Bảng cân đối kế toán tra cứu dữ liệu năm 2024

Bảng cân đối kế toán là một trong 4 thành phần không thể thiếu của bộ báo cáo tài chính trong doanh nghiệp, cùng với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Việc đọc hiểu, phân tích các số liệu, chỉ tiêu trên báo cáo tài chính là nhiệm vụ quan trọng của kế toán và bộ phận quản trị doanh nghiệp. Các thông tin khái quát dưới đây sẽ cung cấp những góc nhìn cơ bản và tổng quan nhất về bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán tra cứu dữ liệu năm 2024

Khái niệm bảng cân đối kế toán được quy định tại Thông tư 200.

1. Bảng cân đối kế toán là gì?

Căn cứ theo Mục 1.1, Khoản 1, Điều 112, Thông tư 200/2014/TT-BTC, bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản trong doanh nghiệp tính tại một thời điểm nhất định.

Các số liệu trên bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tính theo cơ cấu tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản đó. Dựa vào Bảng cân đối kế toán, bộ phận kế toán hoặc nhà quản trị có thể phân tích, đánh giá, nhận xét khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

2. Cấu trúc của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán tra cứu dữ liệu năm 2024

Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần chính là Tài sản và Nguồn vốn.

Cấu trúc của một bảng cân đối kế toán sẽ gồm 2 phần chính: Tài sản và nguồn vốn:

2.1. Phần tài sản

Tài sản là bất cứ thứ gì có giá trị và có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt. Trong đó, dựa trên khả năng chuyển đổi, tài sản được chia thành hai loại là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Tài sản ngắn hạn: Bao gồm tất cả các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hoặc sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, bao gồm:

- Tiền và các khoản tương đương tiền.

- Các khoản phải thu ngắn hạn.

- Đầu tư tài chính ngắn hạn.

- Hàng tồn kho.

- Các tài sản ngắn hạn khác.

Tài sản dài hạn: Là các tài sản không dễ dàng chuyển đổi và thường được sử dụng trong hoạt động kinh doanh trên 12 tháng, bao gồm các tài sản sau:

- Các khoản phải thu dài hạn.

- Tài sản cố định.

- Đầu tư tài chính dài hạn.

- Bất động sản đầu tư.

- Tài sản dở dang dài hạn.

- Tài sản dài hạn khác.

\>> Tham khảo: Doanh nghiệp có thể xem báo cáo tài chính ở đâu?

2.2. Phần nguồn vốn

Trong Bảng cân đối kế toán, nguồn vốn bao gồm hai thành phần chính là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

- Nợ phải trả: Phản ánh các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và một số khoản nợ khác thuộc trách nhiệm thanh toán của doanh nghiệp.

- Vốn chủ sở hữu: Là số tiền còn lại sau đi lấy giá trị tài sản của doanh nghiệp trừ đi các khoản nợ phải trả, có thể hiểu là giá trị phần tài sản thuần (tài sản ròng) của doanh nghiệp.

3. Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán tra cứu dữ liệu năm 2024

Các nguyên tắc quan trọng khi lập bảng cân đối kế toán.

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán tùy thuộc theo hoạt động của doanh nghiệp liên tục hoặc không liên tục:

3.1. Doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Nguyên tắc 1: Căn cứ theo quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày báo cáo tài chính”, khi lập và trình bày bảng cân đối kế toán, kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính.

Có 2 trường hợp:

- Doanh nghiệp có chu kỳ hoạt động bình thường xuyên suốt 12 tháng, phần Tài sản và phần Nợ phải trả được phân chia thành ngắn hạn và dài hạn dựa theo nguyên tắc:

+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào hình thức ngắn hạn.

+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán từ 12 tháng trở lên tính từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.

- Doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường hơn 12 tháng thì mục Tài sản và Nợ phải trả được phân chia thành ngắn hạn và dài hạn và phải tuân thủ theo điều kiện sau:

+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường thuộc loại ngắn hạn.

+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường thuộc loại dài hạn.

Nguyên tắc 2: Đối với doanh nghiệp có tính chất hoạt động đặc thù, không thể căn cứ theo chu kỳ kinh doanh để phân loại ngắn hạn hay dài hạn thì mục tài sản và Nợ phải trả sẽ được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

Nguyên tắc 3: Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp cho đơn vị cấp trên và các đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân thì đơn vị cấp trên phải loại trừ tất cả các số dư của các tài khoản của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, như các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ,... giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị với nhau.

Nguyên tắc 4: Các chỉ tiêu không có số liệu phản ảnh được miễn trình bày trên Bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp chủ động đánh số thứ tự của chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.

\>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

3.2. Đối với doanh nghiệp không đáp ứng hoạt động giả định liên tục

Nguyên tắc trình bày bảng cân đối báo cáo tài chính tương tự như Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp khi đang hoạt động liên tục, ngoại trừ một số điều chỉnh:

- Không phân biệt ngắn hạn và dài hạn.

- Không trình bày các chỉ tiêu dự phòng.

Một số chỉ tiêu đặc biệt sẽ có cách thức lập khác Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp khi đang hoạt động liên tục:

- Chỉ tiêu “Chứng khoán kinh doanh”.

- Chỉ tiêu liên quan đến nhà đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, góp vốn đầu tư vào các đơn vị khác sẽ phản ánh theo giá trị ghi sổ sau khi đánh giá các khoản đầu tư trên.

- Các chỉ tiêu liên quan đến khoản phải thu phản ánh theo giá trị ghi sổ sau khi đã đánh giá lại các khoản phải thu.

- Chỉ tiêu hàng tồn khi.

- Các chỉ tiêu về tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính, bất động sản đầu tư.

Các chỉ tiêu khác được lập và trình bày bằng hình thức gộp nội dung và số liệu của các chỉ tiêu tương ứng ở phần ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp hoạt động liên tục.

\>> Tham khảo: Cách lập báo cáo tài chính nhà hàng ăn uống.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bảng cân đối kế toán, bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản trong doanh nghiệp.

Khi lập bảng cân đối kế toán, kế toán cần lưu ý cấu trúc và một số nguyên tắc để lập các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán đúng quy định.

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn: