Biên bản họp chi bộ tháng 5 2023

A/ ĐỊNH HƯỚNG SINH HOẠT CHI BỘ TRONG THÁNG
* Thông tin thời sự về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; sinh hoạt chính trị tư tưởng và tuyên truyền kỷ niệm các hoạt động chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương trong tháng[1]…cấp ủy, chi bộ lựa chọn những nội dung trong Bản tin Thông báo nội bộ tháng 5/2022 để sinh hoạt. Trong đó:
1/ Tuyên truyền, quán triệt Quy định số 57-QĐ/TW, ngày 08-02-2022 của Ban Bí thư Trung ương về “đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị”; Kết luận số 28-KL/TW, ngày 21-02-2022 của Bộ Chính trị về “tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”; Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24-01-2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 10-2-2022 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kết luận số 31-KL/TW, ngày 07-3-2022 của Bộ Chính trị về “định hướng phát triển ngành công nghiệp bô xít-alumin-nhôm giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; tuyên truyền triển khai Hướng dẫn số 02-HD/UBKT ngày 29-11-2021 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện Quy định 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm; Công văn số 472-CV/TU, ngày 31-3-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chấn chỉnh, xử lý nghiêm đảng viên vi phạm trong viết bài, phát ngôn và sử dụng mạng xã hội.
2/ Tuyên truyền việc triển khai thực hiện Kết luận số 25-KL/TW, ngày 30-12-2021 của Bộ Chính trị “về công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022-2023”; Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 và chủ trương từng bước “bình thường hóa” với dịch COVID-19; tuyên truyền chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Công điện 252/CĐ-TTg ngày 16/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ đôn đốc và triển khai quyết liệt, hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
3/ Tuyên truyền khẳng định tính đúng đắn, vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong việc xác định và thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế, trong việc giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của đất nước. Đồng thời phản bác, chống lại các quan điểm xuyên tạc, thông tin không được kiểm chứng về tình hình Ukraine; tuyên truyền theo đúng các chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về công tác đối ngoại, thông tin đối ngoại; công tác bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo giai đoạn hiện nay.
4/ Tuyên truyền đẩy mạnh triển khai Chương trình nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số theo Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 18-02-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI “Về chuyển đổi số tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Kế hoạch số 604 KH/UBND ngày 04-3-2022 về triển khai Đề án “Xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số” trên địa bàn tỉnh Kon Tum…
B/ TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ
I- THÔNG TIN THỜI SỰ
1. THẾ GIỚI
2. TRONG NƯỚC
[Tin Thế giới và Trong nước xin xem TẠI ĐÂY]
3. TRONG TỈNH
3.1. Nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay [Lào] và Chôl Chnăm Thmay [Campuchia], tỉnh Kon Tum đã tổ chức 2 đoàn đại biểu sang thăm, chúc mừng chính quyền và nhân dân 4 tỉnh Nam Lào và 2 tỉnh Đông Bắc Campuchia; góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Lào nói chung và các tỉnh nói riêng.
Đoàn công tác thứ nhất do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết chính quyền và nhân dân 4 tỉnh Nam Lào là Ắt-ta-pư, Sê-kông, Chăm-pa-sắc, Sa-la-van. Đoàn công tác thứ hai do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết chính quyền và nhân dân 2 tỉnh Đông Bắc Campuchia là Stung Treng và Ratanakiri.
Tiếp đón các đoàn, về phía các tỉnh bạn có các bí thư, tỉnh trưởng cùng đại diện lãnh đạo ủy ban chính quyền tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan.
Nhân chuyến thăm, các Đoàn công tác đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp đến chính quyền và nhân dân 4 tỉnh Nam Lào là Ắt-ta-pư, Sê-kông, Chăm-pa-sắc, Sa-la-van nhân dịp đón Tết cổ truyền Bunpimay; chính quyền và nhân dân 2 tỉnh Đông Bắc Campuchia là Stung Treng và Ratanakiri nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmay.
Lãnh đạo các tỉnh: Ắt-ta-pư, Sê-kông, Chăm-pa-sắc, Sa-la-van, Stung Treng, Ratanakiri đã gửi lời cảm ơn chân thành trước những tình cảm đặc biệt mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Kon Tum đã dành cho các tỉnh trong suốt thời gian qua.
Lãnh đạo tỉnh Kon Tum và 4 tỉnh của nước bạn Lào, 2 tỉnh của Campuchia cũng bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hữu nghị, hợp tác không ngừng được củng cố và phát triển, là tài sản vô giá cho các thế hệ hôm nay và mai sau; góp phần quan trọng làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân 2 nước Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia nói chung.
Đặc biệt là trong việc phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác cụ thể trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới, lĩnh vực phát triển cửa khẩu, thương mại biên giới; phối hợp, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực,..; công tác tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào, Campuchia hồi hương về nước an táng...
Lãnh đạo tỉnh Kon Tum và các tỉnh của nước bạn Lào, Campuchia khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong mọi lĩnh vực để giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi bên, cũng như để góp phần vun đắp cho tình hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia.
3.2. Trong 02 ngày [14 và 15-4] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đã tiến hành Hội nghị lần thứ bảy dưới sự chủ trì của đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.
Trong 2 ngày làm việc, Hội nghị đã tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I năm 2022; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II năm 2022; Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XVI [sửa đổi, bổ sung]; Nghị quyết của Tỉnh ủy "về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"; Nghị quyết của Tỉnh ủy "về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"; Nghị quyết của Tỉnh ủy "về lãnh đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum"; Nghị quyết của Tỉnh ủy "về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Cũng tại hội nghị, Tỉnh uỷ đã nghe và cho ý kiến đối với báo cáo những công việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy giải quyết từ sau Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đến nay và báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình, phê bình năm 2021 đối với tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy; báo cáo kết quả nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý năm 2021.
Sau 02 ngày làm việc khẩn trương, tích cực, chiều 15-4, Hội nghị đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: [1] thống nhất đánh giá: Trong quý I/2022, các cấp, các ngành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa và tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 03-12-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI “lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2022” và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đa số chỉ tiêu chủ yếu của tỉnh được đảm bảo và tăng cao so với cùng kỳ. [2] thống nhất phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý II/2022. Trong đó, phấn đấu tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2022 của tỉnh từ 10% trở lên; đến hết quý II năm 2022, vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 12.000 tỷ đồng giải ngân trên 50% thực nguồn kế hoạch vốn được giao; thu ngân sách đạt 2.800 tỷ đồng; trồng được 166 ha cây dược liệu, 250 ha cây ăn quả và 100 ha cây mắc ca; có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tích cực kêu gọi, thu hút nhiều dự án vào đầu tư để nâng tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên cao. [3] giao Ban Thường vụ Tỉnh ủy rà soát, hoàn chỉnh báo cáo và lãnh đạo thực hiện đạt kết quả cao nhất các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 07-NQ/TU và Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh. [4] thống nhất các nội dung sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025; giao Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp thu ý kiến tham gia tại Hội nghị, hoàn chỉnh và lãnh đạo triển khai nghiêm túc, hiệu quả Quy chế. [5] thống nhất thông qua 04 Nghị quyết chuyên đề "về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"; "về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"; "về lãnh đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum"; "về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
Phát biểu bế mạc Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, 04 Nghị quyết dược Tỉnh ủy thống nhất thông qua là nhằm cụ thể hóa sâu sắc Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh; đây là những nội dung rất quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Việc thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết trên sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh... Thời gian tới, tình hình thế giới diễn biến phức tạp; dịch bệnh COVID-19 vẫn còn căng thẳng; thiên tai, thời tiết ngày càng khó lường, dự báo sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các đồng chí Tỉnh ủy viên, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương năng động, sáng tạo, lãnh đạo triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao với quyết tâm cao nhất, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra.
3.3. Chiều 18-4, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của Đảng bộ tỉnh quý I/2022. Đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Trong quý I/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII "về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến, "tự chuyển hóa", gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ; việc chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Kịp thời chỉ đạo tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt các văn bản của Trung ương, của tỉnh. Thực hiện tốt công tác theo dõi, định hướng, xử lý thông tin trên báo chí, mạng xã hội; kịp thời đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, cơ hội và phần tử xấu, nhất là trên không gian mạng. Kịp thời cụ thể hóa và triển khai thực hiện quy định của Trung ương về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; quy định về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, đảm bảo sát tình hình thực tế của địa phương. Công tác phát triển đảng viên mới tiếp tục được chú trọng, trong quý I/2022 đã kết nạp được 251 đảng viên [đạt 25,1% so với chỉ tiêu năm 2022], nâng tổng số đảng viên của Đảng bộ tỉnh lên 30.463 đồng chí. Có 600/756 trưởng thôn, tổ trưởng dân phố là đảng viên, chiếm 79,37%, đạt 93,37% kế hoạch; 282/756 bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, chiếm 37,30%, đạt 82,89% kế hoạch.
Đã triển khai thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; rà soát, sửa đổi Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XVI. Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời chấn chỉnh những khuyết điểm, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng. Công tác dân vận được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, nhất là trong vùng đồng bào DTTS. Trong đó, đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội trên địa bàn tỉnh; các phong trào thi đua yêu nước, nhất là Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững". Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức. Các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của cấp ủy và của cơ quan, đơn vị; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ gắn với thực hiện có hiệu quả chế độ tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, bè phái, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng mất đoàn kết nội bộ.
Phát biểu kết luận, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Trong quý I/2022, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có chuyển biến tích cực…Trong thời gian tới, đồng chí đề nghị công tác đấu tranh phê và tự phê phải được đưa vào sinh hoạt chuyên đề của chi bộ. Cấp ủy nào, đảng viên nào đã có tinh thần trách nhiệm cao thì tiếp tục phát huy; đảng viên nào, cấp ủy nào còn thiếu tinh thần trách nhiệm thì phải năng động sáng tạo, có giải pháp khắc phục để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, không để việc nhỏ thành việc lớn, mất đoàn kết nội bộ. Tất cả các cấp ủy phải thực hiện nghiêm túc hơn nữa nguyên tắc tập trung dân chủ, phải có kế hoạch kiểm tra, giám sát nguyên tắc này… Các đảng bộ, các cấp ủy phải trăn trở lãnh đạo, chỉ đạo để từng quý, từng năm xây dựng cấp ủy mình, hệ thống chính trị mình, địa phương mình thật sự trong sạch vững mạnh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao…
3.4. Sáng 13-4, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức giao ban trực tuyến công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I năm 2022. Đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì.
Theo báo cáo tại buổi giao ban, trong quý I năm 2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp trên địa bàn. Đã chủ động chỉ đạo triển khai công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong các dịp lễ, tết; các cơ quan chức năng nắm chắc thông tin, các vấn đề nổi lên về an ninh, trật tự trên địa bàn; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý đối với các vụ việc, vụ án tham nhũng, và các vụ án vi phạm Luật Lâm nghiệp. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo, không để tình trạng lợi dụng tôn giáo gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa phương. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về công tác, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 
Trong quý II năm 2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra các nhiệm vụ trọng tâm là: [i] tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh và giữ gìn trật tự xã hội; chủ động nắm, dự báo chính xác tình hình liên quan đến việc triển khia các dự án trên địa bàn tỉnh, nắm tình hình, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các dịp lễ 30/4, 01/5. [ii] Tăng cường công tác phối hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, ngăn chặn hoạt động vi phạm pháp luật trong khu vực biên giới; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo; quản lý, bảo vệ rừng, khai thác khoáng sản, việc triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng, đẩy nhanh công tác điều tra, truy tố và xét xử các loại tội phạm. [iii] Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp về phòng ngừa tham nhũng theo quy định; thực hiện nghiêm công tác kiểm tra nội bộ, kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, đơn vị; thường xuyên kiểm tra, rà soát việc thực hiện các kiến nghị, kết luận của kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, đảm bảo được thực hiện nghiêm túc, triệt để, đúng theo quy định. Thường xuyên nắm tình hình, tiếp nhận thông tin; nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với các vụ án về tham nhũng; tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong phòng, chống tối phạm về tham nhũng, kinh tế. [iv] Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các ngành, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, giám sát, thu thập thông tin phản ánh, tố cáo, phát hiện xử lý tham nhũng và phòng ngừa tham nhũng ở các cấp, các ngành; nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của cơ quan nội chính; kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đầy lùi tham nhũng, tiêu cực; kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện. Xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, tiêu cực. [v] Phát huy vai trò người đứng đầu trong việc quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc thực thi nhiệm vụ của công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ Nhân dân và sự phát triển của địa phương, đất nước…
3.5. Chiều 5-4, đồng chí Nguyễn Văn Hòa- Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị giao ban khối Mặt trận, đoàn thể quý I/2022.
Theo báo cáo, trong quý I/2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh cơ bản triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung đề ra. Trong đó, đã quan tâm, chăm lo Tết và quán triệt, thực hiện nghiêm việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022 cho đoàn viên, hội viên và nhân dân; triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”.
Trong quý II/2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tập trung tuyên truyền và tổ chức hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước; tiếp tục triển khai thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”; thực hiện nghiêm, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên người và gia súc. Ngoài ra, thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra trong quý II của cơ quan, đơn vị theo chương trình công tác năm 2022.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Hòa đề nghị: [i] Hội Nông dân tỉnh nên thành lập đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm để về tham mưu thành lập Trung tâm Hỗ trợ nông dân trực thuộc Hội Nông dân tỉnh; đẩy nhanh việc thực hiện và nếu có vướng mắc phải kịp thời báo cáo để tháo gỡ. [ii] Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội cần có kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II và một số nội dung chưa thực hiện được trong quý I; chủ động chuẩn bị cho công tác diễn tập khu vực phòng thủ kết hợp phòng thủ dân sự tỉnh năm 2022; tập trung theo dõi, đôn đốc các địa phương sơ kết 1 năm thực hiện Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững" một cách thực tế, đánh giá các nội dung thực chất. [iii] UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí ở địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền các hoạt động của khối Mặt trận - Đoàn thể; đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét sửa đổi một số quy định của Nghị quyết số 36/2020/NQ - HĐND ngày 16/7/2020 quy định chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Tài chính tham mưu bàn giao tài sản trên làng Thanh niên lập nghiệp do Trung ương Đoàn đầu tư về cho UBND huyện Ia H’Drai quản lý. [iv] Tỉnh đoàn, Hội Cựu chiến binh tỉnh chuẩn bị nội dung, nhân sự và các điều kiện cần thiết để tổ chức Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đại hội Hội Cựu Chiến binh nhiệm kỳ 2022-2027 đảm bảo thời gian, chất lượng.
3.6. Sáng 24-4 tại thành phố Kon Tum, UBND tỉnh Kon Tum phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Diễn đàn “Du lịch Kon Tum - Tiềm năng và triển vọng”; công bố Kế hoạch phát triển du lịch khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 [tại đây]
Diễn đàn tập trung thảo luận về tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch tỉnh Kon Tum; các giải pháp để xây dựng sản phẩm, xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tư, tăng cường liên kết, đẩy mạnh thu hút khách tới Kon Tum.

Bên cạnh Diễn đàn, hàng loạt các dự án đầu tư vào du lịch Kon Tum cũng như các sự kiện kích hoạt du lịch diễn ra sôi nổi, như: Lễ đón nhận Bằng di tích Chiến thắng Đăk Tô năm 1967 và Điểm Cao 875 lịch sử tại xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi [tại đây]; Hội thảo khoa học nhân Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh [tại đây]; Chương trình khảo sát cho hơn 250 doanh nghiệp lữ hành của các khu vực trên cả nước và phóng viên báo chí, giới thiệu các khu vực tiềm năng để tìm hiểu cơ hội đầu tư về du lịch trên địa bàn 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai; Tổ chức khảo sát, xây dựng tour, tuyến du lịch tại thành phố Pleiku, huyện Chư Pah, huyện Ia Grai [tỉnh Gia Lai] và các huyện Ia H’Drai, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Đăk Hà, Đăk Tô, Kon Rẫy, Kon Plông và thành phố Kon Tum [tỉnh Kon Tum], trong đó có chương trình tham quan Vườn sâm Ngọc Linh, Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy; khai mạc bay Khinh khí cầu chào đón khách du lịch đến Kon Tum và kích cầu du lịch năm 2022; không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng của tỉnh; Tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt di tích lịch sử Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049 [tại đây]; Giải Dù lượn mở rộng huyện Sa Thầy…Ngoài ra, các sự kiện diễn ra sau Diễn đàn, như: Phiên chợ Sâm Ngọc Linh và các hoạt động quảng bá du lịch và các sản phẩm đặc hữu huyện Tu Mơ Rông năm 2022; Tổ chức du lịch Caravan từ Thành phố Hồ Chí Minh đến tỉnh Kon Tum: trải nghiệm Vườn sâm tại xã Măng Ri, tham quan Khu Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum và các điểm tham quan khác trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông; đăng cai tổ chức giải Quần vợt Vô địch Nam - Nữ Quốc gia cúp Sâm Ngọc Linh Kon Tum năm 2022.
3.7. Sáng 7-4, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh tổ chức lễ phát động “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện” năm 2021. Đồng chí Y Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh dự và phát biểu phát động.
Năm 2021, công tác hiến máu tình nguyện luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và hướng dẫn trực tiếp của Ban Chỉ đạo quốc gia; các hoạt động tuyên truyền vận động được triển khai đồng bộ, rộng khắp với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh; toàn tỉnh đã tổ chức được 40 đợt hiến máu tính nguyện, kết quả tiếp nhận 5.785 đơn vị máu, đạt 115,7% chỉ tiêu kế hoạch giao. Trong năm 2022, toàn tỉnh sẽ vận động hiến máu với chỉ tiêu 5.800 đơn vị máu.
Phát biểu phát động tại buổi lễ, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và biểu dương sự nhiệt tình tham gia hiến máu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ chiến sĩ, đoàn viên thanh niên, học sinh và quần chúng Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, đồng chí đề nghị Ban Chỉ đạo vận động HMTN các cấp, các cơ quan, ban ngành, địa phương trong tỉnh quan tâm nhiều hơn đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện; có giải pháp phù hợp để tổ chức hiệu quả các cuộc hiến máu, nhất là trong tình hình dịch bệnh COVID-19; đảm bảo thực hiện chế độ hỗ trợ người hiến máu đúng quy định để góp phần chăm lo sức khỏe cho nhân dân ngày càng tốt hơn.
* Được biết, trong hai ngày [6 và 7-4-2022], Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh tổ chức Lễ phát động "Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện năm 2022" đã thu hút sự tham gia rộng rãi của hơn 350 tình nguyện viên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh; đã thu được 351 đơn vị máu bổ sung vào “Ngân hàng máu di động” để phục vụ công tác cấp cứu và điều trị cho người bệnh.
3.8. Thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều biện pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh việc ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tỉnh đã tổ chức đi kiểm tra thực tế để nắm bắt tình hình giải ngân và giải quyết các vấn đề còn khó khăn, vướng mắc, nhất là trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; tổ chức các cuộc họp của Tổ công tác chỉ đạo, đôn đốc tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, hướng dẫn các chủ đầu tư trong quá trình quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; phát hiện kịp thời những sai sót, chấn chỉnh tình trạng vi phạm pháp luật về xây dựng nhằm nâng cao chất lượng công trình, hiệu quả dự án...
Tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 được Trung ương giao cho tỉnh Kon Tum là 2.232,135 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương là 849, 620 ttỷ đồng và ngân sách trung ương là 1.382,515 tỷ đồng. Trên cơ sở mức vốn kế hoạch đầu tư công năm 2022 được Trung ương giao và rà soát tình hình thực tế các nguồn thu của địa phương, UBND tỉnh đã giao với tổng mức vốn là 3.166,556 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương là 1.784,041 tỷ đồng và ngân sách trung ương là 1.382,515 tỷ đồng.
Tính đến ngày 20/3/2022, tổng kế hoạch vốn năm 2022 đã giải ngân được 294,889 tỷ đồng, đạt 15,98% trên thực nguồn kế hoạch.
Việc triển khai giao kế hoạch đầu tư công và đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân đã được UBND tỉnh tích cực triển khai ngay từ những tháng đầu năm. Tuy tỷ lệ giải ngân chưa cao nhưng có những dự án, chương trình giải ngân đạt tỷ lệ khá như: nguồn vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí, định mức giải ngân đạt 23,39%; nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ ngành/lĩnh vực quốc phòng đạt 38,03%;… ước giải ngân kế hoạch đến tháng 4/2022 đạt khoảng trên 25% thực nguồn kế hoạch.
3.9. Thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII; các quy định của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập theo các quy định mới, đảm bảo tinh gọn.
Theo đó, tính đến 31/12/2021, toàn tỉnh đã giảm được 71 đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015, đạt tỷ lệ 13,65% [trực thuộc UBND tỉnh 01 đơn vị, trực thuộc các Sở 15 đơn vị, trực thuộc UBND cấp huyện 55 đơn vị]. Cụ thể, năm 2015 toàn tỉnh có 520 đơn vị sự nghiệp công lập, tính đến thời điểm 31/12/2021 giảm xuống còn 449 đơn vị sự nghiệp công lập.
a/ Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp: Năm 2015 trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 410 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; trong đó, sự nghiệp giáo dục và đào tạo là 398 đơn vị, giáo dục nghề nghiệp 12 đơn vị. Tính đến thời điểm 31/12/2021 giảm xuống còn 352 đơn vị [giảm 58 đơn vị so với năm 2015]; trong đó, sự nghiệp giáo dục và đào tạo 343 [giảm 55 đơn vị so với năm 2015], giáo dục nghề nghiệp 9 đơn vị [giảm 03 đơn vị].
Về số lượng trường, số lượng lớp, số học sinh, số lượng người làm việc biên chế giáo viên trong các cơ sở giáo dục và đào tạo giai đoạn 2015 - 2021 trên địa bàn tỉnh: Trong đó, năm 2015 toàn tỉnh có 409 trường, 5.408 lớp,137.723 học sinh,11.067 người làm việc và 9.157 biên chế giáo viên trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp công lập.
Tính đến 31/12/2021, toàn tỉnh có 353 trường, 5.545 lớp, 157.992 học sinh, 11.427 người làm việc, 9.378 biên chế giáo viên trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp công lập.
b/ Đối với lĩnh vực Y tế: Năm 2015 có 23 đơn vị sự nghiệp công lập; năm 2021 giảm còn 17 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 05 đơn vị [đạt tỷ lệ 21,73%].
Về số đơn vị sự nghiệp y tế công lập, số giường bệnh, biên chế sự nghiệp y tế giai đoạn 2015-2021: Trong đó, năm 2015 toàn tỉnh có 23 đơn vị sự nghiệp, 1.885 giường bệnh, 2.724 biên chế được giao. Đến năm 2021, toàn tỉnh có 17 đơn vị sự nghiệp, 2.650 giường bệnh, 2.056 biên chế được giao [giảm 668 biên chế].
II- THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề 1. Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị [Chi tiết, xin xem tại đây].
Chuyên đề 2. Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị [Chi tiết, xin xem tại đây].
Chuyên đề 3. Phát biểu của Chủ tịch nước tại Lễ khánh thành công trình Đền thờ Vua Hùng tại thành phố Cần Thơ [Chi tiết, xin xem tại đây].
Chuyên đề 4. Phát biểu của Thủ tướng tại Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2022 [Chi tiết, xin xem tại đây].
C/ VĂN BẢN MỚI
I- VĂN BẢN XÂY DỰNG ĐẢNG
1. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG
1.1. Bộ Chính trị chỉ đạo xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng [xin xem tại đây].
1.2. Kết luận của Ban Bí thư Trưng ương về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ giữ chức vụ hàm [xin xem tại đây].
1.3. Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương [xin xem tại đây].
2. VĂN BẢN CỦA TỈNH
2.1. Nghị quyết 08-NQ/TU của Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. [xin xem tại đây].
2.2. Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. [xin xem tại đây].
2.3. Chỉ thị 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với việc xây dựng thôn [làng] nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh [xin xem tại đây].
II- VĂN BẢN PHÁP QUY
1. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG
1.1. Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ QH về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn [xin xem tại đây].
1.2. Quyết định 08/2022/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động [xin xem tại đây].
1.3. Chương trình hành động của CP cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 [xin xem tại đây].
1.4. Thủ tướng chỉ đạo các biện pháp ổn định thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp [xin xem tại đây].
1.5. Kết luận của Thủ tướng tại Phiên họp lần thứ 14 BCĐ quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương [xin xem tại đây].
2. VĂN BẢN CỦA TỈNH
2.1. Công văn số 910/UBND-KGVX ngày 01/4/2022 của UBND tỉnh về việc chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết Dengue [xin xem tại đây].
2.2. Văn bản số 932/UBND-NNTN ngày 04/4/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh [xin xem tại đây].
2.3. Công văn số 970/UBND-KGVX ngày 07/4/2022 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện, cơ sở y tế. [xin xem tại đây].
2.4. Công văn số 1001/UBND-KGVX ngày 12/4/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe. [xin xem tại đây].
2.5. Công văn số 1020/UBND-KGVX ngày 13/4/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh [xin xem tại đây].
2.6. Công văn số 1041/UBND-NC ngày 14/4/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh [xin xem tại đây].
2.7. Công văn số 1089/UBND-KGVX ngày 18/4/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai quy định vệ sinh trong mai táng, hỏa táng [xin xem tại đây].
2.8. Công văn số 1121/UBND-KGVX ngày 20/4/2022 của UBND tỉnh về việc không đặt tượng cá nhân hay công trình tưởng niệm cá nhân khác tại Nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh [xin xem tại đây].
2.9. Văn bản số 1166/UBND-NC ngày 22/4/2022 của UBND tỉnh triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022 [xin xem tại đây].
D/ GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT
1. Vợ chồng nghệ nhân đam mê đan lát [xin xem tại đây].
2. Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu ở Tân Lập [xin xem tại đây].
3. “Đầu tàu” ở thôn Nông Nội [xin xem tại đây].
4. A Châm thay đổi nếp nghĩ, cách làm [xin xem tại đây].
 

[1] Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong tháng 5-2022: Kỷ niệm 136 năm Ngày Quốc tế Lao động [01/5/1886 - 01/5/2022]; Kỷ niệm 204 năm Ngày sinh C.Mác [5/5/1818 - 5/5/2022]; Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Phan Đăng Lưu [05/5/1902 - 05/5/2022], lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam; Kỷ niệm 68 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ [07/5/1954 - 07/5/2022]; Kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh [15/5/1941- 15/5/2022]; 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh [19/5/1890 - 19/5/2022]; 81 năm Ngày thành lập Mặt trận Việt Minh [19/5/1941 - 19/5/2022]; 81 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh [15/5/1941- 15/5/2022]...

Chủ Đề