Bộ thú ăn thịt có những đặc điểm cấu tạo nào thích nghi với chế độ ăn thịt của chúng

Table of Contents

Đặc điểm cấu tạo ngoài, đời sống và tập tính của các loài thuộc bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm và bộ Ăn thịt rất thích nghi với cách thức và chế độ ăn đặc trưng của chúng.

I. Lý thuyết về bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt

Bộ Ăn sâu bọ

Bộ Gặm nhấm

Bộ Ăn thịt

- Đại diện: Chuột chù, chuột chũi.

- Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ: các răng đều nhọn, răng hàm có 3, 4 mấu nhọn.

- Thú nhỏ có mõm kéo dài thành vòi ngắn. Thị giác kém phát triển, khứu giác rất phát triển.

- Đại diện: Chuột đồng, sóc, nhím.

- Bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn, sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.

- Đại diện: Hổ, báo, chó sói.

- Bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt: răng cửa ngắn, sắc để róc xương, răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi.

- Các ngón chân có vuốt cong dưới có đệm thịt dày.

Ảnh: chuột chù và  - Nguồn: Internet
Ảnh: bộ răng chuột chù - Nguồn: Internet
Ảnh: chuột đồng châu âu - Nguồn: Internet
Ảnh: bộ răng của chuột đồng châu âu - Nguồn: Internet
Ảnh: bộ răng sư tử - Nguồn: Internet

Thuật ngữ Tiếng Anh:

  • Incisors: răng cửa;
  • Canines: răng nanh;
  • Premolars, Carnassial teeth: răng hàm.
Ảnh: hổ - Nguồn: baotienphong

II. Bài tập luyện tập về Đa dạng của lớp thú và bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt của trường Nguyễn Khuyến

Phần 1: Câu hỏi tự luận

Câu 1: Gặm nhấm là gì?

Câu 2: Vì sao chuột có tập tính gặm nhấm mọi thứ?

Câu 3: Nêu lợi ích của việc sống theo đàn của chó sói.

ĐÁP ÁN

Câu 1: Hướng dẫn trả lời:

Gặm nhấm là hiện tượng bào nhỏ thức ăn bằng cách gặm và khoét bằng răng cửa, nghiền nhỏ bằng răng hàm.

Câu 2: Hướng dẫn trả lời:

Răng cửa của chuột không ngừng mọc dài, chúng gặm nhấm để làm mòn răng.

Câu 3: Hướng dẫn trả lời:

Việc sống theo đàn giúp chó sói bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ lẫn nhau và hỗ trợ nhau trong việc săn bắt được tốt hơn.

Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Đặc điểm của chuột chũi là   

  1. mõm ngắn, không kéo dài.
  2. bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm.           
  3. lông xúc giác dài ở mõm.
  4. có khoảng trống hàm.

Câu 2. Đặc điểm của chuột đồng là

  1. bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm.
  2. răng nanh lớn, sắc.
  3. răng hàm có mấu dẹp sắc để nghiền mồi.  
  4. ngón chân có đệm thịt dày.

Câu 3. Đặc điểm của chó sói là            

  1. có tập tính tìm mồi, thức ăn chủ yếu là quả, hạt.                     
  2. sống theo đàn.
  3. có khoảng trống hàm.
  4. mõm dài, răng nhọn, lông xúc giác dài trên mõm.

Câu 4. Tuổi trưởng thành sinh dục của chuột là

  1. 1 - 3 tháng.
  2. 3 - 5 tháng.            
  3. 5 - 10 tháng.
  4. 10 - 15 tháng.

Câu 5. Một năm, một đôi chuột có thể sinh sản được              

  1. 2 - 4 lứa.
  2. 6 - 8 lứa.                 
  3. 10 - 12 lứa.
  4. 14 - 16 lứa.
ĐÁP ÁN

Câu 1.  Đáp án: C                  

Hướng dẫn trả lời:

Chuột chũi có lông xúc giác dài ở mõm, thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.

Đáp án A, B, D sai.

Câu 2. Đáp án: A                  

Hướng dẫn trả lời:

Chuột đồng có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm.

Đáp án B, C, D sai.

Câu 3. Đáp án: B 

Hướng dẫn trả lời:

Ở chó sói, chúng sống theo đàn.

Đáp án A sai vì là đặc điểm của thú ăn sâu bọ.

Đáp án C sai vì là đặc điểm của thú gặm nhấm.

Đáp án D sai vì là đặc điểm của thú ăn sâu bọ.

Câu 4. Đáp án: A                  

Hướng dẫn trả lời:

Tuổi trưởng thành sinh dục của chuột là từ 1 - 3 tháng.

Đáp án B, C, D sai.

Câu 5. Đáp án: A                  

Hướng dẫn trả lời:

Một năm, một đôi chuột có thể sinh sản 2 - 4 lứa.

Đáp án B, C, D sai.

GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN: ĐỖ THU HIỀN

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN BÌNH DƯƠNG [HỆ THỐNG TRƯỜNG NGUYỄN KHUYẾN]

Bộ Ăn sâu bọ thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm thích nghi với cách gặm nhấm thức ăn; còn bộ Ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt.

I. BỘ ĂN SÂU BỌ

Đặc điểm:

- Thú nhỏ có mõm kéo dài thành vòi ngắn.

- Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3, 4 mấu nhọn.

- Thị giác kém phát triển, song khứu giác rất phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm, thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.

- Đại diện: chuột chù, chuột chũi.

- Trừ thời gian sinh sản và nuôi con, chuột chù và chuột chũi đều có đời sống đơn độc.

II. BỘ GẶM NHẤM

Đặc điểm:

- Là bộ thú có số lượng loài lớn nhất.

- Có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm, thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn, sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.

- Đại diện: chuột đồng, sóc, nhím.

III. BỘ ĂN THỊT

Đặc điểm:

- Bộ thú ăn thịt có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt: răng cửa ngắn, sắc để róc xương; răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi; răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi.

- Các ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm. Khi di chuyển, các ngón chân tiếp xúc với đất, nên khi đuổi mồi chúng chạy với tốc độ lớn. Khi bắt mồi, các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.

- Đại diện: mèo, hổ, báo, chó sói, gấu.

$\bullet \,\,$ Cấu tạo, đời sống và tập tính dinh dưỡng của một số đại diện thuộc bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt:

Bộ thú

Loài động vật

Môi trường sống

Đời sống

Cấu tạo răng

Cách bắt mồi

Chế độ ăn

Ăn sâu bọ

Chuột chù

Trên mặt đất

Đơn độc

Các răng đều nhọn

Tìm mồi

Ăn động vật

Chuột chũi

Đào hang trong đất

Đơn độc

Các răng đều nhọn

Tìm mồi

Ăn động vật

Gặm nhấm

Chuột đồng nhỏ

Trên mặt đất

Đàn

Răng cửa lớn, có khoảng trồng hàm

Tìm mồi

Ăn tạp

Sóc bụng xám

Trên cây

Đàn

Răng cửa lớn, có khoảng trồng hàm

Tìm mồi

Ăn thực vật

Ăn thịt

Báo

Trên mặt đất và trên cây

Đơn độc

Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc

Rình mồi, vồ mồi

Ăn động vật

Sói

Trên mặt đất

Đàn

Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc

Đuổi mồi, bắt mồi

Ăn động vật

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề