Báo lỗi sea của máy phát điện iveco

Máy phát điện ô tô là gì? nếu chỉ đơn giản nói về “máy phát điện” chẳng hẳn nhiều người sẽ thấy quen thuộc, khi từ này cũng hay gặp phải trong giao tiếp hằng ngày. Nhưng nếu với cụm từ “máy phát điện ô tô” bạn đã nghe tới bao giờ chưa?. Nó có gì khác so với các loại máy phát điện cummins, doosan, mitsubishi hay thậm chí là hyundai…?

Hãy cùng máy phát điện võ gia tìm hiểu về máy phát điện ô tô một cách rõ ràng nhất qua bài viết dưới đây nhé.

I. Máy phát điện ô tô là gì?

Đầu tiên, máy phát điện ô tô là một bộ phận nằm trong cấu trúc của hệ thống động cơ, và có vai trò cung cấp điện cho các hoạt động của xe. Trong đó, bộ phận tiết chế máy phát điện được lắp ở trên máy phát điện để điều chỉnh cho nguồn điện được ổn áp. Tuy về kích thước khá nhỏ, nhưng bộ phận tiết chế máy phát điện ô tô lại rất quan trọng, thuộc hệ thống nạp điện cho xe, giúp điều chỉnh ổn áp phát ra của máy phát điện.

II. Tại sao phải dùng tiết chế máy phát điện ô tô?

Máy phát điện ô tô quay cùng với tốc độ của động cơ máy. Nhưng tốc độ lại thường xuyên thay đổi khiến cho tốc độ của máy phát điện không ổn định. Nếu như máy phát điện không có bộ ổn áp thì hệ thống nạp không cung cấp được dòng điện ổn định cho các thiết bị điện của ô tô hoạt động.

Tốc độ máy phát điện có thay đổi thế nào thì các thiết bị điện vẫn không thay đổi.

III. Nguyên lý hoạt động của máy phát điện ô tô là gì?

Máy phát điện ô tô sinh ra dòng điện bằng cuộn dây và nam châm. Với sức điện động do cuộn dây sinh ra càng…….. Mà nam châm càng nhanh gần cuộn dây thì sức từ xuyên qua cuộn dây sẽ càng cao và ngược lại.

IV. Những dấu hiệu cho thấy máy phát điện ô tô bị hỏng

1. Khởi động xe khó khăn

Nếu như bạn mất nhiều thời gian để khởi động xe hoặc khởi động nhiều lần mới được thì có thể máy phát điện ô tô đã hỏng.

2. Bình ắc quy bị chết

Bình ắc quy chết cũng có thể là do máy phát điện bị hỏng không nạp thêm điện cho ắc quy được. Nếu bạn không khởi động được xe hoặc phải câu bình xe mới hoạt động thì chắc chắn là cả bình ắc quy và máy phát điện đều bị trục trặc.

3. Đèn trên xe ô tô sáng yếu

Khi điều khiển xe người lái hãy quan sát các loại đèn trên xe như: đèn pha, đèn bảng điều khiển, đèn chiếu sáng trong xe,… nếu thấy các đèn này bị mờ so với bình thường thì có thể do máy phát điện gặp trục trặc. Ngoài ra, máy phát điện ô tô bị hỏng cũng khiến cho radio, hệ thống giải trí hoặc hệ thống âm thanh trên xe bị yếu, nghe không rõ khi lái xe đạp chân ga.

4. Có mùi khét của cao su

Trường hợp này ít khi xảy ra lỗi, nhưng chúng ta cũng nên đề phòng. Khi dây đai ma sát qua nhanh và liên tục với các bộ phận máy không mong muốn, khiến mùi khét mốc lên, gây ảnh hưởng tới hoạt động của máy phát điện.

5. Cuộn kích chạm mát bị hỏng

Lỗi này thường xảy ra ở đầu cuộn kích, gây ra điện áp yếu, làm dòng điện không thoát ra được, ảnh hưởng nghiêm trọng đến động cơ.

Công ty cổ phần máy và thiết bị công nghiệp Hoàng Hà Xin gửi đến quý khách quy trình bảo trì bảo dưỡng máy phát điện chuẩn. Dựa theo khuyến cáo của các hãng để quý khách tham khảo và áp dụng. Ghi chú: Người thực hiện phải là người có trình độ kỹ thuật chuyên môn. Có đầy đủ thiết bị chuyên dụng, và đã được đào tạo an toàn lao động để bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình thực hiện.

I- QUY TRÌNH BẢO TRÌ MÁY PHÁT ĐIỆN CHẾ ĐỘ A

Thời gian thực hiện chế độ bảo trì ở chế độ A: 01-03 tháng / 1 lần Mục đích đạt được: Kiểm tra và căn chỉnh lại tổng thể máy để bảo đảm máy hoạt động ổn định. Kịp thời phát hiện hoặc tiên lượng những hư hỏng của hệ thống trong thời gian sắp tới. Làm biên bản đề xuất sửa chữa hoặc thay thế thiết bị để chủ đầu tư có phương án xử lý sớm. Nơi thực hiện công tác bảo trì chế độ A: Trực tiếp tại vị trí đặt máy phát điện của công trình.

Nội dung công việc thực hiện như sau:

1- Tiếp nhận máy [có biên bản ghi nhận hiện trạng máy để tiếp nhận và bắt đầu thực hiện check A]. 2- Kiểm tra rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát. 3- Kiểm tra thông số đồng hồ và hệ thống an toàn. 4- Kiểm tra áp lực nhớt. 5- Kiểm tra tiếng động lạ. 5- Kiểm tra hệ thống khí nạp. 6- Kiểm tra hệ thống xã. 7- Kiểm tra ống thông hơi. 8- Kiểm tra độ căng đai của dây curoa 9- Kiểm tra tình trạng cánh quạt. 10- Kiểm tra & điều chỉnh hiệu điện thế. 11- Kiểm tra acquy. 12- Kiểm tra tần số dòng điện. 13 Chạy máy, kiểm tra tổng thể máy phát điện. 14- Vê sinh tổng thể toàn bộ máy. 15- Cân chỉnh máy để đạt hiệu suất cao nhất. 16- chạy thử máy 15 phút. 17- Bàn giao lại máy [có biên bản bàn giao].

II- QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN CHẾ ĐỘ B

Thời gian thực hiện chế độ bảo trì bảo dưỡng ở chế độ B: 12 tháng / 1 lần hoặc 250 giờ máy chạy tùy theo điều kiện nào đến trước. Mục đích đạt được: Thay thế lọc cho máy phát điện. Thay dầu nhớt, Thay nước làm mát chống đông cặn. căn chỉnh hệ thống để máy hoạt động có hiệu suất cao nhất. Vệ sinh sạch sẽ máy phát điện và phòng máy phát điện. Lập báo cáo tình trạng và các đề xuất liên quan đến hệ thống. Nơi thực hiện công tác bảo trì bảo dưỡng chế độ B: Trực tiếp tại vị trí đặt máy phát điện của công trình. Nội dung công việc thực hiện như sau: Tiếp nhận máy [có biên bản ghi nhận hiện trạng máy. Tiếp nhận và và bắt đầu thực hiện quy trình bảo dưỡng chế độ B].

A – HỆ THỐNG GIẢI NHIỆT

1- Sục rửa két nước bằng dung dịch chuyên dụng. 2- Thay nước làm mát chống đông cặn. 3- Xịt rửa dàn dải nhiệt, và vệ sinh bên ngoài két nước. 4- Kiểm tra rò rỉ hệ thống giải nhiệt động cơ. 5- Kiểm tra các hệ thống ống, khớp nối nước làm mát. 6- Kiểm tra dây curoa. 7- Kiểm tra cánh quạt và hệ thống làm mát bằng gió. 8- Kiểm tra cảm biến nhiệt độ.

B- HỆ THỐNG BÔI TRƠN

1- Thay dầu nhớt. 2- Thay lọc dầu. 3- Thay lọc dầu nhánh. 4- Kiểm tra rò rỉ dầu [trên động cơ và trên các lọc]. 5- Kiểm tra nhiệt độ dầu. 6- Kiểm tra áp lực dầu.

C- HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU

1- Kiểm tra tổng thể hệ thống nhiên liệu. 2- Thay lọc nhiên liệu. 3- Thay lọc tách nước. 4- Kiểm tra nhiệt nhiên liệu [cấp và hồi]. 5- Kiểm tra bơm dầu cao áp.

D- HỆ THỐNG KHÍ NẠP

1- Kiểm tra rò rỉ hệ thống khí nạp. 2- Kiểm tra khớp nối [mềm & cứng]. 3- Kiểm tra trạng thái khí nạp [đo áp suất khí nạp – tùy từng máy]. 4- Kiểm tra lọc thông hơi Catte. 5- Thay lọc gió [Đối với lọc gió có thể tái sử dụng 2-3 năm. Kỹ thuật sẽ kiểm tra trước khi thay thế nếu vẫn tốt sẽ tái sử dụng để tiết kiệm chi phí]. 6- Kiểm tra nhiệt độ khí nạp [tùy từng máy mới có].

E- HỆ THỐNG KHÍ THẢI

1- Kiểm tra rò rỉ hệ thống thoát khói. 2- Kiểm tra màu khí thải. 3- Kiểm tra hệ thống lọc khói [tùy từng hệ thống mới có]. 4- Thay thế lọc khói máy phát điện.

G- HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG

1- Kiểm tra Sạc Ác quy [Sạc Diamo và Sạc tự động bằng điện lưới]. 2- Mức nước Axit của Ác quy [đối với Ác quy nước]. 3- Đo điện Áp Ác quy. 4- Kiểm tra độ sụt áp của Ác Quy khi đề máy. 5- Đo nội trở Ác quy. 6- Kiểm tra cực của Ác quy. 7- Kiểm tra hệ thống giây điện nối Ác Quy. 8- Kiểm tra củ đề.

H- ĐỘNG CƠ

1- Kiểm tra tổng thể trước khi chạy máy. 2- Kiểm tra tổng thể trong quá trình chạy máy. 3- Kiểm tra tiếng động lạ trong quá trình chạy máy. 4- Kiểm tra độ rung của máy trong quá trình chạy. 5- Kiểm tra các chỉ số trên bảng điều khiển. 6- Căn chỉnh cài đặt các thông số về theo chuẩn máy phát điện.

I- ĐẦU PHÁT ĐIỆN

1- Kiểm tra kết nối tiếp xúc cáp động lực. 2- Kiểm tra hệ thống làm mát của đầu phát. 3- Đo độ cách điện cuộn dây.

K- BẢNG ĐIỀU KHIỂN

1- Kiểm tra tổng thể bảng điều khiển, kết nối dây, các phím bấm, Thông số hiển thị. 2- Kiểm tra lại lịch sử các lỗi ECU. 3- Kiểm tra các các trạng thái cảnh báo.

F- VẬN HÀNH CHẠY THỬ BÀN GIAO

1- Kiểm tra tiếng động lạ. 2- Chế độ thử Manual / Auto. 3- Số giờ vận hành. 4- Kiểm tra tốc độ, Tần số, điện áp, Dòng điện, Áp suất, Nhiệt độ, Công suất, … 5- Vệ sinh tổng thể [máy phát điện + Phòng máy]. 6- Bàn giao máy lại cho chủ đầu tư. 7- Ký biên bản. 8- Báo cáo [Gửi biên bản bảo trì bảo dưỡng+ Biên bản đề xuất].

III- ĐƠN VỊ BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG UY TÍN

Hãy lựa chọn những đơn vị có đội ngũ kỹ thuật được đào tạo chuyên môn. Thực hiện đúng và đủ quy trình bảo dưỡng máy phát điện. Để tổ máy đạt Hiệu suất và công suất cao nhất, ổn định nhất. Công ty Hoàng Hà tự hào là đơn vị có đội ngũ kỹ thuật thực sự có chất lượng. Được đào tạo chính quy, chuyên sâu về máy phát điện. Thực hiện dịch vụ đúng và đủ các bước theo tiêu chuẩn của hãng, Tư vấn và làm việc chân tình, nhiệt huyết và có tâm. Với sự hiểu biết sâu sắc về máy phát điện của chúng tôi chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách.

IV – HỖ TRỢ KỸ THUẬT MÁY PHÁT ĐIỆN

Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật máy phát điện qua điện thoại: Giờ hành chính các ngày trong tuần. Hỗ trợ giải đáp sự cố máy phát điện Qua điện thoại: Giờ hành chính các ngày trong tuần. Hỗ trợ khảo sát khắc phục sự cố trực tiếp tại công trình: Theo lịch hẹn với quý khách hàng.

CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HOÀNG HÀ

Tel: 024 668 00 666 Phone & Zalo: 0977 491 562 – Ms. Lâm Email: hoanghapower@gmail.com Sky: lenamdna68 Website: //hoanghapower.com

Chủ Đề