Bị sung nhức bắp chân là bệnh gì năm 2024

Ngoài nguyên nhân tập thể dục, đau bắp chân còn có thể xảy ra do chuột rút, đau thần kinh tọa hoặc chấn thương.

Cơn đau có thể liên quan đến cơ bắp chân, gồm cơ bụng chân trong, cơ gan bàn chân bên ngoài hoặc gân, xương, dây thần kinh, mạch máu ở vùng này. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Chuột rút cơ bắp

Chuột rút cơ bắp chân là sự co thắt đột ngột, không chủ ý của một hoặc nhiều cơ bắp chân. Người tập thể dục cường độ cao dễ bị chuột rút ở bắp chân. Cơn đau cũng có thể xảy ra nếu giữ một tư thế quá lâu, không uống đủ nước.

Tình trạng này thường tạm thời nhưng có thể gây đau đớn, khó chịu. Hầu hết chuột rút đều vô hại, cải thiện bằng cách xoa bóp, co duỗi nhẹ nhàng và chườm ấm.

Căng cơ

Căng cơ làm tổn thương các cơ phía sau của chân. Lúc này, bắp chân đau âm ỉ, nặng hơn khi di chuyển. Căng cơ còn mà còn ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bắp chân, bàn chân, mắt cá và đầu gối. Triệu chứng như sưng tấy, mẩn đỏ, bầm tím rất phổ biến.

Để giảm đau, người bệnh nên nghỉ ngơi, chườm đá. Khi ngồi, cố gắng nâng bắp chân cao hơn hông. Thông thường, cơn đau có thể mất đến 6 tuần để hồi phục hoàn toàn.

Đau thần kinh tọa

Cơn đau dây thần kinh tọa chạy từ thắt lưng xuống chân, xa nhất là bắp chân. Bệnh xảy ra do dây thần kinh bị chèn ép. Một số người cảm thấy cơn đau ở bắp chân nhiều hơn vào ban đêm.

Bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc tập vật lý trị liệu, châm cứu. Nên chườm đá mỗi lần 20 phút, xoa bóp, tập yoga và tránh đứng hay ngồi quá lâu. Nếu tình trạng này kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Bị sung nhức bắp chân là bệnh gì năm 2024

Đau bắp chân do bệnh lý thường không giảm dù nghỉ ngơi. Ảnh: Freepik

Viêm gân gót chân Achilles

Gân Achilles là bộ phận kết nối cơ bắp chân với xương gót chân. Khi khu vực này tổn thương, người bệnh thường đau bắp chân. Một số người tê bắp chân vào buổi sáng hoặc cử động gập bàn chân hạn chế. Viêm gân gót chân Achilless thường cải thiện bằng phương pháp RICE (nghỉ ngơi, chườm đá, băng nén, kê cao chân bị thương) hoặc tập vật lý trị liệu.

Hội chứng chèn ép khoang

Hội chứng chèn ép khoang có dạng mạn tính và cấp tính, với triệu chứng đau bắp chân. Tình trạng mạn tính xảy ra khi tập luyện quá sức hoặc thường thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại. Bệnh có thể bớt khi ngừng tập thể dục. Để giảm nguy cơ, nên kết hợp đa dạng bài tập thể dục, sử dụng miếng đệm lót hỗ trợ cho giày, tập vật lý trị liệu hoặc dùng thuốc chống viêm không steriod.

Trường hợp cấp tính thường gặp khi chấn thương nặng. Người bệnh cần đến viện để khám, có thể phẫu thuật. Nếu áp lực không giảm nhanh chóng, người bệnh bị co rút, tổn thương cơ và dây thần kinh vĩnh viễn trong 24 giờ.

Cảm giác đau ở bắp chân cũng có thể xuất phát từ vấn đề mạch máu như huyết khối tĩnh mạch sâu, bệnh thần kinh tiểu đường, giãn tĩnh mạch... Cơn đau do các bệnh trên thường không bớt, thường kèm theo sưng, ấm ở một chân. Người có các dấu hiệu như sốt cao, chân sưng đột ngột nên đến viện khám.

Bị đau nhức từ mông xuống bắp chân là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Vậy tình trạng đau từ mông xuống bắp chân là bệnh gì? Hãy tìm hiểu và tham khảo các thông tin trong bài viết sau để biết được nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức từ mông xuống bắp chân nhằm có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Đau nhức từ mông xuống bắp chân là tình trạng mà rất nhiều người đã và đang gặp phải. Tình trạng này gây nhiều khó khăn, phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân gây tình trạng đau từ mông xuống bắp chân có thể là do một số bệnh lý gây nên như là:

1.1. Đau dây thần kinh tọa

Mông được cấu tạo từ nhiều lớp mô cơ và mỡ nên rất ít bị chấn thương do các va đập hay tai nạn. Vì thế, phần lớn các trường hợp bị đau nhức từ mông xuống bắp chân là do những bệnh lý liên quan đến dây thần kinh tọa. Đây là dây thần kinh dài và lớn nhất của cơ thể xuất phát từ thắt lưng chạy dài đến các chi dưới và một số cơ quan khác như bàng quang, đường ruôt....

Nguyên nhân gây tình trạng đau thần kinh tọa có thể là do bạn ngồi sai tư thế, mang vác nặng hoặc vận động mạnh trong thời gian dài. Điều này dẫn tới gây chèn ép lên dây thần kinh tọa, từ đó gây đau và kèm theo ngứa ran từ mông xuống bắp chân.

Bên cạnh đó, các bệnh lý cơ xương khớp hay thần kinh nào chèn ép lên dây thần kinh tọa cũng đều làm cho người bệnh bị đau nhức từ mông xuống bắp chân.

1.2. Hội chứng Piriformis

Dây thần kinh tọa chạy dọc theo cơ Piriform (cơ hình lê) nên các tình trạng cơ hình lê bị viêm, bị phì đại hay bị co thắt thì cũng đều ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa. Sau đó dẫn đến triệu chứng đau giống như đau dây thần kinh tọa bao gồm: co thắt và đau nhói ở mông và lan xuống bắp chân.

Hội chứng cơ hình lê thường gặp ở nhân viên văn phòng, tài xế lái xe hay những nghề nghiệp thường xuyên phải ngồi nhiều cả ngày. Ngoài ra, một số trường hợp bị hội chứng cơ hình lê là do chấn thương trong tai nạn.

1.3. Thoát vị đĩa đệm

Đau từ mông xuống bắp chân là bệnh gì? Thì nhiều trường hợp là do bị thoát vị đĩa đệm. Thoái hóa đĩa đệm là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên, một số trường hợp là do hệ quả của chấn thương ở cột sống thắt lưng.

Bởi vì đĩa đệm là các đĩa mềm, có khả năng nén lại nhằm đóng vai trò như bộ phận giảm xóc trong cột sống. Vậy nên, khi các đĩa đệm bị thoái hóa, áp lực có thể chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh và gây đau.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào nhưng phổ biến nhất là ở vùng lưng dưới làm đau nhức vùng thắt lưng, mông và kéo dài đến chân.

1.4. Viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm một hoặc cả hai khớp ở xương cùng đáy chậu. Đây là khớp xương đóng một vai trò kết nối xương cột sống và xương chậu dưới.

Đau do viêm khớp cùng chậu có thể làm ảnh hưởng đến lưng dưới và mông, khiến cho người bệnh bị đau nhức từ mông xuống bắp chân. Các cơn đau này sẽ trở nên nặng nề hơn khi người bệnh đứng trong thời gian dài hoặc đi lên, đi xuống cầu thang bộ hoặc chạy bằng các bước dài.

1.5. Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một nguyên nhân gây đau thắt lưng rất phổ biến ở người lớn tuổi.

Khi cột sống bị thoái hóa sẽ có nguy cơ hình thành gai cột sống và lâu ngày các mỏm gai này sẽ chèn ép lên rễ thần kinh, gây ra cơn đau từ lưng dưới kéo đến mông và chi dưới. Khi đó, người bệnh không chỉ có dấu hiệu bị đau ở vùng thắt lưng, mà còn có dấu hiệu bị đau nhức từ mông xuống bắp chân.

1.6. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch có chức năng tiết dịch nhầy giúp cho các ổ khớp vận động trơn tru hơn. Nhưng khi lạm dụng quá mức thì bao hoạt dịch sẽ bị kích thích và có thể gây ra hiện tượng viêm.

Viêm bao hoạt dịch khớp háng có thể gây triệu chứng đau nhức từ mông xuống bắp chân và kèm theo triệu chứng sưng đỏ ở bề mặt da bên ngoài khớp.

Trên đây là một số bệnh lý gây ra tình trạng đau nhức từ mông xuống bắp chân mà mọi người cần chú ý. Để kịp thời nhận biết và có biện pháp khắc phục hiệu quả khi gặp phải tình trạng này.

2. Bị đau nhức từ mông xuống bắp chân có nguy hiểm không?

Hiện tượng đau từ mông xuống chân là một trong các dấu hiệu thường gặp chủ yếu ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên, ngày nay, hiện tượng này đang có xu hướng trẻ hóa khi độ tuổi bệnh nhân mắc phải trải rộng từ 30 tuổi. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm nếu như không sớm phát hiện và chữa trị.

Bởi mông là bộ phận chủ yếu gồm các mô mỡ và các nhóm cơ, cho nên rất ít khi bị chấn thương hay gặp phải bệnh lý khác. Đa số các trường hợp đau nhức từ mông xuống bắp chân thường liên quan tới các bệnh lý về dây thần kinh tọa đi qua mông.

Một số trường hợp khác, nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do có khối u hay bị nhiễm trùng. Các bệnh lý này nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến bại liệt, tàn phế suốt đời.

Vậy nên, khi gặp phải tình trạng bị đau nhức từ mông xuống bắp chân thì cách tốt nhất là bạn nên đến cơ sở y tế để thực hiện các chẩn đoán y khoa và tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

3. Làm gì khi bị đau nhức từ mông xuống bắp chân?

Đa số các trường hợp bị đau nhức từ mông xuống bắp chân thường liên quan đến dây thần kinh tọa và nó sẽ thuyên giảm sau 4-6 tuần. Bạn có thể làm giảm bớt cơn đau bằng những cách dưới đây:

  • Chườm ấm lên vị trí bị đau nhức sẽ giúp làm dịu bớt cơn đau và sưng (nếu có).
  • Thực hiện tập một số bài tập giúp giảm đau thần kinh tọa.
  • Duy trì cường độ vận động, làm việc nhẹ nhàng và thích hợp. Tránh ngồi hoặc nằm lâu vì ở trường hợp này càng nằm hay ngồi nghỉ nhiều sẽ không giúp giảm đau mà ngược lại càng làm cho bạn đau nhức nhiều hơn.
  • Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để sử dụng một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định. Các loại thuốc giảm đau thông thường như thuốc chống viêm không steroid hay paracetamol thường không có hiệu quả trong những trường hợp này.
  • Khi ngủ nằm nghiêng thì đệm thêm một cái gối nhỏ giữa hai đầu gối hoặc đặt một chiếc đệm nhỏ dưới hai đầu gối khi ngủ nằm ngửa sẽ giúp bạn đỡ đau hơn.

4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu đã áp dụng những cách trên nhưng triệu chứng đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài tuần. Hoặc triệu chứng đau nhức có xu hướng nặng hơn và cản trở đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh cần thăm khám bác sĩ ngay.

Cần phải gọi cấp cứu ngay khi gặp phải các dấu hiệu sau đây:

  • Bị đau thần kinh tọa ở cả hai bên.
  • Tê và yếu ở cả hai bên chân ngày càng nặng hơn.
  • Tê xung quanh vùng mông và cả bộ phận sinh dục.
  • Có dấu hiệu tiểu tiện và đại tiện mất kiểm soát như: khó tiểu hay đi ngoài không kiểm soát.

Trên đây là những thông tin về triệu chứng bị đau nhức từ mông xuống bắp chân. Nếu gặp phải tình trạng này thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bởi vì đây là dấu hiệu của một số bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ có nguy cơ gây ra các biến chứng khó lường khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Các nguyên nhân đau thần kinh tọa thường gặp
  • 10 tư thế yoga giảm đau thần kinh tọa
  • Vị trí và tác dụng huyệt Dương Quan

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.