Bằng tốt nghiệp Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM

Trao đổi với VietNamNet, PGS Nguyễn Trường Thịnh, người phụ trách Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho hay từ 1/5/2021 đến nay Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật có hai đợt tốt nghiệp. Hiện có gần 4.000 sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa được cấp bằng vì trường chưa có hiệu trưởng để ký bằng. Ngoài hệ đại học còn các hệ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cũng đã tốt nghiệp và đến thời hạn cấp bằng. “Đây là khó khăn nhất lúc này của trường”- ông Thịnh nói.

Việc này xảy ra từ khi PGS Đỗ Văn Dũng, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM hết tuổi quản lý từ ngày 1/5/2021. Trước khi PGS Đỗ Văn Dũng hết tuổi quản lý, Hội đồng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đề nghị Bộ GD-ĐT công nhận PGS Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng khoa Cơ khí chế tạo máy, làm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020-2025, sau khi đã trải qua quy trình lựa chọn cán bộ. Quyết nghị của Hội đồng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM lúc đó giao ông Nguyễn Trường Thịnh phụ trách trường từ ngày 1/5 cho đến khi có quyết định công nhận hiệu trưởng của Bộ GD-ĐT.

Tuy nhiên Bộ GD-ĐT không công nhận Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo đề nghị của Hội đồng trường này và đề nghị Hội đồng trường xem xét trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng trường.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM hiện khuyết các vị trí lãnh đạo chủ chốt như: Chủ tịch Hội đồng trường, Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng, Trưởng phòng đào tạo, Hiệu phó.

Sau đó, ông Ngô Văn Thuyên, người tái đắc cử Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM nhiệm kỳ 2020-2025 đã gửi đơn từ chức với lý do sức khoẻ không tốt để hoàn thành tốt sứ mệnh quản trị, xây dựng và thực hiện chiến lược để phát triển trường như mong đợi. Có 12/13 thành viên Hội đồng trường đồng ý với việc thôi chức của ông Thuyên. Vừa qua, Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định công nhận miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng trường đối với ông Ngô Văn Thuyên.

Hiện tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thiếu nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt như: Chủ tịch Hội đồng trường, Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng, Trưởng phòng đào tạo, Hiệu phó. Phụ trách trường tạm thời là PGS Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng khoa Cơ khí chế tạo máy và trường chỉ có 1 hiệu phó.

“Cả năm qua Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thiếu rất nhiều vị trí chủ chốt và việc này là trách nhiệm của Bộ GD-ĐT”- một cán bộ của nhà trường nói.

Theo ông, hiện nay ông Nguyễn Trường Thịnh được giao phụ trách trường thì các công việc như tuyển sinh, lương bổng cho cán bộ, giảng viên, chất lượng đào tạo vẫn làm đúng mực. Tuy nhiên ảnh hưởng lớn nhất là gần 4.000 sinh viên tốt nghiệp trong khoảng từ tháng 5/2021 đến nay chưa được cấp bằng. Dù nhà trường đã cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho các sinh viên để xin việc, nhưng rất nhiều công ty, đơn vị đòi công chứng bản chính để bổ túc hồ sơ. Đây là thiệt thòi lớn cho các sinh viên vì liên quan đến thu nhập, lương bổng của các em khi đi làm. 

Thứ hai gần như các kế hoạch chiến lược của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM phải dừng lại 1 năm qua. 

Thứ ba một trường đại học tự chủ, phụ thuộc rất lớn vào công tác tuyển sinh. Dù việc tuyển sinh chất lượng sẽ quyết định nhưng thiếu dàn lãnh đạo cấp cao phần nào ảnh hưởng đến tâm lý thí sinh, phụ huynh.

Thứ tư đối với trường đại học tự chủ đó là vấn đề tái đầu tư cho sinh viên đang học. Hiện không có ai đứng ra ký kết các hợp đồng, trang bị thiết bị đầu tư cho sinh viên học. Ngoài ra tâm tư của cán bộ giảng viên lo lắng, làm việc cầm chừng…

Lê Huyền

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - Ảnh: TR.T.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp các đợt xét tháng 7 và tháng 10-2021, học viên cao học và nghiên cứu sinh tốt nghiệp từ tháng 5-2021 của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, phản ánh đến nay họ vẫn chưa nhận được bằng tốt nghiệp.

Những ngày qua, nhiều người học liên hệ với nhà trường đề nghị cấp bằng tốt nghiệp chính thức nhưng vẫn chưa được.

Trước thắc mắc của người học, PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh - phụ trách Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - vừa thông tin một số nội dung liên quan đến việc chậm cấp, phát văn bằng tốt nghiệp các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Ông Thịnh cho biết theo quy định tại thông tư 21/2019 về quy chế quản lý bằng tốt nghiệp do bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ký, "văn bằng giáo dục đại học do giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo và cấp văn bằng ở trình độ tương ứng cấp".

Tuy nhiên, hiện nay nhà trường chưa có quyết định công nhận hiệu trưởng nên chưa thực hiện việc cấp, phát bằng cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ theo kế hoạch dự kiến.

Trong tháng 1-2022, nhà trường sẽ tổ chức cấp, phát chứng nhận tốt nghiệp cho tất cả các học viên cao học, nghiên cứu sinh và sinh viên đã được công nhận tốt nghiệp trong thời gian trên. Chứng nhận tốt nghiệp có giá trị sử dụng thay thế cho văn bằng tốt nghiệp chính thức trong thời gian nhà trường kiện toàn nhân sự.

"Nhà trường cam kết sẽ đảm bảo tối đa các quyền lợi hợp pháp của người học, hỗ trợ về việc xác minh thông tin đã tốt nghiệp cho các công ty, doanh nghiệp, tổ chức mà người học của trường đang công tác khi có nhu cầu", ông Thịnh khẳng định.

Trống nhiều vị trí lãnh đạo

Tháng 4-2021, hội đồng trường Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có quyết nghị đối với PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh - trưởng khoa cơ khí chế tạo máy - giữ chức vụ hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2020-2025. Ông Nguyễn Trường Thịnh được hội đồng trường giao phụ trách nhà trường từ ngày 1-5-2021.

Tuy nhiên, tháng 7-2021, Bộ Giáo dục và đào tạo có văn bản gửi Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thông báo lý do không công nhận hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020-2025.

Đến tháng 8-2021, Bộ Giáo dục và đào tạo có văn bản gửi Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM trả lời công văn giải trình của hội đồng trường này liên quan đến việc thực hiện quy trình hiệu trưởng và yêu cầu xem xét trách nhiệm chủ tịch hội đồng trường.

Tháng 10-2021, PGS.TS Ngô Văn Thuyên - chủ tịch hội đồng trường - nộp đơn xin từ chức. Ngày 29-11-2021, hội đồng trường này đã họp xem xét đơn xin từ chức và bỏ phiếu đồng ý cho chủ tịch hội đồng trường là ông Ngô Văn Thuyên thôi chức vụ.

Giữa tháng 12-2021, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có hướng dẫn và yêu cầu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM kiện toàn hội đồng trường và các vị trí lãnh đạo, quản lý của trường.

Tuy nhiên đến nay, nhà trường vẫn trống nhiều vị trí lãnh đạo: bí thư đảng ủy, chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng, trưởng phòng đào tạo.

Băn khoăn với yêu cầu kiện toàn lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

TRẦN HUỲNH

Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải, gần 4000 sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tốt nghiệp từ tháng 5 năm ngoái đến nay vẫn chưa nhận được bằng vì trường thiếu hiệu trưởng. Điều này khiến nhiều sinh viên gặp rất nhiều khó khăn khi xin việc làm, ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa biết nơi nào tháo gỡ những thiệt thòi mà người học gánh lấy trong vụ việc này.

Thiếu bằng nhiều sinh viên mất cơ hội làm việc ở nơi tốt

Phúc Thịnh [tên nhân vật đã thay đổi] - sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết vì vướng dịch Covid-19 nên đã bị chậm tiến độ ra trường hơn ấy vậy mà đến giờ cũng chưa biết đến khi nào được nhận bằng tốt nghiệp chính thức.

“Đáng lẽ theo đúng tiến độ sinh viên khoá 2017 của em sẽ được làm lễ tốt nghiệp và nhận bằng vào tháng 12/2021 nhưng đến giờ em mới chỉ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Em cùng nhiều bạn cũng đã hỏi nhà trường nhưng phía Phòng Đào tạo phản hồi chưa thể biết được thời gian làm lễ tốt nghiệp cũng như trao bằng chính thức vì hiện tại trường chưa có người chịu trách nhiệm ký bằng”, Thịnh cho biết.

Sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh học thực hành trước đây [ảnh: Lê Phương]

Tương tự, Hiếu Minh [tên nhân vật đã thay đổi] vừa tốt nghiệp ngành Công nghệ hoá học và thực phẩm vào tháng 3 năm nay cũng chưa được cầm tấm bằng trong tay.

“Em đã xin được việc và chỗ công ty chấp nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời nhưng cũng yêu cầu trong vòng 3-6 tháng phải gửi lại bằng tốt nghiệp chính thức để xác minh. Nếu sắp tới vẫn chưa có bằng chính thức để nộp cũng em không biết trả lời cho phòng nhân sự của công ty như thế nào”, nam sinh than thở.

Hiếu Minh cho biết bản thân mình may mắn chưa bị công ty yêu cầu nộp bằng ngay nhưng nhiều bạn cùng lớp của Minh không được thuận lợi như vậy. “Trong lớp em cũng có nhiều bạn gặp khó khăn vì nhiều công ty dù lương và đãi ngộ tốt nhưng yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp chính thức mới tuyển dụng. Chính vì vậy các bạn này bị ảnh hưởng rất nhiều, thậm chí phải tìm công việc khác không tốt bằng để làm. Ấy vậy khi liên hệ Phòng Đào tạo hỏi thì cứ rời thời gian phản hồi chính thức và chỉ hứa xác nhận với công ty sinh viên đã hoàn thành chương trình học”, Hiếu Minh kể.

Cho tới thời điểm này, sinh viên các khoá tốt nghiệp trong vòng một năm nay cũng chưa nhận được phản hồi chính thức nào của trường liên quan việc cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên ngoại trừ chỉ hứa hẹn cấp giấy chứng nhận tạm thời có hiệu lực trong vòng 6 tháng.

“Vấn đề trường không có hiệu trưởng ký bằng đã kéo dài từ tháng 5/2021 rồi, đến nay cũng gần một năm cũng có biết bao đợt sinh viên tốt nghiệp nhưng cứ hoãn trao bằng. Chúng em mong muốn trường có một văn bản chính thức thông báo giải quyết vấn đề bằng cấp cho sinh viên với mốc thời gian cụ thể. Có như vậy người học như chúng em có thể thuận tiện trao đổi với các công ty, doanh nghiệp khi đi xin việc chứ không thể gia hạn giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời mãi”, Hiếu Minh bức xúc nói.

Nam sinh này cũng chia sẻ thêm: “Các sinh viên muốn kiến nghị Bộ Giáo dục và đào tạo quan tâm vấn đề về Hội đồng trường và ban giám hiệu bởi trường đã bị khuyết gần một năm nay”.

Nhà trường lúng túng, bị động giải quyết vấn đề

Liên quan đến vụ việc này, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Trường Thịnh- người phụ trách trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đây là vấn đề khó khăn cho trường gặp phải lúc này dù nhà trường đã làm hết sức cho sinh viên.

Ông Thịnh cho biết vướng mắc ở chỗ, theo quy định tại Thông tư 21/2019 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định: "Văn bằng giáo dục đại học do giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo và cấp văn bằng ở trình độ tương ứng cấp". Trong khi đó, nhà trường này chưa có hiệu trưởng chính thức kể từ khi Phó giáo sư, tiến sĩ Đỗ Văn Dũng-hiệu trưởng cũ hết tuổi quản lý từ tháng 5 năm ngoái.

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh hiện thiếu nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt [ảnh: website nhà trường]

Theo Luật Giáo dục Đại học thì việc bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là trách nhiệm của Hội đồng trường nhưng vấn đề nhân sự lãnh đạo tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh lại rơi vào bế tắc vì chưa có Chủ tịch hội đồng trường. Trong khi đó, ngày 10/3/2022, Bộ Giáo dục mới chính thức miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch hội đồng trường trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh của phó giáo sư, tiến sĩ Ngô Văn Thuyên, sau 4 tháng ông này làm đơn xin từ nhiệm.


Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nộp đơn xin từ chức

Trước đó vào tháng 12/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản có hướng dẫn và yêu cầu trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh kiện toàn Hội đồng trường và các vị trí lãnh đạo, quản lý của trường.

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng trường trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện trình tự, thủ tục quyết định nhân sự hiệu trưởng hoặc giao quyền hiệu trưởng, đảm bảo yêu cầu với vị trí hiệu trưởng hoặc được giao quyền hiệu trưởng phải có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín để điều hành, quản lý hoạt động của trường đi vào ổn định; được đa số thành viên tập thể lãnh đạo mở rộng tín nhiệm. Hội đồng trường căn cứ tình hình nhân sự cụ thể của trường nhanh chóng xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện các nội dung trên, báo cáo Bộ trước khi thực hiện.

Tuy nhiên đến nay, nhà trường vẫn khá lúng túng với quy trình bổ nhiệm nhân sự quản lý của phía trường. “Có nhiều vấn đề đòi hỏi chỉ dẫn của Bộ Giáo dục đào tạo hướng dẫn chứ trường không thể tự thực hiện được”, người phụ trách trường đại học này chia sẻ.

Một cán bộ công tác tại trường cũng cho rằng, mặc dù Bộ có văn bản hướng dẫn nhưng nội dung khá chung khiến nhà trường bị động triển khai. Với tình hình nhân sự khuyết nhiều vị trí chưa thể ổn định ngay thì quyền lợi của người học vẫn khó có thể giải quyết sớm trong tương lai.

Lê Phương

Video liên quan

Chủ Đề