Biên bản họp xết khen tặng gia đình văn hóa

Tổ dân phố … tiến hành họp xét, đề nghị công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường …. công nhận cho hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong xây dựng Gia đình văn hóa năm 2023.

Chủ trì cuộc họp: …

Thư ký cuộc họp: …

Các thành viên tham dự [vắng…], gồm:

  1. 1. …Chức vụ:…
  2. 2. …Chức vụ:…
  3. 3. …Chức vụ:…

Sau khi nghe Tổ trưởng quán triệt về tiêu chuẩn, điều kiện và tóm tắt thành tích của hộ Gia đình đề nghị khen thưởng; các thành viên tham dự họp thảo luận, biểu quyết [hoặc bỏ phiếu kín], kết quả nhất trí… %, đề nghị Trưởng khu dân cư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường….. công nhận cho các hộ gia đình có tên sau [đính kèm theo danh sách]

Cuộc họp kết thúc vào hồi …giờ ….phút, ngày … tháng …. năm…

THƯ KÝ [Ký, ghi rõ họ tên]

CHỦ TRÌ [Ký, ghi rõ họ tên]

2. Biên bản họp đề nghị công nhận Gia đình văn hóa mẫu số 2:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

BIÊN BẢN HỌP

Về việc xét, đề nghị công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa

Thời gian: … giờ …phút, ngày ….tháng ….năm …

Địa điểm: …

Khu dân cư …. tiến hành họp xét, đề nghị công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã… công nhận cho hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong xây dựng Gia đình văn hóa năm…

Chủ trì cuộc họp: …

Thư ký cuộc họp: …

Các thành viên tham dự [vắng…], gồm:

1. …Chức vụ:…,

2. …Chức vụ:…,

3. …Chức vụ:…

Sau khi nghe Trưởng khu dân cư quán triệt về tiêu chuẩn, điều kiện và tóm tắt thành tích của hộ Gia đình đề nghị khen thưởng; các thành viên tham dự họp thảo luận, biểu quyết [hoặc bỏ phiếu kín], kết quả nhất trí %, đề nghị Trưởng khu dân cư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận cho các hộ gia đình có tên sau:

Cuộc họp kết thúc vào hồi …giờ ….phút, ngày … tháng …. năm

THƯ KÝ [Ký, ghi rõ họ tên]

CHỦ TRÌ [Ký, ghi rõ họ tên]

3. Tiêu chuẩn để đạt được danh hiệu gia đình văn hóa:

Tiêu chuẩn danh hiệu Gia đình văn hóa năm 2023 được quy định cụ thể, theo đó một gia đình văn hóa sẽ được xét theo những tiêu chí sau:

Thứ nhất, Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú gồm các tiêu chí sau:

+ Các thành viên trong gia đình chấp hành các quy định của pháp luật; không bị kỷ luật trong công tác và học tập;

+ Chấp hành hương ước, quy ước của cộng đồng nơi cư trú;

+ Treo Quốc kỳ trong các ngày lễ, sự kiện chính trị của đất nước theo quy định;

+ Tham gia một trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở nơi cư trú; thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao;

+ Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định;

+ Tham gia bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và cảnh quan thiên nhiên của địa phương;

+ Chấp hành các quy định về vệ sinh môi trường, đổ rác thải, chất thải đúng giờ, đúng nơi quy định;

+ Tham gia đầy đủ các phong trào nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, khuyến tài; sinh hoạt cộng đồng tại nơi cư trú;

+ Không vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh;

+ Không vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy;

+ Không vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông như: Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, tham gia giao thông trái luật.

Thứ hai, gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; Tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, bao gồm các tiêu chí sau:

+ Ông, cha, mẹ và những thành viên trong gia đình được trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng;

+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, bình đẳng, hòa thuận, chung thủy;

+ Thực hiện tốt chính sách dân số; thực hiện bình đẳng giới;

+ Thành viên gia đình tham gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe;

+ Thành viên gia đình có nếp sống lành mạnh, văn minh, ứng xử có văn hóa trong gia đình, cộng đồng và xã hội;

+ Tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

Thứ ba, tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả, bao gồm các tiêu chí sau đây:

+ Kinh tế gia đình ổn định và phát triển từ các nguồn thu nhập chính đáng;

+ Tham gia các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội do địa phương tổ chức;

+ Người trong độ tuổi lao động đang tích cực lao động và có thu nhập chính đáng;

+Trẻ em trong độ tuổi đi học;

+ Sử dụng nước sạch;

+ Có công trình phụ hợp vệ sinh;

+ Có phương tiện nghe, nhìn và thường xuyên tiếp cận thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội.

4. Trình tự xét tặng gia đình văn hóa:

Trình tự xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 122/2018/NĐ-CP như sau:

Thứ nhất, trưởng khu dân cư căn cứ đơn xin tham gia thi đua và bảng tự đánh giá của hộ gia đình để lập danh sách các gia đình đủ điều kiện bình xét.

Thứ hai, trưởng khu dân cư triệu tập cuộc họp để nhận xét, cho điểm theo thang điểm, thành phần gồm có:

+ Cấp uỷ, trưởng khu dân cư, trưởng ban công tác mặt trận, đại diện các ngành, đoàn thể;

+ Đại diện hộ gia đình trong danh sách được nhận xét.

Thứ ba, tổ chức họp bình xét:

+ Cuộc họp được tiến hành khi có 60% số người được triệu tập trở lên tham dự;

+ Hình thức lấy ý kiến: bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết;

+ Nhận xét kết quả: Gia đình được đề nghị đạt danh hiệu Gia đình văn hóa khi có 60% thành viên dự họp đồng ý trở lên.

Thứ tư, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả họp bình xét, Trưởng khu dân cư lập hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Nghị định này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt.

Cuối cùng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định phong tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm.

5. Tầm quan trọng của xây dựng gia đình văn hóa trong xã hội hiện nay:

Gia đình có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khi nghiên cứu lịch sử tiến hóa của xã hội loài người, Ph.Ănghen đã dựa trên quan điểm duy vật, khẳng định vai trò của gia đình đối với sự phát triển của xã hội: “Những trật tự xã hội của con người ở một thời đại lịch sử của một quốc gia do hai yếu tố con người quyết định. Đó là, trình độ phát triển của lực lượng lao động và trình độ phát triển của gia đình”.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của gia đình, trong nhiều thập kỷ qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản thể hiện rõ quan điểm về vị trí, vai trò của vấn đề gia đình, quản lý nhà nước về gia đình. Trong các văn kiện Đại hội của Đảng, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến lần thứ XI đều thể hiện rõ quan điểm về công tác gia đình: Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và ấm no bền vững.

Chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành đã tạo nên những kết quả tốt đẹp trong việc xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần tích cực vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như trong thời kỳ tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước. Trải qua bao thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, trung thành, hiếu thảo, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong công việc, kiên cường, bất khuất vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Thử thách đã được dòng họ Việt Nam gìn giữ, nuôi dưỡng và phát huy trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Trải qua nhiều năm phát triển, cấu trúc và các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam đã có nhiều thay đổi nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại và gia đình vẫn là nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển của gia đình kinh tế – xã hội của đất nước.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

Nghị định 122/2018/NĐ – CP quy định về xét tặng danh hiệu “gia đình văn hóa”, “thôn văn hóa”, “làng văn hóa”, “ấp văn hóa”, “tổ dân phố văn hóa”.

Chủ Đề