Bệnh viện k là bệnh viện gì

Đây là tên gọi chung của một nhóm bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào vô tổ chức. Những tế bào này có khả năng xâm lấn mô khác. Bằng cách chúng tấn công trực tiếp vào mô lân cận hoặc di căn đến các mô ở xa.

Cụ thể, các tế bào trong cơ thể con người lớn lên và phân chia để hình thành tế bào mới. Đây là cách thức mà cơ thể trưởng thành và phát triển. Thông qua cơ chế này, các tế bào cũ sẽ “chết theo chương trình” [Apoptosis] và được thay thế bằng tế bào mới. [Apoptosis – Vốn là cách cơ thể đào thải những tế bào không cần thiết]

Tuy nhiên, khi tế bào ung thư xuất hiện thì quy tắc trong quá trình tự nhiên này bị phá vỡ. Các tế bào dần trở nên bất thường, không dần chết đi mà tiếp tục sản sinh các tế bào bị lỗi khác, với việc nhân lên không thể kiểm soát nó sẽ tạo thành khối u bất thường. Đồng thời, các khối u này cũng được chia ra thành 2 loại đó là ác tính và lành tính.

Vậy khối u ác tính và lành tính khác nhau ở đâu?

Khối u của ung thư có tính ác tính, nghĩa là nó có thể xâm lấn ra xung quanh, gọi là di căn. Thông qua hệ thống tuần hoàn trong cơ thể. Các tế bào của bệnh có thể di chuyển và hình thành nên một khối u mới tách biệt với khối u ban đầu.

Các khối u lành tính không có tính xâm lấn giống ác tính, mặc dù có thể kích thước nó rất lớn. Đặc biệt ta có thể điều trị bệnh bằng cách cắt bỏ khối u này với tỷ lệ tái phát cực kỳ thấp. So với trường hợp u ác tính, u lành tính không phải lúc nào cũng vô hại. Điển hình là u não lành tính có thể đe dọa đến tính mạng của người mắc phải bệnh này.

Đây là một số trường hợp mô tế bào thay đổi nhưng không phải do ung thư gây nên:

– Tăng sản: Về mặt giải phẫu của bệnh, tổ chức mô và tế bào vẫn bình thường. Việc này xảy ra khi các tế bào trong mô phân chia nhanh hơn. Nên tăng sản có nhiều nguyên nhân, điều kiện gây nên và bao gồm một số kích thích mãn tính.

– Loạn sản: Tình trạng này có tính chất nghiêm trọng hơn so với tăng sản. Các mô và tế bào trở nên bất thường và tăng nhanh nên khả năng ung thư là rất cao. Ví dụ: nốt ruồi bất thường trên da [loạn sản hắc tố].

– Carcinoma in situ: Về bản chất, đây không phải là bệnh ung thư như mọi người vẫn thường nói. Bởi vì những tế bào này sẽ không xâm lấn khỏi mô khởi đầu như thông thường. Dù vậy nhưng Carcinoma-in-situ dễ tiến triển thành bệnh nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tại sao gọi tắt bệnh là K?

K là viết tắt hoặc nói tắt về căn bệnh khó điều trị nhất hiện nay là ung thư. Trong tiếng anh bệnh được viết là “Cancer” – dịch sang tiếng Việt là ung thư. Phiên âm của từ này là /ˈkansər/, âm K đứng đầu trong cách phát âm thay vì âm C. Do đó hầu hết mọi người sẽ gọi ung thư là K thay cho cách gọi thông thường.

Bạn có thắc mắc rằng sao không gọi như bình thường mà phải là K?

Sở dĩ gọi là K, vì bác sĩ không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của bệnh nhân ngày càng đi xuống. Do đó, để việc điều trị thuận lợi nhất thì bác sĩ phải đảm bảo bí mật của bệnh và gọi tắt là K.

Tại Việt Nam có một hệ thống bệnh viện K chuyên khoa về điều trị ung thư, ung bướu,.. Do đó, hầu hết mọi người cũng thường quen với cách gọi bệnh là K.

Thông qua bài viết này, Dr.OH tin rằng bạn đã phần nào hiểu rõ về bệnh và tại sao được gọi tắt là K. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại nhắn tin trực tiếp để chúng ta cùng nhau giải đáp nhé.

GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, Bệnh viện K tiền thân là Viện Curie Đông Dương, được thành lập tại Hà Nội vào ngày 19/10/1923.

Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ung bướu ngày càng cao của người dân, ngày 17/07/1969, Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập Bệnh viện K.

100 năm đặt nền móng cho ngành ung thư Việt Nam, hơn 54 năm xây dựng và phát triển Bệnh viện K, đến nay bệnh viện luôn giữ vai trò là cơ sở chuyên khoa đầu ngành cả nước trong phòng chống và điều trị ung thư.

Từ những năm đầu tiên khám với quy mô 120 giường bệnh, 110 cán bộ, nhân viên... đến nay, bệnh viện có quy mô 2.400 giường bệnh tại 3 cơ sở, 1.800 cán bộ, mỗi năm khám chữa bệnh cho 400.000 người dân.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao những thành quả, nỗ lực của Bệnh viện K.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bệnh viện K cần phải tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo, có khát vọng, chiến lược, phấn đấu sớm trở thành một Trung tâm ung bướu hàng đầu trong khu vực, là điểm đến tin cậy không chỉ đối với người bệnh mà còn với các đồng nghiệp và bạn bè quốc tế.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại lễ kỉ niệm 100 năm Bệnh viện K [Ảnh: Trần Minh].

Đặc biệt, Bệnh viện cần tiếp tục cùng ngành y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh ung thư. Tuyên truyền cho người dân biết những yếu tố nguy cơ để người dân phòng bệnh.

Tuyên truyền và tổ chức cho người dân, các cơ quan, doanh nghiệp đi khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bệnh viện K thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả khám chữa bệnh. Phát huy hiệu quả Trung tâm phẫu thuật Rô bốt, Trung tâm pha chế thuốc tập trung, triển khai kỹ thuật xạ phẫu, sớm áp dụng phương pháp xạ trị hiện đại của thế giới như xạ trị Proton, I-on nặng...

Trong công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, chỉ đạo tuyến, Phó Thủ tướng đề nghị Bệnh viện K phát triển hơn nữa công tác đào tạo, đặc biệt là chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện vệ tinh, bệnh viện tuyến dưới.

Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ, học hỏi kinh nghiệm của các nước, có chiến lược đào tạo cán bộ tại các nước tiên tiến đồng thời có chính sách thu hút nhân tài, các bác sĩ giỏi ở trong nước và nước ngoài về làm việc tại bệnh viện...

Bệnh viện cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giảm gánh nặng chi phí cho bệnh nhân và gia đình, giảm nhu cầu người dân ra nước ngoài chữa bệnh và thu hút người nước ngoài điều trị tại bệnh viện.

Phó Thủ tướng đặc biệt đề nghị bệnh viện cần tiếp tục chú trọng việc bảo đảm quyền lợi cho đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế, đối tượng chính sách, nhất là bệnh nhân nghèo, bệnh nhân thuộc diện khó khăn trong tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng với chi phí hợp lý.

Đồng thời quan tâm thực hiện trách nhiệm xã hội, vận động các nguồn lực để hỗ trợ các bệnh nhân, bệnh nhi ung thư có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bệnh viện K lên kế hoạch đầy đủ, có thể mua máy bằng ngân sách hay huy động xã hội hóa để chấm dứt tình trạng thiếu máy móc, người bệnh phải xạ trị đêm thậm chí 3 - 4h sáng.

Tại lễ kỉ niệm, Phó Thủ tướng đã trao tặng Huân chương Hữu nghị cho Viện Curie - Cộng hòa Pháp; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao tặng Kỷ niệm chương vì Sức khỏe nhân dân cho 4 chuyên gia quốc tế.

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan trao Kỷ niệm chương tới các chuyên gia quốc tế [Ảnh: Trần Minh].

Chiều cùng ngày, Bệnh viện tổ chức Hội thảo ung thư Việt - Pháp "Kỷ nguyên mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư", tập trung vào các chuyên đề gồm: Chẩn đoán hình ảnh - nội soi; Giải phẫu bệnh; Dịch tễ - Dược - Chăm sóc giảm nhẹ; Đầu cổ; Huyết học; Nhi; Phổi - ung thư hắc tố và phần mềm; Tiết niệu; Tiêu hóa; Vú - phụ khoa...

Hội nghị có sự tham dự của 1.000 đại biểu, chuyên gia trong nước và quốc tế; hơn 60 chuyên gia quốc tế đến từ Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Úc, Canada.

Bệnh viện K chữa những bệnh gì?

Bệnh viện K là đơn vị y tế đầu ngành trong lĩnh vực khám và điều trị ung thư. Áp dụng các ứng dụng kỹ thuật y khoa tiên tiến, bệnh viện góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư hiệu quả.

K và ung thư khác gì nhau?

K là viết tắt hoặc nói tắt về căn bệnh khó điều trị nhất hiện nay là ung thư. Trong tiếng anh bệnh được viết là “Cancer” – dịch sang tiếng Việt là ung thư. Phiên âm của từ này là /ˈkansər/, âm K đứng đầu trong cách phát âm thay vì âm C. Do đó hầu hết mọi người sẽ gọi ung thư là K thay cho cách gọi thông thường.

Bệnh viện K1 chuyển đi đâu?

Bệnh viện K1 [còn gọi là Bệnh viện K Quán sứ] nay đã được chuyển qua địa chỉ mới ở số 9A - 9B Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là cơ sở ở trung tâm thành phố, người bệnh nên chú ý đường đi để thuận tiện trong quá trình đi khám, đặc biệt là với những ai ở tỉnh khác đến Hà Nội.

Bệnh viện E là bệnh viện gì?

Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa trung ương hạng I trực thuộc Bộ Y tế, được thành lập theo Quyết định số 175/TTg-Vg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng 10 năm 1967 nhằm đáp ứng yêu cầu điều trị cho cán bộ, chiến sĩ từ chiến trường miền Nam ra.

Chủ Đề