Bôi nghệ lên vết thương khi nào mới lành năm 2024

Tôi bị ngã xe, một bên chân bị xây xước nhiều. Xin quý báo cho biết, bôi nghệ tươi thường xuyên có thể làm mờ sẹo hay phải dùng thuốc mới có thể khắc phục được?

Tôi bị ngã xe, một bên chân bị xây xước nhiều. Xin quý báo cho biết, bôi nghệ tươi thường xuyên có thể làm mờ sẹo hay phải dùng thuốc mới có thể khắc phục được?

Đỗ Thị Lan

[Hải Dương]

Theo quan niệm dân gian, củ nghệ tươi khi bôi vào vết thương hay vết sẹo sẽ làm lành mọi vết thương, không để lại sẹo, không để lại vết thâm. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, trong nghệ có tinh chất vitamin E và một số chất khác có tác dụng kích thích liền vết thương hoặc chỉ có hiệu quả tốt với những vết thương nhỏ như mụn trứng cá hay những vết thương nhỏ [khi da chỉ bị tổn thương ở bề mặt] chứ không có hiệu quả làm liền sẹo hay giảm vết thâm. Bên cạnh đó, tỷ lệ người bị dị ứng nghệ rất cao, việc bôi nghệ có thể làm vết thương thêm trầm trọng.

Việc dùng nghệ ở thời điểm nào cần phải rất thận trọng, nhất là ở những người có cơ địa dễ dị ứng. Vì nếu bôi nghệ không đúng sẽ làm loét vùng da non tại vết thương. Ngoài ra, khi vết thương chưa kịp lên da non mà đã vội vàng bôi nghệ thì có thể làm vết sẹo sau này đen bóng lại. Khi đó, nghệ không còn tác dụng làm mờ mà là tô đậm dấu ấn của sẹo.

Vì vậy, khi bị chấn thương hay phẫu thuật, cần giữ vệ sinh vết thương sạch sẽ. Nếu là vết thương nông, nó sẽ nhanh liền không để lại sẹo. Không tự ý bôi nghệ tươi khi da còn non để hạn chế tác động lên sắc tố da, khiến vùng da bị sẹo thâm đen và bóng lên. Có thể dùng các loại thuốc bôi chống sẹo, chống thâm nhưng cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo quan niệm dân gian, củ nghệ tươi khi bôi vào vết thương hay vết sẹo sẽ làm lành vết thương và không để lại sẹo, không để lại vết thâm. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, trong nghệ có tinh chất vitamin E và một số chất khác có tác dụng là kích thích liền vết thương, hoặc chỉ có hiệu quả tốt với những vết thương nhỏ chứ không có hiệu quả làm liền sẹo hay giảm vết thâm. Nếu là người có cơ địa dị ứng thì lại càng phải thận trọng khi bôi nghệ vì nếu dùng không đúng cách sẽ làm loét vùng da non tại vết thương. Ngoài ra, khi vết thương chưa kịp lên da non mà đã vội vàng bôi nghệ thì có thể làm vết sẹo sau này đen bóng lại. Khả năng bị thâm bóng cũng rất cao khi vết thương vừa lên da non. Khi đó, nghệ không còn tác dụng làm mờ mà là tô đậm dấu ấn của sẹo.

Vì vậy, tốt nhất nên giữ vệ sinh vết thương sạch sẽ. Nếu là vết thương nông, nó sẽ nhanh liền và không để lại sẹo. Không tự ý bôi nghệ tươi khi da còn non để hạn chế tác động lên sắc tố da, khiến vùng da bị sẹo thâm đen.

Nhiều người cho rằng khi bị vết thương phần mềm thì bôi nghệ ngay càng sớm càng tốt để không bị sẹo. Tuy nhiên, theo nhà chuyên môn, quan niệm đó không đúng.

Bôi nghệ lên vết thương không đúng cách gây độc

Nhiều người cho rằng khi bị vết thương phần mềm thì bôi nghệ ngay càng sớm càng tốt để không bị sẹo. Tuy nhiên, theo nhà chuyên môn, quan niệm đó không đúng.

Ảnh: minh họa - Internet

Theo lương y Vũ Quốc Trung, bôi nghệ vào vết thương [vừa mới bị] sẽ rất nguy hiểm, dễ gây dị ứng, có thể làm vết thương thêm trầm trọng; hoặc gây loét vùng da non tại vết thương. Khi vết thương chưa kịp kéo da non, nếu ta bôi nghệ vào sẽ khiến vết sẹo sau này đen bóng lại. Nguy cơ bị thâm bóng cũng rất cao khi vết thương vừa lên da non.

Còn chuyên gia da liễu, bác sĩ Võ Thị Bạch Sương thì thông tin, về mặt y học cổ truyền nghệ được sử dụng nhằm mục đích chính là hỗ trợ trị đau dạ dày, tăng giải độc cho gan, giúp thông mật và diệt khuẩn ngoài da. Trước đây, khi chưa có các loại kháng sinh bôi ngoài da, việc bôi nghệ tươi giúp diệt một số ít vi khuẩn trên da. Khi không bị nhiễm trùng, vết thương sẽ kéo miệng và lành từ từ. Về sau này khoa học phát triển, có nhiều phương pháp hơn. Cần lưu ý, nếu mài nghệ không sạch [cách dân gian hay mài trước khi thoa nghệ lên vết thương] sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Cũng như một số chất, nghệ cũng có thể gây dị ứng cho một số người.

Theo lương y Huỳnh Văn Quang, nghệ có tính sát trùng, làm lành sẹo, nhưng không được thoa nghệ khi vết thương hở [chưa lành], mà nên thoa nghệ khi vết thương đã kéo da non [cảm giác ngứa ở vết thương]. Và nên dùng nghệ xà cừ [loại nghệ khi cắt lát có ánh sáng chiếu vào thấy lấp lánh giống xà cừ] cho vết thương thì tốt hơn. Rửa sạch củ nghệ tươi, dùng dao sạch cắt lát, áp vào vết thương, không cần giã hay mài.

Để điều trị vết sẹo xấu xí, nhiều người áp dụng dụng phương pháp bôi nghệ. Nhưng bôi nghệ trị sẹo sao cho đúng, an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là tổng hợp những cách trị sẹo bằng nghệ để bạn tham khảo và áp dụng.

1. Tìm hiểu công dụng của nghệ

Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu công dụng của nghệ để có cách bôi nghệ trị sẹo cho đúng. Theo đó, nghệ có tác dụng chữa lành vết thương và làm giảm thâm sạm cực kỳ hiệu quả do trong củ nghệ có chứa 300 dưỡng chất khác nhau, nổi bật trong đó phải kể đến hàm lượng vitamin E và Curcumin.

Cụ thể, vitamin E có tác dụng ức chế hình thành hắc tố Melanin, đồng thời, kích thích quá trình đào thải hắc tố này. Nhờ đó, có tác dụng giảm thâm sạm trên da một cách tối ưu. Còn Curcumin thì có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa, giúp vết thương, vết sẹo mau lành và phục hồi.

Nghệ chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng làm làm lành và giảm thâm do sẹo

Bên cạnh đó, các dưỡng chất sắt, kẽm, kali, magie,… có trong củ nghệ còn có tác dụng làm phẳng nếp nhăn, ngăn ngừa tình trạng mô sẹo bị nhô lên cao hoặc lõm vào trong. Đó là lý do mà nhiều người thực hiện bôi nghệ trị sẹo cũng như sử dụng nghệ để khắc phục các vấn đề da thâm sạm, nhăn nheo, chảy xệ, mụn viêm,…

2. Các cách bôi nghệ trị sẹo

Tìm hiểu công dụng của nghệ là chưa đủ, bạn cần biết cách bôi nghệ trị sẹo sao cho đúng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Trị sẹo bằng nghệ tươi nguyên chất

Cách bôi nghệ trị sẹo này cực kỳ đơn giản. Đầu tiên, bạn chọn củ nghệ tươi thật già, có màu vàng đậm rồi rửa sạch, để ráo và cắt thành từng lát mỏng. Tiếp đến, rửa mặt sạch sẽ, lau khô rồi đắp những lát nghệ tươi lên chỗ vết sẹo. Sau 2 - 3 phút, bạn rửa mặt lại với nước mát là được.

Nghệ tươi có công dụng điều trị sẹo thâm, sẹo đang lên da non hiệu quả

Trị sẹo bằng nghệ tươi và rượu

Bạn rửa sạch và xay nhuyễn nghệ tươi, sau đó ngâm với rượu trắng nguyên chất theo tỷ lệ 1 nghệ 2 rượu. Sau khi ngâm được 1 - 2 tuần thì có thể lấy ra sử dụng bằng cách thấm bông tẩy trang vào rồi thoa lên vết sẹo, sau đó để im trong 5 - 10 phút rồi rửa mặt lại với nước sạch.

Trị sẹo bằng tinh bột nghệ với sữa chua

Đây là cách bôi nghệ trị sẹo rất an toàn và lành tính. Đầu tiên, bạn trộn đều 1 muỗng tinh bột nghệ với 2 muỗng sữa chua không đường. Tiếp đến, rửa mặt sạch rồi thoa hỗn hợp này lên, để im trong 10 - 15 phút. Cuối cùng, rửa mặt sạch với nước. Có thể thực hiện cách này 2 - 3 lần/ tuần để mang lại hiệu quả như mong muốn.

Trị sẹo bằng tinh bột nghệ với mật ong

Với cách trị sẹo này, bạn sẽ trộn tinh bột nghệ với mật ong theo tỷ lệ 1:1 thành hỗn hợp đồng nhất. Sau đó rửa mặt sạch với nước, lau khô rồi dùng bông tẩy trang để thấm hỗn hợp vừa pha trộn được lên vết sẹo. Vừa thấm, bạn vừa massage nhẹ nhàng để hỗn hợp thấm đều và sâu. Sau 10 - 15 phút thì rửa mặt lại bằng nước ấm.

Tinh bột nghệ và mật ong có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng viêm, mau lành sẹo

3. Lưu ý khi bôi nghệ trị sẹo

Sẽ có những lưu ý quan trọng mà bạn cần tuân thủ khi bôi nghệ trị sẹo.

Xác định vết sẹo cần điều trị

Bạn cần biết được mức độ sẹo của mình là như thế nào. Nhìn chung, vết sẹo nhỏ, nông và mới hình thành thì nghệ - đặc biệt là nghệ tươi sẽ phát huy tác dụng tối ưu. Trường hợp vết sẹo lớn, sâu và đã “lâu đời” thì bôi nghệ trị sẹo có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn và đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại.

Sử dụng nghệ tươi hoặc bột nghệ

Bạn có thể cân nhắc sử dụng nghệ tươi hay bột nghệ cho phù hợp với vết sẹo của mình. Sử dụng nghệ tươi thì đơn giản, nhanh chóng, tuy nhiên, màu của nghệ có thể bám lâu trên da và quần áo. Còn tinh bột nghệ thì đòi hỏi bạn phải tìm mua ở nơi uy tín để đảm bảo nguyên chất, tránh bị pha trộn.

Vệ sinh da trước và sau khi bôi nghệ trị sẹo

Một lưu ý khác khi bôi nghệ trị sẹo là phải vệ sinh da trước và sau khi bôi nghệ. Việc vệ sinh da trước sẽ giúp loại bỏ dầu nhờn, bụi bẩn và vi khuẩn trên da, đồng thời, lỗ chân lông được thông thoáng để nghệ thẩm thấu sâu vào trong, phát huy tối đa công dụng. Còn vệ sinh da sau khi bôi nghệ là nhằm mục đích loại bỏ màu vàng đặc trưng của nghệ bị bám dính lại trên da gây mất thẩm mỹ.

Bạn hãy luôn tuân thủ nguyên tắc vệ sinh da trước và sau khi bôi nghệ trị sẹo

Đắp mặt nạ nghệ để trị sẹo trên da mặt

Để bôi nghệ trị sẹo trên mặt thì bạn nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lưu ý là không thoa nghệ lên vùng mắt để tránh bị cay mắt, khó chịu. Tốt nhất là bạn chỉ nên thoa vào vùng da cần điều trị. Sau khi thoa mặt nạ nghệ thì nằm thư giãn trong 15 - 20 phút, sau đó rửa mặt lại với nước sạch. Cuối cùng, bạn thoa toner, nước hoa hồng để cân bằng độ pH ban đầu của da mặt.

Những người có làn da nhạy cảm vẫn có thể bôi nghệ trị sẹo, nhưng trước khi bôi lên mặt thì cần thử trước ở cổ tay xem có dị ứng hay không. Nếu không thì có thể sử dụng trên mặt nhưng chỉ với lượng nhỏ và mỗi tuần áp dụng 1 - 2 lần là đủ.

Đặc biệt, trong suốt thời gian trị sẹo bằng nghệ thì bạn nên hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nếu không dễ dẫn đến tình trạng da thâm sạm. Tốt nhất là sử dụng kem chống nắng và có biện pháp che chắn, bảo vệ da tối ưu mỗi khi ra ngoài.

Trên đây là hướng dẫn cách bôi nghệ trị sẹo sao cho đúng, an toàn, hy vọng bạn sẽ áp dụng đúng cách để mang lại hiệu quả như mong muốn. Mọi nhu cầu thăm khám, điều trị sẹo và các vấn đề về da, bạn hãy đến ngay Chuyên khoa Da liễu của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Ngay từ bây giờ, quý khách có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên hỗ trợ đặt lịch khám trước nhanh chóng.

Chủ Đề