Bão số 6 trung tâm khí tượng thủy văn năm 2024

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Dự báo trong 12-24 giờ tới, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,1 độ vĩ bắc; 112,8 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam mỗi giờ đi được 15km và có khả năng mạnh thêm.

Trong 24-48 giờ tiếp theo, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,6 độ vĩ bắc; 109,5 độ kinh đông, cách đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế khoảng 340km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10; giật cấp 12, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam mỗi giờ đi được 15km và có khả năng giảm cường độ.

Từ 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, cường độ mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Do ảnh hưởng của bão số 6, khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 9-10, sau tăng lên cấp 11-13, giật cấp 15. Biển động dữ dội. Khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía bắc quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh; gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9. Biển động mạnh.

Từ gần sáng 18/10, ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; biển động mạnh.

Khu vực bắc Biển Đông, sóng biển cao 6,0-8,0m, vùng gần tâm bão 8,0-10,0m. Khu vực giữa Biển Đông sóng cao 4,0-6,0m; khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi sóng biển cao từ 3,0-5,0m.

* Trước đó, hồi 13 giờ ngày 17/10, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 520km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/giờ), giật cấp 14, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 15km/giờ.

Dự báo trong 12-24 giờ tới, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ vĩ bắc; 113,1 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam mỗi giờ đi được 15km và có khả năng mạnh thêm.

Trong 24-48 giờ tiếp theo, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,6 độ vĩ bắc; 109,8 độ kinh đông, cách đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế khoảng 370km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10; giật cấp 12, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam mỗi giờ đi được 15km và có khả năng giảm cường độ.

Từ 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, suy yếu dần, cường độ mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn vừa phát bản tin dự báo khí hậu thời hạn tháng trên phạm vi toàn quốc (thời hạn từ nay đến 20/11). Theo đó, dự báo xu thế khí hậu từ nay đến 20/11/2023 như sau:

Về nhiệt độ trung bình, trên phạm vi toàn quốc phổ biến cao hơn từ 0,5-1,5 0 C so với trung bình nhiều năm, riêng khu vực Nam Bộ ở ngưỡng xấp xỉ trung bình nhiều năm.

Từ nay đến 20/11/2023, tổng lượng mưa trên khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (cao hơn từ 20-30%).

Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ở mức xấp xỉ trên so với trung bình nhiều năm (cao hơn từ 5-15%); khu vực từ Hà Tĩnh - Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ở ngưỡng xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Riêng một số nơi ở Trung Trung Bộ thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ (thấp hơn từ 20-30%).

Khả năng xuất hiện bão số 6, bão số 7

Từ nay đến 20/11 có khả năng xuất hiện khoảng từ 1-2 cơn bão/ áp thấp nhiệt đới (bão số 6, bão số 7) trên khu vực biển Đông và có thể ảnh hưởng đến đất liền nước ta.

Không khí lạnh trong giai đoạn này tiếp tục có xu hướng hoạt động gia tăng dần về tần suất và cường độ.

Các đợt mưa vừa, mưa to tiếp tục có khả năng xảy ra và tập trung tại khu vực Trung Bộ; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn có nhiều ngày mưa rào và dông, trong đó cục bộ có mưa vừa, mưa to. Hiện tượng dông, lốc, sét, mưa đá cũng sẽ tiếp tục xuất hiện trên phạm vi toàn quốc.

Bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh gây ra gió mạnh, sóng lớn

Trong thời kỳ dự báo, bão/ áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển, gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng hải và đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân.

Thời kỳ này cũng là thời gian chính của mùa mưa tại khu vực Trung Bộ, do vậy các đợt mưa lớn do ảnh hưởng của các hình thế thời tiết như không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới và nhiễu động gió Đông trên cao sẽ còn xảy ra trên khu vực, cần đề phòng nguy cơ cao lũ quét và sạt lở đất đá trên khu vực.

Ngoài ra, trên phạm vi toàn quốc tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng đến sản xuất và các hoạt động dân sinh.

Nghệ An đến Quảng Ngãi chủ động ứng phó với mưa lớn

Ngày 22/10, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 390 /VPTT gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Quảng Ngãi.

Theo bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến ngày 24/10, khu vực từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to, trong đó các tỉnh từ Quảng Bình đến Đà Nẵng có lượng mưa phổ biến từ 80-170mm, có nơi trên 250mm; các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Quảng Ngãi có lượng mưa từ 50-100mm, có nơi trên 150mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp và tại các khu đô thị.

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn và nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

Các tỉnh, thành phố triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất; tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết.

Các địa phương sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp; kiểm tra, rà soát, triển khai phương án vận hành và đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.