Bánh tét thường được gói bằng lá nào sau đây

Vào đời vua Hùng thứ 6, nhà vua muốn tìm một loại lễ vật để cúng Tiên Vương. Trong khi những người con khác mang đến sơn hào hải vị, thì chàng hoàng tử thứ mười tám là Lang Liêu khi được thần nhân mách bảo, đã mang đến hai món bánh ngon làm từ hạt gạo thân thuộc là bánh chưng và bánh giầy.

Tượng trưng cho Đất, chiếc bánh chưng có hình dáng vuông vức, đẹp mắt, nhân bên trong là thịt mỡ với đậu xanh, bên ngoài là những hạt nếp chắc mẩy được gói cẩn thận bằng lá dong và luộc chín.

Tượng trưng cho Trời, bánh giầy tròn, trắng muốt được làm từ nếp quết nhuyễn, dẻo và thơm. Hai chiếc bánh là Trời Đất, ôm lấy vạn vật, là công ơn dưỡng dục của cha mẹ, chẳng gì trên đời này có thể sánh bằng.

Đặc điểm của bánh chưng, bánh giầy

Một chiếc bánh chưng đẹp và chuẩn có hình vuông đều các cạnh, mỗi cạnh thường trên 20cm, độ dày 5 - 6 cm. Bên ngoài bánh được gói bằng hai đến ba lớp lá dong đã được tuyển chọn, rửa sạch và buộc bằng 4 hoặc 6 lạt dang.

Bánh giầy có hình tròn, có độ dẻo và dai do được đồ kỹ rồi giã trong cối cho đến khi dẻo quánh. Bánh có đường kính từ 5 - 7cm, độ dày 1 - 2cm. Khi làm xong, bánh sẽ được gói trong lá chuối tươi và ăn cùng chả lụa.

Tham khảo một số công thức làm bánh giầy cực ngon cho ngày Tết thêm tròn vị

2 Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy

Tượng trưng cho Đất Trời

Là một dân tộc với nền văn minh lúa nước lâu đời, mỗi món ăn của người Việt Nam luôn có một câu chuyện, một sự tích đi kèm - bánh chưng bánh giầy cũng không phải là ngoại lệ.

Khi xuất hiện trong giấc mơ của Lang Liêu và mách bảo chàng, thần nhân đã giảng giải cặn kẽ về nguyên liệu làm nên chiếc bánh là gạo - hạt ngọc Trời nuôi nấng tâm hồn người Việt.

Hơn nữa, bánh chưng hình vuông, bánh giầy hình tròn chính là sự đại diện cho Đất Trời, hai thứ mà nhân dân tôn thờ, luôn ôm lấy, bao bọc và che chở nhân dân.

Thể hiện sự yêu thương

Chẳng phải tự nhiên mà bánh chưng, bánh giầy được chọn là những món ăn đặc biệt quan trọng dịp Tết. Chỉ cần nhìn thấy hình dáng bên ngoài, bạn cũng có thể cảm nhận được sự tỉ mỉ, công phu của người đã làm nên chiếc bánh.

Chiếc bánh chưng được gói vuông vức, cẩn thận, những hạt nếp được lựa chọn tỉ mỉ khi phải đều nhau tăm tắp, chẳng sức mẻ.

Đậu xanh vàng óng, đã được tách vỏ, thịt heo phải có chút nạc chút mỡ mới thật ngon, lá dong chỉ chọn những lá xanh mượt, bản to và đều nhau. Đặc biệt, bánh chưng phải được gói bằng lá dong thì mới đúng điệu.

Chính nhờ đôi bàn tay khéo léo, tình yêu thương vô bờ gói trọn trong những chiếc bánh chưng, bánh giầy càng khiến cho món bánh càng trở nên đặc biệt và đáng quý hơn.

Thể hiện cho vũ trụ, nhân sinh

Trong tín ngưỡng phồn thực của người Việt ta, bánh giầy tượng trưng cho âm, bánh chưng đại diện cho dương.

Trên mâm cúng ngày lễ, bánh giầy dành cho mẹ Tiên, bánh chưng dành cho cha Rồng - những nhân vật truyền thuyết đã tạo nên dân tộc Lạc Việt sau này.

Sự kết hợp của hai loại bánh này trong ngày Tết thể hiện mong muốn sự sinh sôi nảy nở ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Thể hiện sự no đủ, thịnh vượng

Một chiếc bánh chưng gồm đủ các nguyên liệu từ động vật đến thực vật như thịt mỡ, đậu xanh, gạo nếp, lá dong thể hiện sự sung túc, ấm no. Bánh giầy với hình tròn đầy đặn chính là sự đầy đủ, trọn vẹn trong cuộc sống.

Tuy đó là những điều nhỏ bé, đơn giản nhưng lại là tất cả những mong cầu của người dân vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

3 Nguồn gốc và đặc điểm của bánh tét

Nguồn gốc của bánh tét

Từ "thuở mang gươm đi mở cõi" ở vùng đất phương Nam, người Việt đã có cơ hội tiếp thu không chỉ văn hoá mà còn là nền ẩm thực vô cùng đặc sắc của người Chăm Pa.

Trải qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, chiếc bánh tét mà ngày nay người miền Nam và miền Trung vẫn hay nấu mỗi dịp Tết, ra đời từ sự hình tượng hóa Linga của thần Shiva theo tín ngưỡng người Chăm.

Hơn nữa, nhờ tín ngưỡng đa thần của nền văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng Phồn thực, thờ thần lúa, mà ta có bánh tét của ngày hôm nay.

Ngoài nguồn gốc trên, còn có một gia thoại khác kể rằng vào thời Vua Quang Trung đánh giặc Thanh vào mùa xuân năm 1789, khi cho quân nghỉ ngơi, nhà vua được một người lính mời và đã được nếm thử chiếc bánh lạ này.

Thấy được tình yêu thương với người vợ, với quê nhà và chiếc bánh của người lính, từ đó, vua ra lệnh cho mọi người gói bánh này ăn vào dịp Tết và gọi là bánh Tết. Qua thời gian, tên gọi của bánh được đọc lái thành bánh tét như ngày nay.

Đặc điểm của bánh tét

Với hình dáng trụ tròn cao khoảng 20 - 25cm, bánh tét còn được gọi là bánh đòn vì vẻ bề ngoài của nó. Bánh được gói bằng lá chuối còn tươi, nguyên vẹn và xanh mướt, quấn chặt xung quanh bằng gân lá. Thông thường, hai đòn bánh tét sẽ được nối với nhau bằng gân lá chuối thành một cặp.

Có điểm tương đồng với bánh chưng về phần nhân bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ, chỉ khác với lớp lá chuối bên ngoài. Ngoài ra, bánh tét còn được gói chay với nhân đậu xanh, đậu đen hay chuối với đủ mọi kích cỡ khác nhau, vô cùng đa dạng.

4 Ý nghĩa của bánh tét

Thể hiện truyền thống dân tộc

Vào những ngày đất nước còn loạn lạc, những chiếc bánh tuy đơn giản nhưng lại làm no bụng, ấm lòng người lính nơi tiền tuyến, giúp họ chuyên tâm đánh giặc hơn.

Nhờ chiếc bánh đó, tình cảm của vợ chồng giành cho nhau càng thêm khắng khít, tình yêu dành cho quê hương càng nồng đượm hơn.

Vua Quang Trung không chỉ có tài đánh giặc giỏi, ngài còn là người biết nghĩ đến truyền thống dân tộc khi ra lệnh cho nấu nên những chiếc bánh Tết này mỗi dịp Tết để nhắc nhở con cháu đời sau phải biết quý trọng hơn về cội nguồn của mình.

Thể hiện sự bao bọc, yêu thương

Vào những ngày giáp Tết, hình ảnh bà và mẹ tỉ mẩn gói đừng đòn bánh tét, đặt trọn tình yêu thương vào những chiếc bánh mà mình làm ra.

Từng lớp bánh bao bọc lấy nhau, đậu bọc lấy nhân, nếp bọc lấy đậu và lớp lá chuối thơm lừng bao lấy cả đòn bánh một cách nhẹ nhàng, nâng niu như tình cảm của người mẹ bao bọc lấy đàn con của mình.

Bánh tét có thể được làm và được ăn suốt năm, nhưng chiếc bánh tét ngày Tết mới thật ý nghĩa. Cũng giống như người mẹ nào cũng mong con về nhà, nhất là những dịp Tết đến Xuân sang.

Thể hiện sự ấm no, hạnh phúc

Mỗi một nguyên liệu được gói trong bánh tét đại diện cho một nguyên liệu cần thiết trong đời sống. Thịt mỡ, đậu xanh và nếp được quyện chặt vào nhau, tạo nên một món bánh mà người Nam bộ nào cũng yêu thích.

Những khoanh bánh tét được cắt ra bằng gân lá, lộ rõ phần nhân đầy đặn bên trong rồi trang trọng đặt lên bàn thờ, mâm cúng của người dân với mong ước năm nào cũng được ấm no, hạnh phúc và đủ đầy.

Bộ 3 nồi inox 5 đáy Kangaroo KG876

1.160.000₫ 1.440.000₫ -19%

Nồi luộc gà inox 3 đáy Sunhouse SH28LG

Nồi inox 5 đáy Kangaroo KG876XL

Nồi inox 3 đáy Sunhouse SHG300-32

Nồi inox 3 đáy Sunhouse SHG300-30

Nồi nhôm anod Sunhouse SHG2732SA

Nồi ủ nhiệt đa năng Comet CM7661

1.010.000₫ 1.090.000₫ -7%

Nồi inox 3 đáy Fivestar FSN 28IN1

Nồi nhôm anod Sunhouse SHG2730SA

Nồi nhôm oxy hoá mềm Supor HT08008-8

Nồi inox 3 đáy Fivestar N30-3D

Bộ nồi xửng inox 3 đáy Fivestar ST28-3DG

Xem thêm

Với những thông tin mà Điện máy XANH bạn đến, bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của bánh chưng bánh giầy và bánh tét. Chúc bạn sẽ có một mùa Tết thật ấm cúng bên gia đình và thưởng thức những món bánh ngon theo cách trọn vẹn nhất.

Biên tập bởi Nguyễn Thanh Ngân • 02/01/2022

Đã từng rất nhiều khách du lịch Miền Tây đã thử đặc sản bánh tét miền Tây đều không quên hương vị và màu sắc, hấp dẫn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của PasGo để biết thêm các loại bánh tét nổi tiếng ở đây nhé!

Bánh tét - Món ăn truyền thống của người Việt Nam

1. Bánh tét thường

Bánh tét thường – Loại bánh truyền thống đặc sản miền Tây

Bánh tét thường sử dụng gạo nếp trắng, đậu xanh và thịt heo làm nhân. Bánh tét miền tây thường được gói bằng lá chuối nhiều hơn là lá dong vì lá chuối mang đến mùi thơm đặc trưng của loại bánh này. Lúc mới gói lớp lá bên ngoài có màu xanh, nhưng sau khi nấu chín thì sẽ ngả sang màu vàng nâu và lớp ngoài cùng của nhân bánh sẽ được in màu xanh của lá. Miếng bánh khi cắt ra trông đẹp sẽ mắt và ngon hơn.

Bánh tét thường

2. Bánh tét lá dứa

Bánh tét miền Tây thơm ngon từ lá dứa

Chắc hẳn các bạn đã biết lá dứa là nguyên liệu được sử dụng như một loại phẩm màu tự nhiên rất an toàn cho sức khỏe. Rất nhiều món bánh của người miền Tây đã sử dụng nguyên liệu này để làm cho chúng hấp dẫn hơn như bánh đúc, bánh bò, bánh da lợn,.... và bánh tét miền tây cũng không ngoại lệ

Bánh tét lá dứa có hình dạng giống bánh tét thường, tuy nhiên lớp bánh bên trong sẽ có màu xanh của lá dứa. Đặc biệt là bánh sẽ có mùi hương của lá dứa thơm và hấp dẫn hơn nhờ màu xanh mát bắt mắt.

Bánh tét lá dứa rất thơm ngon

3. Bánh tét lá cẩm

Bánh tét miền Tây độc đáo từ màu sắc và hương vị

Khác với màu xanh của bánh tét lá dứa, bánh tét lá cẩm có màu tím rất độc đáo và đẹp mắt. Đây là loại bánh được rất nhiều người yêu thích không chỉ bởi có màu sắc đẹp mà còn có hương vị rất quyến rũ. Loại bánh đặc sản miền tây này được làm bằng nhiều loại nhân khác nhau như lạp xưởng, tôm khô, lòng đỏ hột vịt muối, giò heo,...

Bánh tét lá cẩm ngon từ quy trình chế biến cầu kỳ

Khi làm bánh tét lá cẩm, người dân phải là người khéo léo, cẩn thận thì mới làm được những chiếc bánh ngon nhất. Chọn gạo là khâu rất quan trọng quyết định đến mùi thơm và độ dẻo của bánh, vì vậy phải chọn loại nếp không bị pha các loại gạo khác. Lá cẩm sau khi mua về phải rửa sạch và nấu lấy nước để làm màu cho bánh.

Bánh tét nếp cẩm có hương vị rất đặc biệt

Đậu xanh có thể chọn loại có vỏ hoặc không vỏ đều được, tuy nhiên đậu phải bở và thơm thì bánh mới ngon. Gạo được vo sạch sau đó trộn cùng nước lá cẩm, nước cốt dừa và nêm thêm muối, đường cho vừa miệng và đem xào trên bếp khoảng 1 tiếng. Bước này sẽ giúp cho màu của lá cẩm ngấm đều vào các hạt gạo nếp được nấu gần chín. Đây cũng là bước rất quan trọng trong quá trình làm thành chiếc bánh tét lá cẩm đấy

 Sau khi xào xong nhân thì tiến hành gói bánh với lá chuối, buộc lạt thật chắc để khi luộc bánh không bị bung ra. Các bạn nên luộc bằng củi thì bánh sẽ dẻo và ngon hơn. Chắc chắn bánh tét lá cẩm sẽ làm bạn thấy hấp dẫn khi cắt thành từng lát với màu tím đẹp mắt.

Bánh tét lá cẩm rất đẹp mắt

4. Bánh tét gấc

Gấc là một loại thực phẩm có màu đỏ, chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe con người. Ở miền bắc mọi người thường sử dụng gấc để đồ xôi, đây là món ăn thường được làm để cúng vào các dịp đầu tháng với mong muốn tháng mới “đỏ như gấc”. Còn với người dân miền tây thì họ lại sử dụng loại quả này để làm bánh tét. Bánh tét được làm từ gấc có màu đẹp, nhân bánh tét gấc có vị ngọt, thường làm bằng chuối hoặc đậu xanh. Bánh có nguồn gốc ở Đồng Tháp với nhân đậu xanh, hạt sen, sau này thì được người dân ở đây học theo và làm bằng nhiều loại nhân khác nhau.

Bánh tét gấc – một loại bánh đặc sản miền Tây có màu sắc nổi bật

5. Bánh tét ba màu

Bánh tét ba màu – món ăn miền Tây cầu kỳ mà đẹp mắt

Trong tất cả các loại món ăn miền tây thì bánh tét ba màu là loại bánh làm cầu kỳ và tốn nhiều thời gian nhất. Bánh được làm bằng 3 màu nổi bật từ gấc, lá cẩm và lá dứa. Để làm món bánh đặc sản miền Tây này, người ta phải chia nếp thành 3 phần và nhuộm 3 loại màu khác nhau. Khi gói thì mỗi màu sẽ được chia thành từng góc và nén chắc để không bị lẫn với nhau. Nếu các loại bánh khác chỉ cần 5 phút để gói được 1 cái thì với bánh tét 3 màu phải cần đến 10 phút để có được một sản phẩm đẹp.

Bánh tét ba màu là món ăn miền Tây được nhiều người yêu thích 

6. Bánh tét cốm dẹp

Bánh tét cốm dẹp - Một loại bánh đặc sản miền Tây dẻo thơm mùi lúa

Bánh tét cốm dẹp rất ngon và được nhiều người yêu thích. Bánh này được làm từ cốm được gặt sớm 2 tuần trước mùa thu hoạch nên thơm và dẻo hơn rất nhiều. Sau khi thu hoạch nếp non về sẽ được rang với lửa nhỏ và cho vào cối để giã cho hạt nếp bong ra thành cốm dẹp dùng làm bánh.

Cốm dẹp trước khi gói bánh được ướp với đường và nước dừa khoảng 15 đến 20 phút. Đậu xanh đãi vỏ và nấu nhừ, tán nhuyễn như bột để làm nhân bánh. Người dân miền tây thường luộc bánh tét cốm dẹp bằng củi khoảng 3-4 tiếng để bánh nhừ, dẻo và có mùi thơm đặc trưng.

Bánh tét cốm dẹp thơm ngon, có độ dẻo vừa phải, ăn nhiều không bị ngán. Nhiều người ghé đến đây thường chọn loại bánh này làm quà cho bạn bè, người thân.

Bánh tét cốm dẹp được làm từ lúa nếp non

Bánh tét miền tây là loại bánh đặc sản miền Tây sông nước, mỗi loại bánh sẽ có mùi vị đặc biệt khác nhau. Nếu có dịp đến đây các bạn đừng bỏ qua món bánh tét miền Tây này nhé.

Ngoài bánh tét đặc sản miền Tây thì vùng miền đầy nắng gió này cũng có rất nhiều đặc sản khác. Bạn tham khảo thêm tại Blog PasGo – Đặc sản vùng miền nha.

Đừng quên đặt chỗ trên PasGo – Đặt chỗ & Ưu đãi có rất nhiều nhà hàng có các món ăn, món bánh đặc sản vùng miền như:

Tại TP.HCM

Chuỗi nhà hàng Hoàng Yến Cuisine

Tại Hà Nội

Khám phá 10 quán ăn đặc sản dân tộc ngon, nổi tiếng nhất ở Hà Nội

Tại Đà Nẵng

Top 10 quán ăn đặc sản Đà Nẵng ngon rẻ, nên thử một lần trong đời

_Minh Phương_

Có thể bạn quan tâm

Các loại bánh đặc sản Hà Nội lâu đời nhất thích hợp làm quà biếu

8 Đặc sản bánh kẹo miền Nam làm quà, đi xa về gần đều nhớ ghé qua

Đến Rạch Giá Kiên Giang nhất định phải biết tên 6 quán ăn

29/04/2019

Video liên quan

Chủ Đề