Bài toán chương 3 4 hoá học 12

03.Mẫu lời Cam đoan - ádasda - Fundamentos De Derecho Administrativo. Del Derecho Del Poder Al Derecho De Los Ciudadanos

  • Sờ píc king của chúng ta - kien thuc

Preview text

CHƯƠNG III : AMIN – AMINO AXIT – PEPTIT VÀ

PROTEIN

BÀI: AMIN

I/ Khái niệm, phân loại, đồng phân, danh pháp :

  1. Khái niệm : Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH 3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin.
  2. Phân loại : a. Theo gốc hiđrocacbon :
  3. Amin no mạch hở [amin béo] : CH 3 NH 2 , C 2 H 5 NH 2 , ...
  4. Amin không no, mạch hở : CH 2 = CH – NH 2 , ...
  5. Amin thơm và amin có vòng thơm : C 6 H 5 NH 2 , C 6 H 5 CH 2 NH 2 , CH 3 C 6 H 4 NH 2 , ... b. Theo bậc của amin : [**] Bậc của amin thường được tính bằng số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử nitơ hoặc tính bằng số nguyên tử H trong phân tử NH 3 bị thay thế. Ví dụ : + Amin bậc 1 như C 2 H 5 NH 2 , C 6 H 5 NH 2 , ...
    • Amin bậc 2 như CH 3 – NH – CH 3 , C 2 H 5 – NH – C 2 H 5 , ...
  6. Amin bậc 3 như ...
  7. Đồng phân, danh pháp : Tên các amin thường được gọi theo tên gốc – chức [gốc hiđrocacbon
  8. chức amin] và tên thay thế.
  9. Tên thay thế :
  10. Với amin bậc 1 : vị trí nhánh - tên nhánh + tên mạch chính [ankan tương ứng] – vị trí nhóm amin + “amin”.
  11. Với amin bậc 2 và 3 : chọn mạch dài nhất làm mạch chính, N - tên gốc Hidrocacbon + tên mạch chính [ankan tương ứng] – vị trí nhóm amin + “amin”.
  12. Tên gốc chức : tên gốc Hidrocacbon + “amin”. ** Bảng : tên gọi và đồng phân của một số amin no, đơn chức, mạch hở : CmH2m+3N [m ≥ 1]
    • CT tính tổng đồng phân amin no, đơn, hở = 2m-1 [1≤ m ≤4]
  13. CT tính tổng đồng phân amin no, đơn, hở bậc 1= 2m-2 [2≤ m ≤4] CTPT Công thức cấu tạo Tên gốc – chức Tên thay thế CH 5 N [M = 31] 1đp

CH 3 NH 2 [bậc 1] Metylamin Metanamin

C 2 H 7 N [M = 45] 2đp [ bậc 1 và 1 bậc 2]

  1. CH 3 CH 2 NH 2 [bậc 1] Etylamin Etanamin
  2. CH 3 NHCH 3 [bậc 2] Đimetylamin N – metylmetanamin

C 3 H 9 N [M = 59] 4đp [ bậc 1, 1 bậc 2 và 1 bậc 3]

  1. CH 3 CH 2 CH 2 NH 2 [bậc 1] Propylamin Propan – 1 – amin
  2. [bậc 1]

Isopropylamin Propan – 2 – amin

  1. CH 3 – NH – C 2 H 5 [bậc 2] Etylmetylamin N – metyletanamin
  2. [bậc 3]

Trimetylamin N,N – đimetylmetanamin

C 4 H 11 N [M = 73] 8 đp [ 4 bậc 1, 3 bậc 2 và 1 bậc 3]

  1. CH 3 CH 2 CH 2 CH 2 NH 2 [bậc 1] Butylamin Butan – 1 – amin
  2. [bậc 1]

Isobutylamin 2 – metylpropan – 1 – amin

  1. [bậc 1]

Sec – butylamin Butan – 2 – amin

  1. [bậc 1]

Tert – butylamin 2 – metylpropan – 2 – amin

  1. CH 3 – NH – CH 2 CH 2 CH 3 [bậc 2] Metylpropylamin N – metylpropan – 1 – amin
  2. [bậc 2]

Isopropylmetylamin N – metylpropan – 2 – amin

  1. CH 3 CH 2 – NH – CH 2 CH 3 [bậc 2] Đietylamin N – etyletanamin
  2. [bậc 3]

Etylđimetylamin N,N – đimetyletanamin

** Các amin khác thường gặp : CTCT Tên gốc – chức Tên thay thế Tên thường C 6 H 5 NH 2 [M = 93] Phenylamin Benzenamin Anilin H 2 N[CH 2 ] 6 NH 2 Hexametylenđiamin Hexan – 1,6 – điamin

II. Tính chất vật lí :

  • CH 3 NH 2 , [CH 3 ] 2 NH , [CH 3 ] 3 N , C 2 H 5 NH 2 là những chất khí ở điều kiện thường, mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước.
  • Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.
  • Các amin thơm là những chất lỏng hoặc chất rắn và dễ bị oxi hóa. Khi để trong không khí các amin thơm bị chuyển từ không màu sang màu đen vì bị oxi hóa.
  • Các amin đều độc. Amin có trong thuốc lá gây ra bệnh phổi là Nicotin. III. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học :

2 + 3 2 2 2 2 C H N + 6 + 3 nCO + 2 + 3 + 1 n n 4 2 2

n O  n H O N

[1]nCO 2 + n N 2 + n a min= nH O 2 ; [2] nH O 2 - n CO 2 = 1,5namin

[3] 2

2 2

C = CO- n 1, H O CO

n soá n  ; [4] nO 2  n CO 2 + 12 nH O 2 = 1,5n CO 2 + 1,5nN 2

 nO 2  n CO 2 + 12 nH O 2 công thức này dùng cho mọi amin.

BÀI : AMINO AXIT

  1. Khái niệm : Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino [NH 2 ] và nhóm cacboxyl [COOH].  Cách gọi tên :
  • Tên thay thế : Axit + số chỉ vị trí nhóm amino [2,3,4,5,6,7 ...] – “amino” + tên thay thế axit.
  • Tên bán hệ thống : Axit + số chỉ vị trí nhóm amino [α,β,γ,δ,ε,ω ...] – “amino” + tên thường axit.  Bảng : Tên gọi của một số amino axit thường gặp CTPT + PTK CTCT Tên thay thế Tên bán hệ thống thườTênng hi Kíệu C 2 H 5 NO 2 [M = 75]

H 2 N – CH 2 – COOH Axit 2 – aminoetanoic Axit aminoaxetic Glyxin Gly C 3 H 7 NO 2 [M = 89]

Axit 2 – aminopropanoic

Axit α – aminopropionic

Alanin Ala C 5 H 11 NO 2 [M = 117]

Axit 2 – amino – 3 - metylbutanoic Axit α – aminoisovaleric

Valin Val C 5 H 9 NO 4 [M = 147]

Axit 2 – aminopentan – 1,5 – đioic Axit α – aminoglutaric

Axit glutamic

Glu C 6 H 14 N 2 O 2 [M = 146]

Axit 2,6 – điaminohexanoic Axit α,ε – điaminocaproic

Lysin Lys

II. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học :

  1. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí : Phân tử amino axit có nhóm cacboxyl [COOH] thể hiện tính axit và nhóm amino [NH 2 ] thể hiện tính bazơ, nên thường tương tác với nhau tạo ra ion lưỡng cực :

Do các amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực , nên ở điều kiện thường chúng là chất rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao [phân hủy khi nóng chảy]. Không màu và có vị ngọt. 2. Tính chất hóa học : a. Tính chất lưỡng tính : + Tính axit [td với bazơ]: H 2 N – CH 2 – COOH + NaOH → H 2 N – CH 2 – COONa + H 2 O

  • Tính bazơ [td với axit]: HOOC – CH 2 – NH 2 + HCl → HOOC – CH 2 – NH3+Cl- b. Tính axit – bazơ của dung dịc amino axit : [NH 2 ]x – R – [COOH]y với x = y → quỳ tím không đổi màu. x > y → quỳ tím chuyển màu xanh. x < y → quỳ tím chuyển màu đỏ. c. Phản ứng riêng của nhóm COOH : phản ứng este hóa Tương tự axit cacboxylic, amino axit phản ứng với ancol khi có mặt axit vô cơ mạnh, sinh ra este. Thí dụ :

Thực ra, este hình thành ở dưới dạng muối Cl- H 3 N+ - CH 2 – COOC 2 H 5 d. Phản ứng trùng ngưng : Khi đun nóng, các ε – hoặc ω – amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo ra polime thuộc loại poliamit. Trong phản ứng này, OH của nhóm COOH ở phân tử amino axit này, kết hợp với H của nhóm NH 2 ở phân tử amino axit kia thành nước và sinh ra polime do các gốc amino axit kết hợp lại với nhau. Thí dụ :

III. Ứng dụng :

  • Các amino axit thiên nhiên [hầu hết là các α- amino axit] là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống.
  • Muối mononatri glutamat HOOC – CH 2 – CH 2 – CH[NH 2 ] – COONa dùng làm bột ngọt [mì chính], axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.
  • Các axit 6 – aminohexanoic [axit ε – aminocaproic] và 7 – aminoheptanoic [ω – aminoenantoic] là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon như nilon – 6 , nilon – 7 , ...

Ví dụ : 4. Tính chất hóa học : a. Tính chất vật lí : thường ở thể rắn, nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan trong nước. b. Tính chất hóa học :  Phản ứng màu biure : Peptit có ≥ 2 liên kết peptit + Cu[OH] 2 /OH- → phức màu tím đặc trưng [phản ứng phân biệt giữa đipeptit với peptit có 2 liên kết trở lên].  Phản ứng thủy phân : [1] Trong môi trường axit : n-peptit + [n-1]H 2 O + nHCl → n - muối clorua [2] Trong môi trường kiềm : n-peptit + nNaOH → n – muối natri của + 1H 2 O

II. PROTEIN

  1. Khái niệm : Protein là những polipeptit cao phân tử, có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
  2. Phân loại :
  3. Protein đơn giản : là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α – amino axit, thí dụ : anbumin của lòng trắng trứng, fibroim của tơ tằm, ...
    • Protein phức tạp : là loại protein được tạo từ protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein” nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...
  4. Cấu tạo phân tử :
  5. Tương tự peptit, phân tử protein được tạo từ nhiều gốc α – amino axit nối với nhau bằng liên kết peptit, nhưng phân tử protein lớn hơn, phức tạp hơn [n > 50, n là số gốc α – amino axit].
  6. Các phân tử protein khác nhau không những bởi các gốc α – amino axit khác nhau mà bởi còn số lượng, trật tự sắp xếp của chúng khác nhau. Vì vậy, từ trên 20 α – amino axit khác nhau tìm thấy trong thiên nhiên có thể tạo ra một số rất lớn các phân tử protein khác nhau.
  7. Tính chất vật lí :
  8. Protein dạng hình sợi : keratin của tóc, móng, sừng,... tơ tằm, tơ nhện, không tan trong nước.
  9. Protein dạng hình cầu : anbumin của lòng trắng trứng, hemoglobin [hông cầu], ... tan trong nước tạo thành dung dịch keo và đông tụ lại. Sự đông tự và kết tủa protein cũng xảy ra khi cho axit, bazơ hoặc một số muối vào dd protein.
  10. Tính chất hóa học :
  11. Tương tự peptit, protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim sinh ra các chuỗi peptit và cuối cùng thành các α – amino axit.

Protein có phản ứng màu biure với Cu[OH] 2. Màu tím đặc trưng xuất hiện là màu của sản phẩm phức tạp giữa protein và ion Cu2+. Đây là một trong các phản ứng dùng để phân biệt protein.

Chủ Đề