Bức xạ ion hóa và ứng dụng trong y học năm 2024

Để ứng dụng đồng vị phóng xạ có hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị, vấn đề cần được quan tâm đúng mức đó là an toàn bức xạ. An toàn cho bệnh nhân, cho nhân viên y tế và cho cộng đồng. Mỗi người trước khi làm việc với phóng xạ cần nắm được bản chất của bức xạ ion hóa, tác dụng sinh học của chúng, nắm được các khái niệm về liều cũng như các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ.

9.1. Bức xạ tự nhiên và bức xạ nhân tạo

Loài người từ khi ra đời đã bị bức xạ của môi trường chiếu vào. Bức xạ tự nhiên sinh ra từ 3 nguồn chính: bức xạ vũ trụ, bức xạ mặt đất và bức xạ từ trong cơ thể. Bên cạnh các nguồn bức xạ tự nhiên, từ cuối thế kỷ 19, với sự phát minh ra tia X và chất phóng xạ, từ giữa thế kỷ 20 khi đã khai thác được quá trình phân hạch, người ta đã chế được nhiều chất phóng xạ nhân tạo. Những chất này được ứng dụng ngày càng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, y học. Năng lượng hạt nhân đang có vai trò ngày càng to lớn. Bên cạnh đó, việc ứng dụng, khai thác năng lượng hạt nhân cũng đồng thời làm cho nhân loại phải tiếp xúc với phóng xạ nhiều hơn.

- Bức xạ vũ trụ

Bức xạ vũ trụ xuất phát từ mặt trời và khoảng không gian giữa các vì sao đi tới trái đất. Nó gồm nhiều loại bức xạ xuyên, trong quá trình đi qua khí quyển đã tương tác với nhiều nguyên tố tạo ra nhiều phản ứng khác nhau. Bầu khí quyển tác động như một lá chắn làm giảm rất nhiều số lượng bức xạ trước khi tới được mặt đất. Vì vậy mức độ bức xạ ở ngang mặt biển sẽ thấp hơn ở núi cao. Ví dụ: ở vùng xích đạo ngang với mặt biển, suất liều bức xạ vũ trụ khoảng 0,2 mSv/năm, trong khi đó ở nơi cao 3000 m, suất liều lên tới 1 mSv/năm. Khi đi qua khí quyển, một số neutron trong bức xạ vũ trụ tương tác với nitrogen ở trên tầng cao khí quyển, tạo thành chất phóng xạ 14C theo phản ứng sau đây: 14N [n,p] 14C.

14C có chu kỳ bán rã 5568 năm, khuếch tán ở tầng thấp của khí quyển, có thể thâm nhập vào sinh vật. Cũng tương tự như vậy một lượng nhỏ 3H [chu kỳ bán rã: 12,26 năm] 36Cl [chu kỳ bán rã: 3,08.105 năm] và 41Ca [chu kỳ bán rã: 1,1.105 năm] được tạo thành và khuếch tán ở sát mặt đất.

- Bức xạ mặt đất

Trong đất đá có một lượng nhỏ các nguyên tố phóng xạ: uranium, thorium. Các nguyên tố này phân rã và tạo nên một loạt các nguyên tố phóng xạ con, cháu. Vùng có granite, độ phóng xạ sẽ cao hơn các vùng khác. ở một số nước châu á liều hiệu lực trung bình do phóng xạ mặt đất vào khoảng 0,35 mSv/năm. Trên lãnh thổ Việt Nam chưa có số liệu tổng quát nhưng qua đo đạc một số nơi ở vùng đồng bằng phía Bắc và phía Nam thấy phông phóng xạ thiên nhiên khoảng 1,4-1,5 mSv/năm trong đó có cả bức xạ vũ trụ và bức xạ mặt đất.

- Bức xạ trong cơ thể người

Do ăn uống và hít thở các chất phóng xạ tự nhiên thâm nhập vào cơ thể và tồn lưu ở đó. Số lượng chất phóng xạ trong cơ thể nhiều hay ít tuỳ thuộc vào vùng lãnh thổ, vào chế độ ăn và các thói quen của con người. Phần lớn các chất phóng xạ trong cơ thể là 40K và các chất từ dòng họ uranium-thorium sinh ra, chỉ có một lượng nhỏ là 14C. Riêng 40K với chu kỳ bán huỷ dài [1,28.109 năm] đã tạo ra một liều bức xạ khoảng 0,2 mSv/năm. Liều xạ do ăn uống lương thực, thực phẩm có chứa uranium, thorium chiếm khoảng 0,11 mSv/năm.

Một nguồn xạ quan trọng đối với cơ thể người là radon và thoron. Các khí này từ đất đá toả vào không khí. Ngoài trời thoáng đãng, nồng độ các khí phóng xạ ở mức thấp. Bên trong các ngôi nhà, nồng độ các khí phóng xạ cao, một phần toả ra từ vật liệu kiến trúc [tường, nền nhà] mặt khác do ít thông khí nên ứ đọng nhiều. Khí phóng xạ thâm nhập vào phổi gây tác hại ở phổi và đường hô hấp. Liều trung bình hàng năm từ nguồn radon, thoron lên tới 1,3 mSv/năm và có thể còn cao hơn nữa.Tóm tắt về liều lượng do bức xạ tự nhiên trong bảng sau.

Phóng xạ tự nhiên thâm nhập vào cây cối và động vật, vì vậy trong thức ăn nguồn thực vật hoặc động vật đều hàm chứa một lượng phóng xạ nhất định. Trong thực phẩm thì ngũ cốc chứa nhiều chất phóng xạ hơn sữa, hoa quả và rau. Liều trung bình do thực phẩm đưa vào, khoảng 0,15 mSv/năm.

Có một số nơi nhiều monazite ở ấn Độ và Brazil, liều hàng năm toàn thân do đất đá khu vực đó phóng ra lên tới 120 mSv/năm.

- Nguồn phóng xạ nhân tạo

Năm 1896, xuất hiện trên tạp chí Nature một bài mô tả tác hại của tia X trên bàn tay. Trong 15 năm liên tiếp sau đó có nhiều bài được công bố về tác hại này. Năm 1911, Hasse đã nghiên cứu lịch sử của 94 trường hợp bị ung thư do tia X, trong số đó 50 trường hợp là những người làm nghề X quang. Những nghiên cứu đó cho thấy các kiểu tổn thương do tia X gây nên, những tác hại sớm và một số tác hại lâu dài. Với loại ung thư da, thời gian tiềm có thể kéo dài 10-30 năm. Có người 25 năm sau khi thôi làm việc chụp huỳnh quang mới bị ung thư da. Năm 1922, một tài liệu tổng kết cho biết có tới 100 người làm nghề X quang bị chết về ung thư. Chết vì bệnh bạch huyết trong số những người làm nghề phóng xạ cao gấp 9 lần so với những người thầy thuốc khác.

Có nhiều tài liệu về tác hại của chiếu xạ trong do radium, mesothorium, radiothorium và các sản phẩm con cháu của nó gây nên. Trong số những thợ mỏ vùng Schneeberg của Saxony [mỏ Cobalt] và mỏ pitchblende của Joachimsthal thuộc Bohemia có tần suất ung thư phổi cao một cách đáng kể. Tần suất ung thư phổi cao là do các sản phẩm của uran sinh ra, cụ thể là 226Ra, 222Rn, 218Po...

Trong những thập kỷ thứ 2 và thứ 3 của thế kỷ 20, có những trường hợp bị chiếu xạ nhiều do radium. Nguyên nhân: sử dụng rộng rãi chất phóng xạ như một thuốc điều trị để chữa nhiều loại bệnh, từ đau viêm khớp tới bệnh ngoài da. Trong công nghiệp sơn ở Mỹ, có dùng nhiều radium. Phần lớn công nhân ở đây là phụ nữ, có thói quen dùng miệng mút cho bút sơn được nhỏ nét, vì vậy nhiều người bị chiếu xạ radium vào môi. Do công tác thống kê không đầy đủ nên không rõ có bao nhiêu người chết, trong số đó có do tác hại của bức xạ radium.

Ở nước ta, công nghiệp hạt nhân tuy còn non trẻ, cũng đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hoạt động từ năm 1963-1968, sau một thời gian gián đoạn đã khôi phục hoạt động vào năm 1984 với công suất 500kW. Tại Hà Nội năm 1974 đưa vào hoạt động máy phát xạ neutron năng lượng 14 MeV, năm 1984 đưa vào hoạt động máy Microtron MT-17 với năng lượng chùm electron 15MeV. Trung tâm chiếu xạ Hà nội với nguồn 60Co [110kCi] hoạt động từ năm 1990 và Trung tâm chiếu xạ TP Hồ Chí Minh [400kCi] hoạt động từ năm 1999. Ngày càng có nhiều nhà máy, xí nghiệp ứng dụng ĐVPX như xi măng, giấy, khai thác mỏ, xạ hiếm, xây dựng...

Các ĐVPX đều là nhân tạo, được tạo ra từ lò phản ứng hạt nhân, từ các bình sinh xạ hoặc từ các máy gia tốc vòng. Các đồng vị phát positron như 11C, 13N, 15O, 18F có đời sống ngắn, được tạo ra từ các máy gia tốc vòng, chủ yếu dùng cho máy PET [positron emission tomograph], ở nước ta hiện đã có 4 máy gia tốc vòng đi vào hoạt động ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Các đồng vị phát tia gamma được ứng dụng nhiều trong chẩn đoán như 67Ga, 201Tl, 111In, 99mTc, 131I. Đặc biệt là99mTc phát tia gamma năng lượng 140keV đang được ứng dụng nhiều trong kỹ thuật ghi hình bằng ĐVPX. Các đồng vị phát tia gamma và beta ứng dụng trong trong điều trị như 60Co, 32P, 131I, 89Sr...

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác làm tăng phông phóng xạ như:

. Chất thải phóng xạ: chủ yếu là chất thải từ các lò phản ứng hạt nhân ở những nước có nhiều nhà máy điện nguyên tử [ví dụ: 28Al; 24Na; 65Zn; 55Fe; 54Mn; 60Co...] Hiện nay chất thải chiếu xạ vào môi trường còn ở mức độ nhẹ, vào khoảng 2 mSv/năm.

. Khi vũ khí nguyên tử nổ, một số chất phóng xạ sẽ được bay lên tầng tĩnh quyển [statatmosphere] ở độ cao 10-20 km. Chúng sẽ lơ lửng trên không trung, sau đó rơi từ từ xuống mặt đất trong vài năm, rơi chủ yếu ở vĩ tuyến phía bắc, rất ít xuống đường xích đạo và phía nam bán cầu. Thời gian tro bụi phóng xạ lưu lại trong khí quyển có thể kéo dài hàng chục năm.

. Chiếu xạ do nghề nghiệp: liều chiếu xạ ở những người làm nghề nghiệp, trong nghiên cứu cũng như trong sản xuất là rất nhỏ, chỉ vào khoảng 5mSv/năm. Chủ yếu là ở những người làm về năng lượng nguyên tử [40%], phần còn lại là những người làm trong công nghiệp và y học.

Việc ứng dụng rộng rãi ĐVPX dẫn tới ngày càng có nhiều người phải tiếp xúc với phóng xạ, càng nhiều người có nguy cơ bị chiếu xạ. Ngoài phông phóng xạ thiên nhiên như đã nêu trên, hoạt động của con người góp phần làm tăng phông phóng xạ của môi trường, bao gồm:

+ Chiếu xạ với mục đích y học [chẩn đoán và điều trị].

+ Chiếu xạ do sử dụng các bức xạ trong công nghiệp .

+ Chiếu xạ nghề nghiệp.

Để bảo đảm an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ cũng như cho dân chúng, cần phải có khuyến cáo để tránh gây chiếu xạ quá liều, xây dựng ban hành quy chế về an toàn bức xạ.

9.2. Hiệu ứng ngẫu nhiên của bức xạ ion hoá

Ngay từ đầu thế kỷ thứ XX, người ta đã thấy những người làm nghề X quang và bệnh nhân của họ, do bị chiếu với liều tương đối lớn nên bị ung thư với tỉ lệ cao hơn. Gần đây hơn nữa, có nhiều công trình nghiên cứu tỉ mỉ trên các dân cư ở vùng nổ bom nguyên tử, những người phải xạ trị, những người thợ mỏ uranium...đều có dấu hiệu ung thư do phóng xạ gây ra. Có nhiều tài liệu về tác hại của chiếu xạ trong do radium, mesothorium, radiothorium và các sản phẩm con cháu của nó gây nên. Trong số những thợ mỏ vùng Schneeberg của Saxony [mỏ Cobalt] và mỏ Pitchblende của Joachimsthal thuộc Bohemia thấy tần suất ung thư phổi cao một cách đáng kể. Tần suất ung thư phổi cao là do các sản phẩm của uran sinh ra, cụ thể là 226Ra, 222Rn, 218Po...

Trong thập kỷ thứ hai và thứ ba của thế kỷ XX, có những trường hợp bị chiếu xạ nhiều do radium. Nguyên nhân: sử dụng rộng rãi chất phóng xạ như một thuốc điều trị để chữa nhiều loại bệnh, từ đau viêm khớp tới bệnh ngoài da. Trong công nghiệp sơn ở Mỹ cũng dùng nhiều radium. Phần lớn công nhân ở đây là phụ nữ, có thói quen dùng miệng để mút cho bút sơn được nhỏ nét, vì vậy nhiều người bị chiếu xạ radium vào môi. Do công tác thống kê không đầy đủ nên không rõ có bao nhiêu người chết, trong số đó có nguyên nhân do tác hại của bức xạ radium.

Ung thư là sự sinh sản quá mức của các tế bào trong một cơ quan của cơ thể. Nguyên nhân có thể do hệ thống kiểm soát của một tế bào bị thương tổn, làm cho tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào bình thường. Sự sai lệch đó lại được truyền cho thế hệ tế bào sau và cứ như vậy số tế bào bất thường đó ngày càng nhiều làm tổn hại tới các tế bào bình thường của cơ quan. Đánh giá nguy cơ phóng xạ làm tăng ung thư là rất khó khăn, thời gian tiềm của ung thư kéo dài và rất thay đổi, từ 5 đến 30 năm hoặc hơn nữa kể từ lúc bắt đầu bị chiếu xạ tới khi xuất hiện ung thư. Một lý do nữa làm cho khó nhận định là dấu hiệu ung thư do phóng xạ gây nên không khác gì so với các ung thư tự phát khác.

Hiện nay để đánh giá nguy cơ ung thư do phóng xạ gây nên, người ta dùng một đơn vị gọi là yếu tố liều-nguy cơ [dose-risk factor] gọi tắt là yếu tố nguy cơ [risk factor, RF]: RF = 0,05/Sv hoặc viết 5x10-2 Sv-1

Có nghĩa là nếu bị chiếu với liều 1 Sv, nguy cơ ung thư dẫn đến tử vong là 5%. Vì vậy có thể viết: Nguy cơ = Liều [Sv] x RF [Sv-1 ]

Với liều 10 mSv [0,01Sv], nguy cơ ung thư đến tử vong là:

Nguy cơ [RF] = 0,01 Sv x 5.10 -2 Sv -1 = 5 x 10-4 .

Hiệu ứng gây biến đổi di truyền là do phóng xạ làm tổn thương tế bào, gây đột biến gen trong vật liệu di truyền của tế bào. Mỗi phân tử ADN đều mang mật mã di truyền, nên ADN được coi như những chất liệu di truyền, là những bộ gen của tế bào. Quá trình tổng hợp ADN có thể bị tác động bởi các yếu tố nội, ngoại sinh như: tia bức xạ, hoá chất, các yếu tố vật lý...Kết quả là phân tử ADN không chỉ tự nhân đôi mà có thể nhân lên n lần làm cho lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên đột ngột, mật mã di truyền và các đặc tính di truyền của ADN bị rối loạn. Một số phân tử ADN mới được tạo nên trở thành những gen biến dị, từ đó sản sinh ra những tế bào lạ khác với tế bào mẹ, lạ với cơ thể và có thể xuất hiện những tế bào ác tính.

Nguyên nhân gây đột biến: đột biến có thể xảy ra ngẫu nhiên. ở người, đột biến ngẫu nhiên thường chỉ xảy ra một lần trong một thế hệ. Dưới tác dụng của một số yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể, tần suất đột biến có thể tăng lên rất cao. Ví dụ: dưới tác dụng của tia phóng xạ tần suất đột biến gen có thể tăng lên tới 150 lần, gây nên hai hiện tượng: gen biến dị và rối loạn cấu trúc của NST như là NST đồng tâm, NST vành khuyên hay những mảnh NST gãy không có tâm…do tia phóng xạ làm đứt các NST thành nhiều đoạn, các đoạn này lại nối với nhau không theo trình tự cũ, tạo nên những hiện tượng chuyển đoạn, đảo ngược đoạn, mất đoạn hay tăng gấp đôi đoạn. Hiện tượng này xảy ra trong thời kỳ giữa hai lần phân bào, làm sai lạc cấu trúc của NST hoặc tạo nên những tổ hợp mới, khác lạ với NST thể bình thường, từ đó gây nên tế bào bất thường, tế bào ác tính. Trong một số trường hợp khác, tác dụng của tia bức xạ xảy ra yếu hơn chỉ gây ion hoá trên những phân tử axit nucleic cũng đủ để tạo nên những gen biến dị, nghĩa là xây dựng lại những nhóm nguyên tử trong phân tử ADN tạo nên những ADN mới không giống với những ADN cũ làm mất tính đặc thù của protein tế bào, sản sinh ra những tế bào bất thường.

- Các nghiên cứu liên tục về di truyền trên cộng đồng bị chiếu xạ qua thảm hoạ ở Hirosima và Nagasaki cho thấy đột biến gây ra do bức xạ đã ảnh hưởng đến cấu trúc protein trong cộng đồng.

- Tại Quảng Đông, Trung Quốc, nơi có phông bức xạ cao gấp 3 lần so với vùng lân cận, người ta nghiên cứu trên 73.000 dân từ năm 1972 tới 1975 cho thấy: các sai sót NST, nhiễm sắc tử, hội chứng Down cao hơn các vùng lân cận, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.

Trong 10 năm, Evans và CS. nghiên cứu trên 197 công nhân làm việc trong nhà máy điện nguyên tử của Anh bị chiếu tia neutron và tia g, thông qua liều kế cá nhân cho thấy hầu hết liều hiệu lực < 50 mSv /năm, phát hiện thấy có sự xuất hiện các NST đồng tâm và những mảnh NST không tâm. Tần suất NST đồng tâm khoảng 1,4 x 10-4/1 tế bào khi bị chiếu 10 mSv. Trước khi chiếu với suất liều từ 200 - 300 mSv, tỷ lệ số NST đồng tâm là 1/700 tế bào, sau khi chiếu tỷ lệ đó tăng lên tới 1/200 tế bào.

Nguy cơ biến đổi di truyền do phóng xạ chiếu vào cơ quan sinh dục còn chưa được xác định rõ. Nguy cơ có thể xảy ra nếu bị chiếu vào lúc đang mang thai, mà tuổi sinh đẻ là trong vòng 30 năm của một đời người. Vì vậy nếu tính chung cho cả mọi độ tuổi và cả hai giới thì nguy cơ di truyền là 1,3.10-2 Sv-1. Nếu tính cho những người ở tuổi làm việc thì nguy cơ » 0,8.10-2 Sv-1.

Khác nhau cơ bản giữa hiệu ứng ngẫu nhiên và hiệu ứng xác định: Hiệu ứng xác định có ngưỡng, chỉ xảy ra khi liều chiếu lớn hơn một giá trị liều ngưỡng nào đó [liều ngưỡng là bao nhiêu phụ thuộc vào loài, vào từng cá thể]. Còn hiệu ứng ngẫu nhiên là những hiệu ứng không có ngưỡng. Quan trọng nhất là hiệu ứng gây ung thư và hiệu ứng biến loạn di truyền. Nguy cơ tăng lên nếu liều xạ tăng, nhưng cả hai hiệu ứng đó đều không có ngưỡng, có thể xảy ra với bất kỳ liều chiếu nào. Những bất thường xảy ra do hiệu ứng ngẫu nhiên không những đối với cá thể bị chiếu xạ mà còn có thể xuất hiện ở các thế hệ tiếp theo. Do đó nhiệm vụ của bảo vệ phóng xạ đặt ra là ngăn ngừa hiệu ứng xác định và hạn chế xác suất của hiệu ứng ngẫu nhiên ở mức chấp nhận được.

9.3. Hệ thống bảo vệ phóng xạ

9.3.1. Giới hạn liều [Dose limit]

Luật Năng lượng Nguyên tử của Việt Nam số 18/2008/QH12 được Quốc Hội thông qua ngày 3.6.2008, trong đó có quy định về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân và an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân. Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996 ban hành các tiêu chuẩn an toàn bức xạ hạt nhân. TCVN 6866:2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 85 năng lư¬ợng hạt nhân biên soạn trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn của Cơ quan Năng l¬ượng Nguyên tử Quốc tế [IAEA] BSS-115 “Các tiêu chuẩn an toàn quốc tế cơ bản trong việc bảo vệ phòng chống tác hại bức xạ ion hoá và an toàn đối với các nguồn bức xạ” - 1996 do Bộ Khoa học, Công nghệ ban hành. Tiêu chuẩn này quy định các giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ và dân chúng. Các giới hạn liều trong tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các bệnh nhân đ¬ược chẩn đoán và điều trị bằng nguồn bức xạ hoặc DCPX, không áp dụng đối với việc kiểm soát chiếu xạ tiềm tàng cũng nh¬ư trong tr¬ường hợp sự cố bức xạ.

- Giới hạn liều cho những người làm việc với bức xạ:

Để giới hạn các hiệu ứng ngẫu nhiên, ICRP khuyến cáo giới hạn liều hiệu lực hàng năm khi chiếu xạ toàn thân là 20 mSv, tính trung bình cho chu kỳ 5 năm. Có thể trong một năm nào đó liều xạ vượt quá 20 mSv, nhưng không được quá 50 mSv trong 1 năm. Nếu chỉ chiếu xạ một bộ phận nào đó thì tính liều xạ phải dựa vào yếu tố lượng giá của mô và cơ quan [WT].

Liều hiệu lực E là tổng liều của các cơ quan: E = å WT HT.

Trong đó WT là yếu tố lượng giá của mô và HT là liều tương đương ở mô. Giới hạn liều hàng năm là 20 mSv, nên trong một năm: å WT HT £ 20 mSv.

Trong điều kiện chỉ bị chiếu một bộ phận nào đó, cách tính liều giới hạn tương đương hàng năm sẽ là: giới hạn liều = 20 /WT [mSv].

Đối với ngư¬ời học việc được đào tạo để làm công việc bức xạ hoặc học sinh, sinh viên có tuổi từ 16 đến 18 cần phải sử dụng nguồn bức xạ trong khi học tập hoặc nghiên cứu, việc chiếu xạ nghề nghiệp phải được kiểm soát sao cho liều hiệu lực trong 1 năm không đ¬ược v¬ượt quá 6 mSv.

- Giới hạn liều cho các cá thể trong cộng đồng:

Trong công bố số 60, ICRP khuyên liều hiệu lực hàng năm cho các cá thể trong cộng đồng phải < 1mSv. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, liều hiệu lực trong một năm có thể tăng lên nhưng liều trung bình cho 5 năm vẫn là 1 mSv.

Liều t¬ương đ¬ương trong 1 năm đối với thuỷ tinh thể của mắt không được vượt quá 15 mSv, đối với chân tay hoặc da không đ¬ược v¬ượt quá 50 mSv.

- Liều của một cá nhân bất kỳ tham gia chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân và khách đến thăm cần phải đ¬ược kiềm chế sao cho liều bức xạ không vư¬ợt quá 5mSv trong cả thời kỳ bệnh nhân đ¬ược chẩn đoán hoặc điều trị.

- Liều đối với trẻ em đến thăm bệnh nhân đang sử dụng DCPX cũng phải được kiềm chế ở mức nhỏ hơn 1 mSv.

- Đối với những công việc cứu chữa khẩn cấp để hạn chế tai nạn, liều chiếu có thể cho phép là 500 mSv một lần duy nhất trong suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp.

- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở. Liều giới hạn trong suốt thời gian mang thai là 2 mSv.

9.3.2. Rủi ro do chiếu xạ

- Sự cố chiếu xạ khẩn cấp hoặc tai nạn phóng xạ:

Khi có sự cố chiếu xạ khẩn cấp hoặc tại nạn do phóng xạ, cần phải có kế hoạch cấp cứu. Kế hoạch này nhằm 3 mục tiêu:

+ Giới hạn càng xa càng tốt khu vực có chiếu xạ, nếu phải vào khu vực có chiếu xạ thì phải hạn chế không để bị chiếu quá giới hạn cho phép.

+ Cố gắng khôi phục và kiểm soát được tình hình.

+ Thu thập thông tin để đánh giá nguyên nhân và hậu quả của sự cố.

Thông thường liều chiếu trên toàn thân khoảng 1mSv có thể gây dấu hiệu bệnh lý, nhưng con người sống được. Vượt quá giới hạn đó, nguy cơ sẽ nhiều và phải được chăm sóc cẩn thận. Kế hoạch cấp cứu phải rất linh hoạt, tùy theo diễn biến của sự cố mà thích ứng kịp thời, không thể cứng nhắc.

9.3.2.1. Rủi ro bởi chiếu xạ ngoài

Nguồn gốc của rủi ro: do những nguồn xạ ở ngoài chiếu vào cơ thể. Nguy cơ chiếu xạ ngoài là do bức xạ beta, tia X, tia gamma hoặc neutron gây nên. Để hạn chế tác hại của chiếu xạ ngoài, cần: giảm thời gian tiếp xúc, tăng khoảng cách và che chắn.

. Với bức xạ gamma và tia X: phương trình giảm yếu tia X và tia gamma bằng vật liệu che chắn được viết như sau: Dx = D0 e- m X

Trong đó D0 là suất liều khi không che chắn, Dx là suất liều sau khi qua lớp che chắn có chiều dày x và m là hệ số hấp thu tuyến tính của vật liệu che chắn.

Lớp giảm yếu một nửa [half value layer] của vật liệu che chắn là chiều dày cần thiết để giảm cường độ bức xạ đi qua xuống còn một nửa. Nếu viết lớp giảm yếu một nửa là X1/2 thì công thức sẽ là: Dx / D0 = 0,5 = exp [- mX1/2].

ln 0,5 = - mX1/2 Þ - 0,693 = - mX1/2 Þ X1/2 = 0,693/m

Khái niệm lớp giảm yếu một nửa giúp tính toán nhanh nhu cầu che chắn. Một lớp giảm yếu một nửa giảm được cường độ bức xạ còn 1/2, 2 lớp đó sẽ giảm được còn 1/4 và 3 lớp giảm còn 1/8...

Một giá trị khác dùng để tính toán che chắn là lớp giảm yếu còn 1/10 [X1/10]: X1/10 = ln[10] / m = 2,303 / m.

9.3.2.2. Nhiễm xạ bên trong

Nhiễm xạ trong được hiểu là chất phóng xạ thâm nhập vào trong cơ thể. Khi vào đến bên trong cơ thể, chất phóng xạ tiếp tục phát xạ cho đến khi nào nó phân rã hết hoặc bị đào thải ra khỏi cơ thể.

Các chất phóng xạ xâm nhập vào bên trong cơ thể, tùy theo dạng lý hoá có thể phân tán và chiếu xạ đều toàn thân, nhưng phần lớn là tập trung vào một số cơ quan, vì vậy liều chiếu ở các cơ quan rất khác nhau. Liều thâm nhập cơ thể tính trung bình cho 5 năm, như trong trường hợp chiếu xạ ngoài. Chất phóng xạ thâm nhập qua đường hô hấp khác với qua đường tiêu hoá, vì vậy giới hạn liều cũng sẽ khác nhau.

9.4. Kiểm soát nguy cơ ô nhiễm phóng xạ

9.4.1. Kiểm soát nhiễm xạ

- Phân vùng kiểm soát:

+ Vùng không cần kiểm soát [uncontrolled areas]: chiếu xạ hàng năm không vượt quá 1/10 liều cho phép, nghĩa là

Chủ Đề