Bao lâu nên thay túi rác

Rác thải nhựa đang là hiểm họa môi trường toàn cầu. Cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra.

Rác thải nhựa là gì?

Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene [PE] sau khi sử dụng trở thành rác thải. Trong rác thải sinh hoạt còn có các loại nhựa khác cũng có chứa các loại nhựa phế thải. Rác thải ni lông thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là nhựa PE.

Mất bao lâu để rác thải nhựa có thể phân hủy?

Chúng ta thường nghĩ các loại rác thải sau khi bị vứt đi sẽ vào các khu xử lý rác, thiệt ra thì một phần lớn chúng sẽ đến những bãi chôn lấp và thậm chí tệ hơn là tuồn ra đại dương. Nhưng điều gì thực sự xảy ra với mảnh rác đó và nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường của chúng ta trong bao lâu?

Loại rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất chính là nhựa, vì chúng rất khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Loại rác thải này có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một ví dụ điển hình là chai nhựa đựng nước bạn uống hằng ngày chẳng hạn, chúng có thể tồn tại lên đến 10 thế kỷ. Và khi chúng bị phân rã không có nghĩa là đã bị loại trừ hoàn toàn, chỉ là từ một mảnh lớn bây giờ chúng tách thành những mảnh nhỏ xíu và tiếp tục phá hủy đại dương từng chút một.

Infographic sau đây sẽ cho chúng ta biết các loại rác thải nhựa được hình thành từ đâu và vòng đời của chúng kéo dài bao lâu.

Bao nhựa mất đến 10-100 năm để phân hủy.
Bàn chải đánh răng thường làm từ nhựa cứng và nylon, mất trên 500 năm để phân hủy.
Túi nhựa dày nếu để nằm sâu bên dưới một bãi rác thì nó có thể tồn tại vô thời hạn.
Mỗi năm có đến 0,8 tỷ kg rác thải từ điếu thuốc lá được thải ra môi trường.
Trung bình trong suốt cuộc đời một người phụ nữ sẽ tạo ra 28.189kg chất thải từ băng vệ sinh.
Những thông số khác về rác thải nhựa trên thế giới.

Nguồn:

Ai cũng biết rằng tình trạng rác thải nhựa trên thế giới hiện đang gây ra rất nhiều những tác động tiêu cực đến môi trường sống của chúng ta. Vậy cụ thể những ảnh hưởng này là gì, có biện pháp nào để chống lại ô nhiễm rác thải nhựa không? Đọc ngay bài viết sau của An Phát Holdings để nắm được tình hình thực tế và cùng chung tay bảo vệ môi trường bạn nhé! 

1. Thực trạng của rác thải nhựa trên thế giới

Rác thải nhựa là tổng hợp toàn bộ vật dụng làm bằng nhựa [mà chủ yếu là nhựa PE] được thải ra môi trường. Đặc tính của rác thải nhựa là chúng không thể phân hủy được trong nhiều môi trường và tồn tại trong thời gian rất dài. Cụ thể:

  • Chai nước: Phân hủy sau 450 – 1000 năm.
  • Ống hút: Phân hủy sau 100 – 500 năm.
  • Cốc, ly nhựa: Phân hủy sau 50 – 200 năm.
  • Túi nhựa, túi ni lông: Phân hủy sau 500 – 1000 năm.
  • Bỉm, tã lót: Phân hủy sau 250 – 500 năm.
Mất bao lâu để các sản phẩm từ nhựa có thể bị phân hủy? [Nguồn ảnh: khoahoc.tv]

Lượng rác thải xả trực tiếp ra môi trường lại quá lớn

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi năm cả thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có khoảng 13 triệu tấn bị đổ ra biển. Cụ thể hơn, mỗi phút có khoảng 1 triệu chai nhựa và 5000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. 

Trong số rác thải nhựa được thải ra có tới 79% là bị chôn lấp hoặc vứt ra môi trường, 12% là bị đốt, chỉ có 9% trong số đó được tái chế.

Có thể nói tình trạng gia tăng chóng mặt của rác thải nhựa đang ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp lên đời sống con người. Ô nhiễm môi trường kéo theo đó là biến đổi khí hậu và hàng loạt bệnh tật nguy hiểm làm cuộc sống của con người ngày càng bị đe dọa nặng nề. 

Và thực tế cho thấy, nếu chúng ta không đồng lòng cùng nhau bắt tay vào thay đổi từ chính mình thì tương lai không xa nữa rất có thể con người sẽ khó mà tồn tại được tiếp trên hành tinh này.

Trung Quốc hiện là quốc gia thải nhiều rác ra biển nhiều nhất với 8,8 triệu tấn mỗi năm. Tiếp theo là Indonesia, Philippines và Việt Nam đứng thứ tư với 1,8 triệu. [Nguồn ảnh: cloudfront]

2. Tác hại của rác thải nhựa đến trái đất

Để có thể hình dung rõ hơn về sự nguy hiểm của rác thải nhựa trên thế giới thì phải kể đến tác hại mà nó gây ra cho con người, cho trái đất, cụ thể như sau:

  • Đồ nhựa chứa nhiều chất độc hại với sức khỏe con người: Đa phần các loại ống hút, túi nilon, cốc nhựa dùng 1 lần… khi tiếp xúc với nhiệt độ cao đều có nguy cơ thôi nhiễm chất độc như cadimi, chì… gây nguy cơ ung thư cao.
  • Rác thải nhựa khi chôn lấp sẽ làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Khi con người sử dụng nước sinh hoạt bị ô nhiễm này sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh như ảnh hưởng đường tiêu hóa, ung thư…
  • Rác thải nhựa khi đốt sẽ sinh ra khí thải có chứa Dioxin và furan – là những chất cực độc với sức khỏe con người. Có thể khiến chúng ta bị giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và thậm chí là dẫn đến nguy cơ ung thư cao nếu tiếp xúc thường xuyên.
  • Rác thải nhựa khi đổ xuống biển sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển, ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 1,5 triệu sinh vật biển, phá hủy hệ cân bằng sinh thái của biển.
Rác thải nhựa ảnh hưởng nghiêm trọng đến hơn 1,5 triệu sinh vật biển. [Nguồn ảnh: moitruong.com]

Như vậy, rác thải nhựa không chỉ phá hủy môi trường sống, ảnh hưởng đến các sinh vật khác, mà hơn cả, nó đang ngày càng ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến sức khỏe của chính chúng ta.

3. Biện pháp chống rác thải nhựa

Hiện nay, nhiều quốc gia đã nhận ra tầm ảnh hưởng quan trọng của rác thải nhựa trên thế giới và bắt đầu có những hành động thiết thực. 

  • Châu Âu và Anh đã cấm sử dụng bông ngoáy tai, ống hút làm bằng nhựa và các sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần như dao kéo và túi nilon….
  • Ấn Độ cam kết đến năm 2020 sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần. 
  • Cùng với đó là nhiều quốc gia khác như Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia… đã tiến hành kêu gọi người dân nâng cao ý thức, đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích những dự án tái chế rác thải nhựa…

Việt Nam hành động thiết thực trong các biện pháp chống rác thải nhưa

Cùng với xu thế tất yếu của thế giới, những năm trở lại đây Việt Nam đã bắt đầu có những hành động thiết thực trong việc chống lại ô nhiễm rác thải nhựa. 

Đáng ghi nhận nhất có lẽ là sự vào cuộc quyết liệt từ Chính phủ với hành động thay chai nhựa dùng 1 lần bằng cốc thủy tinh trong các cuộc họp quốc hội. 

Kết quả là ý thức của một bộ phận lớn người dân bắt đầu nâng cao, nhiều phong trào ý nghĩa ra đời như nói không với túi nilon, cốc nhựa dùng 1 lần… Nhiều người dân bắt đầu chuyển sang sử dụng các sản phẩm hữu cơ thay thế cho túi nhựa, cốc nhựa, chai nhựa… 

Các cuộc họp Quốc hội đã tiến hành sử dụng chai cốc nước thủy tinh thay cho chai nhựa. [Nguồn ảnh: Kenh14]

Cần sự quyết tâm của toàn dân và lãnh đạo

Các quốc gia đều cần phải đồng lòng từ trên xuống dưới. Mỗi người dân đều phải nâng cao ý thức và dần có những hành động thiết thực:

  • Chính quyền cần phải xác định việc đẩy lùi rác thải nhựa là mục tiêu quan trọng, cấp thiết và cần phải tự xây dựng được lộ trình chi tiết nhằm đẩy lùi rác thải nhựa.
  • Các công ty, doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm với môi trường, cần chung tay với nhau để nâng cao nhận thức về mức độ nguy hại của rác thải nhựa. Đồng thời có các biện pháp cụ thể như hạn chế đồ nhựa, thay thế đồ nhựa bằng đồ dùng thân thiện với môi trường…
  • Cuối cùng là mỗi cá nhân cần thay đổi chính mình: tiến hành dùng túi vải, đồ bằng gốm, sứ… thay cho đồ nhựa dùng 1 lần. Nếu bắt buộc hãy sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco để thay thế. 
Sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người dùng

AnEco là thương hiệu sản phẩm thuộc tập đoàn An Phát Holdings hướng tới các sản phẩm thân thiện và bảo vệ môi trường.

Tốc độ phá hủy môi trường của rác thải nhựa trên thế giới sẽ ngày càng trầm trọng nếu như chúng ta không có các biện pháp thiết thực để ngăn chặn. Vì thế, ngay từ hôm nay, hãy bắt đầu từ những hành động đơn giản như: hạn chế dùng túi nilon, đồ nhựa dùng 1 lần, thay bằng các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường nhé.

Video liên quan

Chủ Đề