Bộ tư lệnh đặc công tiếng anh là gì

LTS: Cách đánh-nghệ thuật tác chiến đặc công hình thành từ rất sớm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; được kế tục, phát triển trong suốt chiều dài 55 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Binh chủng Đặc công (19-3-1967 / 19-3-2022).

Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bộ đội đặc công (BĐĐC) đã khiến kẻ thù “kinh hồn bạt vía” với nhiều trận đánh trở thành huyền thoại.

Bài 1: Đặc biệt trong nghệ thuật tác chiến

Cách đánh đặc công ra đời từ sự kế thừa sáng tạo, tiếp nối nghệ thuật đánh giặc giữ nước của ông cha ta. Trong nhiều nhân tố tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù thì tạo ra cách đánh độc đáo, thể hiện sâu sắc tư tưởng quân sự “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy tinh binh thắng đa binh” là điều quan trọng, nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật quân sự Việt Nam, được kết tinh bằng cách đánh đặc công.

Nghệ thuật tạo thế và lực

Giữa tiết giao mùa những ngày tháng Ba, chúng tôi có dịp trở lại thăm Bảo tàng Đặc công trong khuôn viên sở chỉ huy Bộ tư lệnh Đặc công. Dù đã đến đây nhiều lần song lần nào chúng tôi cũng có những cảm xúc khó tả. Trong phần giới thiệu về nguồn gốc cách đánh đặc công, với chất giọng truyền cảm, Đại úy QNCN Nguyễn Thị Duy Linh, nhân viên Bảo tàng Đặc công tự hào giới thiệu một tổ hợp mỹ thuật mô phỏng lại 3 trận đánh điển hình của cha ông mang đậm cách đánh đặc công.

Đó là trận đánh trên sông Bạch Đằng của danh tướng Yết Kiêu vào thế kỷ 13, với việc thực hiện lời dạy của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: “Cứ liều đánh ở trên thuyền không bằng ngầm đâm ở dưới thuyền, cứ phá quân địch không bằng phá thuyền địch”. Còn vào thế kỷ 15, Trần Nguyên Hãn đã vận dụng phép dụng binh “quân cốt tinh, không cốt nhiều” với việc tổ chức đội dân binh gồm những người dũng cảm, mưu trí, có sức khỏe, luyện tập công phu để trở thành đội quân tinh nhuệ. Đến thế kỷ 18, trong cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã vận dụng sáng tạo nghệ thuật tập kích quy mô lớn, trình độ cao khiến kẻ thù khiếp sợ. Chúng nói quân Tây Sơn “ẩn hiện như thần”, “như ở trên trời rơi xuống, dưới đất chui lên”, “chống không thể được, đuổi không thể kịp”.

Đến thế kỷ 20, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cách đánh đặc công được kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới, trở thành nét nghệ thuật tiêu biểu trong đường lối chiến tranh nhân dân với những trận đánh đi vào huyền thoại, như: Tập kích đại sứ quán Mỹ, Dinh Độc lập, đài phát thanh và bộ tổng tham mưu ngụy, tổng nha cảnh sát; quận lỵ Trà Bồng, căn cứ Đồng Dù, các sân bay: Tà Cơn, Biên Hòa, Pochentong; cứ điểm Bù Bông, Chi khu Kiến Đức, Tổng kho Long Bình...

Đi cùng chúng tôi, Thiếu tướng Phan Thế Ba, Tư lệnh Binh chủng Đặc công phân tích: “Nét đặc sắc của cách đánh đặc công là tạo ra thế và lực mạnh hơn địch từ một lực lượng nhỏ hơn, vũ khí, trang bị ít hơn. Đó là nghệ thuật triệt để lợi dụng yếu tố bí mật, bất ngờ, tìm và đánh vào nơi sơ hở, hiểm yếu nhất của địch; là nghệ thuật phát huy tối đa ưu thế và uy lực vũ khí đánh gần của ta, hạn chế và vô hiệu hóa sức mạnh của địch”.

Theo đó, để thực hiện được ý định bí mật đưa lực lượng luồn sâu, lót sẵn, áp sát quân địch nhằm tạo thế và lực mạnh hơn địch là nghệ thuật giải quyết các vấn đề, mối quan hệ trên cơ sở khoa học và cách mạng, như: Muốn luồn sâu vào đội hình quân địch không thể dùng một lực lượng lớn mà phải là một lực lượng hợp lý, trình độ kỹ, chiến thuật phải điêu luyện, với năng lực tổ chức chỉ huy hiệp đồng giỏi, vũ khí, trang bị gọn nhẹ nhưng uy lực phải lớn.

Thực tiễn đã chứng minh, BĐĐC ở đâu, nơi nào, trong chiến đấu hay trong xây dựng, tư tưởng “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn” luôn là điểm xuất phát, là căn cứ của mọi hoạt động. Từ lý luận đến thực tiễn, từ khâu lãnh đạo đến tổ chức thực hiện, tất cả phải trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để BĐĐC trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn?”. “Đây là đặc điểm lớn, chi phối mọi hoạt động của BĐĐC kể cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Nó đặt ra cho tất cả mọi mặt công tác và hoạt động phải giải quyết cho được các yêu cầu về chính trị, tư tưởng, ý chí, quyết tâm, về tổ chức biên chế, trang bị, về huấn luyện cũng như các mặt bảo đảm khác”, Thiếu tướng Phan Thế Ba khẳng định.

Làm giàu nghệ thuật tác chiến đặc công

Đúng như những gì đồng chí Tư lệnh Binh chủng Đặc công chia sẻ, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ đặc công hôm nay luôn tự hào với bề dày truyền thống của BĐĐC và Binh chủng Đặc công anh hùng. Chỉ riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, BĐĐC đã đánh hơn 19.300 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng vạn tên địch; tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng hàng trăm sở chỉ huy các cấp; phá hủy, phá hỏng hàng nghìn máy bay và gần 11.500 xe quân sự, hơn 2.160 khẩu pháo (từ 105 đến 175mm), hơn 1.700 khẩu cối (từ 60 đến 106,7mm), 42 giàn tên lửa, 53 giàn radar; phá hủy 3,8 triệu tấn bom đạn, đốt cháy gần 1.700 triệu lít xăng dầu; đánh chìm, đánh cháy, đánh hỏng hàng nghìn tàu, xuồng chiến đấu, phá sập 326 lần cầu giao thông quan trọng; thu nhiều vũ khí, trang bị và vật chất, phương tiện chiến tranh của địch.

Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, BĐĐC đã đánh 600 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn tên địch; phá hủy và thu nhiều vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh của chúng, góp phần cùng quân, dân cả nước bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả...

Nói đến thành tích, chiến công, BĐĐC không chỉ nhận được sự tin yêu đặc biệt, đánh giá cao của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng mà phía bên kia chiến tuyến, “đối thủ” cũng phải nể sợ. Đại tá Nguyễn Văn Thọ, lữ đoàn trưởng lữ đoàn dù 3 ngụy khi bị bắt đã thú nhận: “Tôi sợ pháo binh, sợ đặc công của các ông. Vì pháo binh bắn chính xác, đặc công đánh bất thần, sát gần. Khi bị đánh, không có cách nào tránh được”. Còn tài liệu do bộ tổng tham mưu quân lực Việt Nam Cộng hòa viết về BĐĐC ta: “Ưu điểm. Dễ dàng tiếp cận, đánh bất ngờ tiêu diệt mục tiêu (nhờ sự dũng cảm, lanh lợi của cán binh và trang bị gọn nhẹ); tiến đánh nhanh, rút lui nhanh, hy sinh ít... dễ dàng điều động chỉ huy và hiệp đồng chiến đấu... đánh phá dũng mãnh, chính xác và bất thần, có thể độc lập chiến đấu”... Hay trong cuốn tài liệu "Bảo vệ căn cứ không quân ở cộng hòa Việt Nam 1961-1973" (xuất bản tại Mỹ) đã viết: “Việt cộng và Bắc Việt Nam đe dọa căn cứ không quân Mỹ bằng các thủ đoạn pháo kích, phá hoại, đặc công xâm nhập tiến công... Các cuộc tiến công bằng đặc công là những mối đe dọa nghiêm trọng”...

Để đáp ứng yêu cầu tác chiến trên nhiều địa bàn, nhiều loại hình mục tiêu, ở mọi lúc, mọi nơi theo yêu cầu của trên, Binh chủng Đặc công hiện có các chuyên ngành, như: Đặc công bộ, đặc công biệt động, đặc công nước, đặc công chống khủng bố... Mỗi chuyên ngành có nhiệm vụ cụ thể, có tổ chức biên chế, trang bị, phương thức hoạt động, điều kiện xây dựng, chiến đấu khác nhau, song có liên quan mật thiết, tác động hỗ trợ lẫn nhau. Việc phân các chuyên ngành đặc công là một tất yếu khách quan, bảo đảm cho các đơn vị đặc công tập trung phát triển chuyên sâu kỹ thuật, chiến thuật, nghệ thuật cũng như vũ khí, trang bị... nhằm xây dựng những đơn vị đặc chủng để giải quyết các nhiệm vụ được giao trên các loại địa hình, địa bàn, các môi trường tác chiến đặc biệt.

Thiếu tướng Phan Thế Ba cho biết: “Hiện nay, nhiệm vụ và đối tượng tác chiến của BĐĐC luôn có sự vận động, biến đổi không ngừng. Các mục tiêu thường được bảo vệ nhiều tầng, nhiều lớp, với nhiều phương tiện quan sát, cảnh giới tiên tiến, hiện đại và thủ đoạn của địch ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Điều đó đặt ra cho lực lượng đặc công phải luôn bám sát thực tiễn, nghiên cứu nắm rõ đối phương, không ngừng hoàn thiện, huấn luyện thuần thục kỹ, chiến thuật chuyên ngành, bảo đảm BĐĐC không chỉ nắm vững, vận dụng linh hoạt, sáng tạo mà còn bồi đắp, làm giàu kỹ thuật, nghệ thuật tác chiến đặc công, nhất là sáng tạo nhiều cách đánh hay, độc đáo trên từng khu vực, địa bàn và môi trường khác nhau, đối với từng loại đối tượng tác chiến, nhằm phát huy tối đa sở trường chiến đấu riêng của các loại hình đặc công".

“Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải có cố gắng đặc biệt. Các chiến sĩ đặc công đ­ược tin t­ưởng đặc biệt... Cái gì cũng đặc biệt đối với đặc công. Chữ đặc biệt quán xuyến tất cả, từ lúc tập luyện cho đến lúc đi đánh, cũng như lúc về... Bất kỳ nhiệm vụ gì, bất kỳ nhiệm vụ đặc biệt nào cũng phải hoàn thành và hoàn thành cho tốt... Bất kỳ khó khăn đặc biệt nào cũng phải v­ượt qua, cũng phải khắc phục cho kỳ được. Nói tóm lại là công việc, công tác của các đồng chí cũng đặc biệt khó, nhưng cũng đặc biệt vẻ vang”. (Trích Huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lễ thành lập Binh chủng Đặc công, ngày 19-3-1967).

(còn nữa)

TIẾN ĐẠT - CHÍ HÒA

Bộ tư lệnh đặc công tiếng anh là gì

Ngày 19-3-1967: Ngày truyền thống Binh chủng Đặc công

Cách đây 55 năm, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngày 19-3-1967, Binh chủng Đặc công chính thức được thành lập.

Bộ tư lệnh đặc công tiếng anh là gì

Binh chủng Đặc công khai mạc tập huấn cán bộ đợt 1 năm 2022

Sáng 18-1, tại Lữ đoàn 113, Binh chủng Đặc công tổ chức khai mạc lớp tập huấn cán bộ đợt 1 năm 2022 cho 36 đồng chí là chỉ huy các cơ quan, đơn vị, nhà trường trong toàn binh chủng.

Bộ tư lệnh đặc công tiếng anh là gì

Bài 2: Tinh thông, điêu luyện kỹ thuật chuyên ngành

Để tạo nên sức mạnh của bộ đội đặc công (BĐĐC) đòi hỏi nhiều yếu tố tổng hợp, trong đó, kỹ thuật chiến đấu đặc công là yêu cầu đặc biệt quan trọng, là cơ sở nền tảng để nghệ thuật tác chiến đặc công phát huy hiệu quả.

Bộ tư lệnh đặc công tiếng anh là gì

Bài 3: “Lõi sức mạnh” của bộ đội đặc công (Tiếp theo và hết)

Dù kỹ thuật có điêu luyện đến đâu, tinh thông chiến thuật như thế nào mà bản lĩnh không vững chắc trước kẻ thù thì bộ đội đặc công (BĐĐC) không thể hoàn thành nhiệm vụ.