Bệnh viện tây nguyên nằm ở đường nào

Trong năm qua, bệnh viện đã khám bệnh cho 350.000 lượt người, tiếp nhận 42.000 người bệnh nội trú, phẫu thuật cho 17.000 trường hợp. Về cận lâm sàng, bệnh viện đã thực hiện được 910.000 lần xét nghiệm, 86.000 lượt siêu âm, 40.000 lượt đo điện tim, 4500 lượt đo điện não, 95.000 lượt chụp X Quang, 11.000 lượt, chụp CT. Scanner. Bên cạnh các kỹ thuật phân tuyến theo kỹ thuật, bệnh viện còn thực hiện trên 100 kỹ thuật thuộc tuyến trung ương. Hàng năm, bệnh viện phát triển từ 15 đến 20 kỹ thuật mới ở các chuyên khoa mũi nhọn, đẩy mạnh về phẫu thuật nội soi, thay khớp, vi phẫu thuật, phaco, longo…

Chào mừng bạn quay trở lại! TheBank - trang so sánh và tư vấn tài chính hàng đầu Việt Nam sẽ giúp bạn tìm được sản phẩm phù hợp nhất! 7. Cận lâm sàng: Bao gồm các khoa X-Quang, Siêu âm, Nội soi, Điện tâm đồ, Điện não đồ, xét nghiệm. Bệnh viện đã trang bị đầy đủ cho các khoa cận lâm sàng các máy móc thiết bị hiện đại. Đủ khả năng thực hiện tất cả các xét nghiệm cơ bản và cao cấp về huyết học, sinh hóa, vi sinh đặc biệt BV có một hệ thống chuyên biệt để chẩn đoán các bệnh ký sinh trùng như giun, sán….

Mẹ&Con – Bệnh Viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiền thân là Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk đi vào hoạt động và trở thành Bệnh Viện có quy mô lớn nhất tại Tây Nguyên. Địa chỉ tại Đường Trần Quý Cáp, phường Tự An, Tp Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.

Quá trình thành lập

Ngày 21/4/2009 UBND tỉnh Đắk Lắk quyết định xây dựng Bệnh Viện Đa Khoa vùng Tây Nguyên theo Quyết định số 957/QĐ-UBND;

Ngày 04/6/2018 UBND tỉnh Đắk Lắk đổi tên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk thành Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trực thuộc Sở Y tế theo Quyết định số 1227/QĐ-UBND.

Cụ thể, đổi tên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk thành Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trực thuộc Sở Y tế; Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, là đơn vị sự nghiệp công lập, có con dấu, tài khoản riêng được mở tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại để giao dịch theo quy định của pháp luật.

Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, hoạt động và biên chế của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên nhận nguyên trạng từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk và thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Quy mô của bệnh viện Đa Khoa Vùng Tây Nguyên

Tổng diện tích mặt sàn của bệnh viện là hơn 70.000m2, trong khi bệnh viện cũ chỉ gần 20.000m2, được thiết kế hơn 1200 giường bệnh theo quy chuẩn. Bệnh viện đưa vào hoạt động nhằm chăm sóc sức khỏe của người dân tỉnh Đắk Lắk nói riêng và các vùng lân cận cũng như một số tỉnh giáp ranh của 2 nước bạn Lào và Campuchia.

Sáng 26/2/2019, tỉnh Đắk Lắk chính thức khánh thành, đưa BVĐK vùng đi vào hoạt động sau hơn 10 năm xây dựng.

Với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm cùng cơ sở hạng tầng vững mạnh được chu cấp đầy đủ, Bệnh Viện Đa Khoa Vùng Tây Nguyên luôn đi đầu trong linh vực thăm khám, điều trị và phụ hồi sức khỏe của bệnh nhân một cách tốt nhất.

Bệnh viện Đa Khoa vùng Tây Nguyên được khởi công xây dựng từ năm 2010, với đầu tư 1.100 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Mới đưa vào sử dụng hơn 1 tháng, nhưng Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên [đường Trần Quý Cáp, phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột- Đắk Lắk] đã lộ ra quá nhiều bất cập, nhiêu khê, nhiều hạng mục phải sửa chữa, vá víu.

Điều đáng nói nữa là: tại công trình hơn nghìn tỷ đồng này, có những hạng mục xây dựng rất bất hợp lý, gây khó khăn cho người sử dụng nhưng không thể khắc phục, sửa chữa được.

Dự án BVĐK Vùng Tây Nguyên có quy mô 800 giường bệnh, tổng vốn đầu tư gần 1.100 tỉ đồng.[Ảnh: Báo Lao Động]

Bệnh viện Đa Khoa vùng Tây Nguyên được khởi công xây dựng từ năm 2010, với đầu tư 1.100 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Công trình do Sở Y tế Đắk Lắk làm chủ đầu tư. Dự kiến năm 2013 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng. Thế nhưng ì ạch mãi gần 10 năm sau ngày khởi công, đến tháng 2/2019, công trình mới được bàn giao theo kiểu “chìa khoá trao tay” cho Bệnh viên Đa khoa tỉnh Đắk Lắk.

Bác sĩ Nguyễn Đại Phong - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, nay là Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, khi chuyển về đây, hệ thống điều hoà, điện chiếu sáng, các khu vệ sinh, hệ thống cây xanh, khuôn viên bệnh viện… đều gặp sự cố và đang sửa chữa. Đó là những hạng mục có thể sửa chữa.

Còn nhiều những hạng mục của công trình bất hợp lý, nhưng không thể cải tạo, khắc phục như thang máy kỹ thuật, không đủ chiều dài để vận chuyện giường bệnh. Không có cầu nối thông qua các khoa giữa các tầng của 5 tòa nhà, gây khó khăn trong việc di chuyển bệnh nhân từ khoa này sang khoa khác; Khoa Lây nhiễm không có tường cách ly; Khoa Chống nhiễm khuẩn không đảm bảo cho hoạt động chuyên môn.

Bác sĩ Nguyễn Đại Phong cho rằng, việc chủ đầu tư, cụ thể Sở Y tế Đắk-Lắk phê duyệt các hạng mục thiếu tầm nhìn và xa rời thực tiễn, hệ quả là công trình đưa vào sử dụng lộ ra quá nhiều bất cập: “Mặt bằng bệnh viện bị dốc nên vấn đề di chuyển bệnh nhân, di chuyển của y bác sĩ gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, các cầu nối từ khoa này sang khoa khác không có, dẫn đến tình trạng khó di chuyển khi các bác sĩ đi hội chẩn, hoặc bệnh nhân chuyển từ khoa này sang khoa khác”.

Chị Nguyễn Hoài Linh Duyên, điều dưỡng trưởng Khoa Chống nhiễm khuẩn cũng cho biết, có thể thấy ngay bất hợp lý khi Khoa Chống nhiễm khuẩn cách rất xa phòng phẫu thuật. Đường vào khoa này dốc dựng đứng, lại xây dựng ngay trên bể của hệ thống xử lý nước thải.

Chị Linh Duyên chia sẻ, mới đây đã xảy ra một tai nạn là lật xe đẩy khi vận chuyển dụng cụ từ phòng mổ xuống. Trời nắng đã khổ, mùa mưa với quãng đường dài và dốc sẽ khó khăn hơn nhiều, nhất là trong việc đảm bảo các dụng cụ đã triệt khuẩn.

Việc di dời trang thiết bị của Bệnh viện Đa khoa Vùng sang trụ sở mới sẽ mất nhiều thời gian. [Ảnh: Báo Lao Động]

“Nước để khoa đưa vào giặt và máy triệt khuẩn nằm bên hệ thống xử lý nước thải. Chúng tôi lo lắng, không biết nước ấy đưa vào hệ thống máy có đảm bảo hay không? Một bất cập nữa, là khoa được xây dựng ở một vị trí rất thấp so với bệnh viện nên trong quá trình vận chuyển đồ từ các khoa xuống gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều nhân lực và thời gian. Khoa xây dựng rất xa phòng mổ. Vì xa phòng mổ nên công tác đảm bảo các dụng cụ đã triệt khuẩn cho phòng mổ và các khoa cũng không được đảm bảo”- Chị Nguyễn Hoài Linh Duyên chia sẻ thêm.

Khoa Lây nhiễm được xây dựng với quy mô hiện đại, với 250 gường bệnh, gấp hơn 2 lần ở bệnh viện cũ. Tuy nhiên, ở Khoa Lây nhiễm hệ thống cửa kính của phòng bệnh lại bức bí, thiếu không khí để thở, cảm giác rất ngột ngạt.

Theo bác sĩ Phạm Hồng Lâm, Trưởng khoa Lây nhiễm thì bất cập nhất ở đây là đường luồng không có mái che để vận chuyển bệnh nhân từ khoa cấp cứu hay các khoa khác về: “Từ trung tâm đến khoa, nếu gặp thời tiết xấu sẽ rất khó khăn trong vấn đề vận chuyển bệnh nhân. Cần thiết phải có luồng mái che để vận chuyển bệnh nhân qua lại, và phục vụ các công tác hội chẩn, cận lâm sàng khác”.

Bác sĩ Lâm cho rằng, còn một điểm khó khăn nữa trong quá trình sửa chữa là trong lúc làm đề án xây dựng khoa này thì toàn bộ hệ thống tiếp nhận bệnh nhân nặng, toàn bộ hệ thống khu dân sinh để phục vụ cho nhân viên y tế đều nằm ở xa khu trung tâm.

Cùng chia sẻ khó khăn bác sĩ Lâm, Thạc sĩ Trần Xuân Thắng, Trưởng phòng vật tư, thiết bị kỹ thuật của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho rằng, bệnh viện được trang bị hệ thống ô xy hoá lỏng rất hiện đại. Nhưng điều đáng nói bình chứa nhỏ, thiết bị đầu ra không đồng bộ gây khó khăn trong vận hành.

“Trước khi chuyển qua đây, ở bên kia chúng tôi sử dụng gần 300 bộ lấy oxy từ trong tường ra cho bệnh nhân thở. Nhưng ở đây chỉ mới đáp ứng được 1/3 lượng oxy cần dùng. Một số các khoa phòng vẫn phải dùng oxy chai. Trong quá trình sử dụng cũng có nhiều bất cập. Quá trình vận chuyển các bình phức tạp, bất cập, không thể tránh khỏi rủi ro”, bác sĩ Thắng nói

Một bệnh viện vùng có số vốn đầu tư xây dựng lên đến 1.100 tỷ đồng nhưng khi đưa vào sử dụng mới chỉ 1 tháng đã lại lộ ra quá nhiều hạn chế, bất cập, đã cho thấy việc phê duyệt dự án và thi công có những lỗ hổng, thiếu tầm nhìn, thiếu cả chuyên môn không chỉ gây bất tiện mà còn tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn đối với thầy thuốc, nhất là bệnh nhân./.

Chủ Đề