Bóc tách túi thai là gì năm 2024

Bóc tách túi thai là một biến chứng xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ. Tình trạng này thường được phát hiện qua siêu âm. Vào thời gian này, do thai còn quá nhỏ nên một số cơ sở siêu âm đã có kết luận không chính xác về bóc tách túi thai.

Lý giải về một trường hợp nhầm lẫn

Đầu tháng 9/2009, chị Ngô Thị Ý Lan [26 tuổi, ở Q.4, TP. HCM] mang thai được 7 tuần tuổi đến khám, siêu âm tại một phòng khám tư gần nhà. Bác sĩ siêu âm cho biết kết quả: “Bóc tách túi thai 5%. Chị về nhà nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh và tuần sau tái khám”.

Kết quả này khiến chị Lan hoang mang về khả năng giữ thai. Ngay chiều hôm đó, chị quyết định đến bệnh viện chuyên khoa phụ sản. Chị được khám và siêu âm lại. Bác sĩ cho biết bào thai vẫn bình thường nên chị Lan không có gì phải lo lắng.

Khi được hỏi vì sao có sự khác biệt trong hai kết quả siêu âm thai của chị Lan, thạc sĩ - bác sĩ Tạ Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Phụ ngoại, bệnh viện Hùng Vương, cho biết: “Bóc tách túi thai là hiện tượng nhau thai hoặc túi thai bị tróc sớm trong ba tháng đầu của thai kỳ. Có nhiều trường hợp thai phụ đi siêu âm tại một số phòng khám tư và được kết luận là bóc tách túi thai nhưng thực chất không phải”.

“Thông thường, trong những tuần đầu, do thai còn quá nhỏ nên chưa lấp đầy thể tích buồng tử cung. Do đó, khoảng trống giữa túi thai và lòng tử cung bị chẩn đoán nhầm là túi thai bị bóc tách. Một số bác sĩ đã nhầm lẫn giữa hiện tượng sinh lý bình thường và một bệnh lý khi siêu âm thai. Nhầm lẫn thường xảy ra vào những tuần đầu thai kỳ, nhất là từ 7-9 tuần. Sau tuần 12, nhầm lẫn hiếm khi xảy ra do thai đã lấp đầy tử cung”. Ngoài ra, theo thạc sĩ, bác sĩ Thủy, hiện tượng bóc tách túi thai rất hiếm khi xảy ra. Thế nhưng có thể do có những chẩn đoán nhầm lẫn nên nhiều người nghĩ đó là một bệnh lý phổ biến.

Những biểu hiện của bóc tách túi thai

Dấu hiệu cơ bản của bóc tách túi thai là ra máu âm đạo. Khi có dấu hiệu này, thai phụ đi siêu âm phát hiện khối máu tụ nằm phía sau nhau thai. Đây mới thực sự là túi thai bị bóc tách và báo hiệu động thai hoặc dọa sẩy thai. Trường hợp thai phụ không ra máu âm đạo nhưng được chẩn đoán bị bóc tách túi thai là không chính xác.

Nhiều người cho rằng túi thai bị bóc tách là do thai phụ vận động mạnh. Điều này không đúng. Có những trường hợp thai đang sống, nhau phát triển tốt nhưng vẫn xảy ra hiện tượng bóc tách và dẫn đến sẩy thai. Nguyên nhân có thể do thai bất thường, thai không thể tiếp tục sống trong bụng mẹ. Theo cơ chế tự nhiên, bào thai đó sẽ chết và bị đẩy ra khỏi tử cung. Bóc tách túi thai trên 50% rất khó giữ được thai.

Do vậy, khi phát hiện có máu âm đạo dù rất ít, thai phụ nên đến khám ở chuyên khoa sản phụ. Như thế, bạn sẽ tránh được nguy cơ diện tích bị bóc tách ngày càng lớn, dẫn đến sẩy thai.

Khi rơi vào trường hợp này, nếu tỷ lệ bóc tách ít và được điều trị kịp thời, khả năng giữ được thai sẽ càng cao. Trong khi điều trị, người mẹ cần nghỉ ngơi và uống thuốc dưỡng thai theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng điều trị được. Có trường hợp bóc tách túi thai và vài ngày sau thai chết. Do đó, bạn nên đề nghị bác sĩ khám kỹ và cân nhắc xem thai có khả năng tiếp tục sống trong bụng mẹ hay không, đề phòng trường hợp thai lưu.

Sau khi điều trị, thai phụ nên nghỉ ngơi nhiều, kiêng quan hệ vợ chồng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Việc nghỉ ngơi, uống thuốc không đảm bảo 100% bóc tách túi thai không tiếp tục tiến triển. Do đó, bạn cũng cần đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi chặt chẽ./.

TTO - Năm nay tôi 30 tuổi, đã có 1 cháu 3 tuổi và tôi đang mang thai được 8 tuần 5 ngày . Lúc đầu tôi đi siêu âm thì phát hiện thai bị bóc tách 5% [túi thai =24mm, có phôi và tim thai ] và đề nghị đặt thuốc Utrogestan100, tiêm thuốc Pregnyl, nghĩ dưỡng, sau 10 ngày tôi đi siêu âm lại thì kết quả : bóc tách rộng 30% cổ tử cung giãn rộng

7mm, tư thế ngã trước = 77mm.

Bây giờ tôi rất hoang mang không biết khả năng giữ thai ra sao, mong các Bác sỹ giúp đỡ trả lời. [Tin Hoc Duc Thinh]

- Trả lời của Phòng mạch online:

Sảy thai là tình trạng thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung trước khi có khả năng sống, tuổi thai thường nhỏ hơn 20-22 tuần. Sảy thai chiếm tới 20% tổng số thai được nhận biết.

Sảy thai tự nhiên có các dạng:

- Dọa sảy thai: tình trạng ra huyết và đau bụng nhẹ vào đầu thai kỳ. Mô thai chưa bị tống xuất ra khỏi tử cung. Thăm khám ghi nhận cổ tử cung đóng. Có nhiều khả năng dưỡng được thai .

- Sảy thai khó tránh: ra huyết và đau bụng nhiều hơn, cổ tử cung bắt đầu mở ra. Khả năng giữ thai khó khăn hơn.

- Sảy thai không hoàn toàn: một phần mô thai đã tống ra ngoài. Khi siêu âm ghi nhận một phần mô thai còn lại trong lòng tử cung.

- Sảy thai hoàn toàn: toàn bộ mô thai bị tống ra khỏi tử cung. Siêu âm ghi nhận không còn mô thai trong lòng tử cung.

Siêu âm ngã bụng hay siêu âm đầu dò âm đạo rất có giá trị trong các trường hợp có thai, nhất là các trường hợp có các triệu chứng ra huyết âm đạo bất thường và đau bụng vùng hạ vị. Siêu âm có giá trị:

- Xác định thai trong hay ngòai tử cung

- Tình trạng phôi thai, có dấu hiệu sống hay không dựa vào hình ảnh tim thai.

- Một hay hai thai

- Tuổi thai

Trên siêu âm có thể ghi nhận hình ảnh máu tụ [hay bóc tách túi thai]. Tụ máu trong tử cung, dưới nhau là dấu hiệu được thấy ở bệnh nhân có dấu hiệu dọa sảy thai cũng như các trường hợp không có triệu chứng. Nếu sự phát triển của phôi không bị xáo trộn và không ghi nhận sự tiến triển của khối máu tụ thì có nhiều khả năng thai sẽ diên tiến tốt.

Tiên lượng theo thống kê:

- Trong vòng 20 tuần đầu thai kỳ, có 30-40% có ra huyết âm đạo bất thường.

- 50% các trường hợp này dẫn tới sảy thai tự nhiên

- Ra huyết âm đạo kéo dài trên 3 ngày làm tăng nguy cơ sảy thai

- Có họat động tim thai vào 6 tuần thì nguy cơ sảy thai là 7%. Đến 8 tuần, nguy cơ là 2%.

Điều trị dọa sảy thai : chưa có phác đồ điều trị bởi vì nguyên nhân của sảy thai là do các bất thường về nhiễm sắc thể, Khuyến cáo sử dụng progesterone, dùng vitamin E và nghỉ ngơi. Tuy nhiên các giả thuyết bảo vệ cho các phương pháp điều trị chưa rõ ràng. Ví dụ progesterone, là một chất do hoàng thể thai kỳ của buồng trứng tiết ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi có tình trạng suy hoàng thể thai kỳ, thì có nguy cơ sảy thai do thiếu progesterone, nhưng tỉ lệ này rất thấp.

Như vậy, trong trường hợp của chị có dấu hiệu bất lợi là bóc tách thai tăng và cổ tử cung mở ra. Tuy nhiên nếu phôi thai và tim thai còn tốt, thì khả năng dưỡng thai vẫn còn, nhưng sẽ khó khăn.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu [font chữ unicode]. Xin chân thành cảm ơn!

Bóc tách túi thai bao nhiêu là nguy hiểm?

Nếu tỷ lệ bóc tách túi thai 50%, đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ sảy thai lên đến 90%, rất khó giữ được thai.

Bị bóc tách túi thai nên nằm như thế nào?

Trong trường hợp này, mẹ nên nằm nghiêng bên trái để tăng cường khả năng lưu thông máu huyết. Để cơ thể được thoải mái nhất, mẹ nên duỗi thẳng hoặc co nhẹ chân trái, còn chân phải thì gác lên gối hoặc chân trái. Mẹ có thể sử dụng thêm gối chữ U để hỗ trợ tư thế ngủ.

Bị dọa sảy thai nên nằm như thế nào?

Vậy tư thế nằm khi bị dọa sảy thai như thế nào là tốt hay dọa sảy thai nên nằm như thế nào? Nếu bị dọa sảy thai, mẹ có thể nằm nghiêng bên trái, duỗi chân trái, chân phải co lại sao cho thoải mái. Mẹ cũng có thể kê một chiếc gối dưới chân để gác và 1 chiếc gối ngay bụng để thoải mái hơn.

Bóc tách 10 bao lâu thì khỏi?

Dù bóc tách 10% ở 12 tuần không đáng ngại nhưng vợ bạn cũng không nên lơ là. Nếu bạn cảm thấy lo lắng quá và vẫn tiếp tục ra máu, dùng thuốc không đỡ, cần đưa vợ thăm khám và kiểm tra lại. Đôi khi, một số bác sĩ thăm khám thai chỉ sử dụng siêu âm và cho thuốc.

Chủ Đề