất, mặt lưng xám đen, mặt bụng trắng xám.
  • Xem thịt: thớ thịt cá basa nhỏ, đều, có màu trắng; bụng có hai múi mỡ to, hình giống như múi bưởi, màu trắng. Thớ thịt cá tra to, mỡ không trắng; riêng cá tra nuôi hầm có mỡ màu vàng, có mùi hôi, nếu kho gừng thì mùi càng nồng hơn. Tuy nhiên, nếu cắt ra từng khoanh, rất khó phân biệt được các loài thuộc họ cá tra.

Cá dứa khác với cá bông lau thế nào năm 2024

Cá Bông Lau – An Giang

Cá dứa khác với cá bông lau thế nào năm 2024

Cá tra

Cá dứa khác với cá bông lau thế nào năm 2024

Cá ba sa

Cá dứa khác với cá bông lau thế nào năm 2024

Cá hú

Còn riêng Cá Bông Lau và Cá Dứa do hiếm và giá cao nên ít thấy bán ở chợ bình dân, thịt rất ngon. Do đánh bắt tự nhiên, kích cỡ cá dứa và bông lau không đồng đều như các loại cá nuôi. Hình dạng và màu sắc cá dứa và bông lau rất giống nhau. Như da mặt lưng màu xám nhạt, thịt và mỡ trắng tinh, đặc biệt các vây bụng, vây đuôi, vây lưng, vây ngực màu trắng nhưng ở phía ngoài cùng có màu vàng khác hẳn các vây cá nuôi.

Vậy là các bạn phần nào đã biết cách phân biệt các loài cá da trơn như cá dứa, cá bông lau, cá tra, cá hú…rùi nhé. Hoặc nếu các bạn muốn mua Khô Cá Dứa Cần Giờ – hàng thiên nhiên – hàng “xịn” thì hãy gọi cho Nắng Gió – 0909.936.248 để được tư vấn ( về các loại khô cá , đặc sản vùng miền ) và phục nhé.

Cá bông lau và cá đứa khác nhau như thế nào?

Còn cá bông lau cũng gọi là cá dứa ở những người miền biển. Vì thế 2 loại đó là khác nhau, phân bố thức ăn cũng khác nhau hoàn toàn. Các bạn có hiểu ý trên không : cá bông lau thực chất là cá bông lau, còn người ta gọi nó là cá dứa thì tùy từng nơi thôi. Còn cá dứa của Nguyên Cá Dứa bán nó khác hoàn toàn cá bông lau.

Cá dứa và cá ba sa khác nhau như thế nào?

Lưng cá dứa có màu xanh đậm, khi quan sát kỹ thì bạn sẽ thấy màu ánh sáng xanh lấp lánh ngay giữa sống lưng của cá. Nhìn kỹ sẽ thấy cá dứa có một dọc đen mờ chạy dọc theo thân cá. Cá basa có phần bụng to tròn, màu trắng. Trên lưng cá có màu xanh nâu nhạt, không có ánh bạc.

Cá bông lau và cá hú khác nhau như thế nào?

Cá bông lau có lưng và đầu có màu xanh lá cây, bụng màu trắng. Đặc biệt, vây bụng, vây đuôi, vây lưng, vây ngực màu trắng nhưng ở phía ngoài cùng có màu vàng. Còn cá hú có mặt lưng và phần đầu màu xám đen, bụng mang màu trắng pha chút xám đục.

Cá bông lau hay còn gọi là cá gì?

1. Cá bông lau là cá gì? Cá bông lau có tên khoa học là Pangasius krempfi, thuộc chi cá tra và thuộc dòng cá da trơn, bởi là loài cá di trú nên chúng có thể sống ở môi trường nước mặn, nước lợ và cả nước ngọt. Tại Việt Nam cá bông lau xuất hiện nhiều ở hệ thống sông Cửu Long, nhiều nhất là khu vực Sông Hậu.