Bài văn ước mơ làm kiến trúc sư năm 2024

(Xây dựng) - “Kiến trúc không phải là một mô hình kinh doanh mang lại cảm hứng, đó là một quy trình hợp lý để làm những điều hợp lý và hy vọng những điều đó tạo ra cái đẹp” - Harry Seidler từng nói. Ngày nay, nhiều bạn trẻ mạnh dạn chọn lựa cho mình những lối đi riêng để thỏa mãn đam mê, sở thích của bản thân. Với ngành nghề Kiến trúc, dù là một ngành nghề hoà trộn giữa kỹ thuật và nghệ thuật nhưng những người trẻ lựa chọn theo đuổi nghề này bằng ngọn lửa đam mê nhiệt huyết và sẵn sàng hiện thực hóa đam mê.

Nỗ lực hết mình vì đam mê

Trần Trung Nhân (SN 1998) là cựu sinh viên khoa Kiến trúc công trình, Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng. Xuất phát từ niềm đam mê nhà đẹp, ngay từ nhỏ, Nhân đã có sở thích sưu tầm các cuốn lịch có hình ảnh nhà cửa, biệt thự. Sau mỗi giờ học trên trường, Nhân thường đến các ngôi nhà đẹp ở địa phương để xem và vẽ lại. Sau này, khi được định hướng vào ngành Kiến trúc, Nhân đã ngay lập tức xác định được ước mơ của mình là sẽ trở thành một Kiến trúc sư.

Bài văn ước mơ làm kiến trúc sư năm 2024

Tuy nhiên, hành trình thực hiện hóa ước mơ và niềm đam mê vốn là hành trình không bao giờ dễ dàng. Với Nhân, con đường đam mê Kiến trúc trở nên khó khăn với anh khi có nhiều biến cố xảy ra trong gia đình.

Nhân tâm sự: “Đầu năm 2 đại học, bố tôi đột ngột qua đời, gia đình lại có hoàn cảnh khó khăn. Sau này, vào thời điểm làm đồ án, tôi cũng phải nhận tin xấu về tình trạng bệnh của mẹ. Chính những điều này đã khiến tôi có chút lung lay với đam mê của bản thân. Tuy nhiên, với sự động viên từ gia đình, hàng xóm, nhà trường, tôi đã nhanh chóng lấy lại được tinh thần, tiếp tục học tập”.

Trải qua quãng thời gian học, Nhân đã nỗ lực tích lũy kiến thức chuyên môn để có nền tảng trở thành kiến trúc sư toàn diện. Bên cạnh đó, Nhân còn nhận vẽ tranh chân dung thuê và xin học việc ở các Công ty KT để cải thiện khả năng cũng như kiếm tiền trang trải việc học.

Nói về niềm đam mê với Kiến trúc, Nhân chia sẻ: “Chính ngành Kiến trúc đã mang lại cho tôi khả năng tưởng tượng phong phú, tầm nhìn tổng thể, tính kiên nhẫn và cách tư duy có hệ thống. Sống cùng với niềm đam mê và sự phấn đấu, tôi đã đạt được thành công bước đầu khi đạt được Giải thưởng Loa Thành. Và ngay sau khi tốt nghiệp, tôi cũng đã cùng 4 bạn học khác thành lập một Công ty Thiết kế Kiến trúc - Nội thất riêng, hiện đã dần đi vào ổn định. Thời gian tới, tôi sẽ không ngừng phát triển bản thân, tiếp tục nuôi dưỡng đam mê dành cho Kiến trúc”.

Bài văn ước mơ làm kiến trúc sư năm 2024

Kiến trúc là hành trình trải nghiệm đầy cảm xúc

Bài văn ước mơ làm kiến trúc sư năm 2024

Bùi Thị Quỳnh Anh (SN 1999) là cựu sinh viên ngành thiết kế nội thất khoa Mỹ thuật thiết kế, Trường Đại học Văn Lang. Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống về Kiến trúc, ngay từ nhỏ Quỳnh Anh đã sớm bộc lộ những năng khiếu về hội họa. Cô mong muốn được vẽ nên những công trình nhà ở mới.

Lớn dần, khi nhận thấy bản thân có năng khiếu, Quỳnh Anh hi vọng được trải nghiệm một môi trường học và làm việc năng động, được gặp gỡ nhiều người. Do vậy, cô đã quyết định đi theo con đường Kiến trúc, lựa chọn ngành học này để phát triển niềm đam mê của mình.

Đối với Quỳnh Anh, Kiến trúc là hành trình trải nghiệm bứt phá đầy cảm xúc và kỷ niệm. Bởi lẽ Kiến trúc đã giúp cô hiểu rõ giá trị bản thân, thay đổi tư duy.

Quỳnh Anh bộc bạch: “Tôi luôn cố gắng hết mình trong học tập, giữ tính cầu tiến, nhiệt huyết để đủ sức bền chạy trên con đường dài này. Sự giúp đỡ từ thầy cô và các anh chị đi trước đã cho tôi học hỏi được nhiều thứ. Nhờ những bài học ấy khiến tôi tự tin với khả năng của bản thân và đạt được giải Loa Thành sau khi tôi hoàn thành đồ án”.

Kiến trúc đôi lúc là nghệ thuật nên việc phát triển bộ óc sáng tạo đầy thẩm mỹ và mới mẻ, kèm theo những trải nghiệm mới rất quan trọng. Đây chính là điều mà Quỳnh Anh luôn trăn trở, rằng phải làm sao để luôn giữ được lửa với nghề. Mục tiêu của Quỳnh Anh trong thời gian tới chính là làm nghề trải nghiệm để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là có được tầm nhìn thiết kế phong phú, công trình sẽ có chiều sâu hơn.

Con gái vẫn có thể đam mê ngành Kiến trúc

Bài văn ước mơ làm kiến trúc sư năm 2024

Vi Thị Nguyệt (SN 1998) là cựu sinh viên khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội. Xuất phát điểm của Nguyệt với ngành Kiến trúc chính là tình yêu với hội họa từ nhỏ. Nhưng thời gian học cấp 1 và 2, gia đình Nguyệt lại định hướng học ngành Y nên Nguyệt phải tạm gác lại dự định. Tuy vậy, niềm đam mê của Nguyệt lại được đánh thức trở lại vào năm lớp 11 khi cô có cơ hội ghé phòng triển lãm tranh ở thành phố.

Nhận được sự ủng hộ từ gia đình và nhà trường, Nguyệt đã chuyển khối thi đại học sang khối V. Lúc này, con đường theo đuổi đam mê đã thực sự mở ra trước mắt khi Nguyệt thi đỗ vào Trường ĐH Xây dựng Hà Nội. Trong suốt 5 năm, Nguyệt không ngừng học hỏi, chăm tìm tư liệu tham khảo và học từ những người giỏi hơn. Cô thường tìm ý tưởng từ việc lướt mạng xã hội, lướt các web sáng tạo, thường xuyên tới các thư viện Kiến trúc để tìm tư liệu quý.

Bước đầu, Nguyệt đã có những thành công nhất định khi tham gia 2 kỳ Festival sinh viên Kiến trúc toàn quốc tại Sài Gòn và Đà Nẵng, trở thành thành viên CLB Diễn Họa, giành giải Nhì cuộc thi Ký họa Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tham gia các workshop Kiến trúc cảnh quan Quốc tế và giải Nhất Giải thưởng Loa Thành…

Thế nhưng, trên con đường thực hiện ước mơ, đã có nhiều người trong họ hàng phản đối Nguyệt theo đuổi Kiến trúc. Nguyệt nói: “Thường thì mọi người nghĩ rằng con gái không phù hợp với khối ngành liên quan tới kỹ thuật, nhưng tôi lại thấy con gái hoàn toàn có thể làm được và tôi đã chọn theo đuổi nó”.

Tôi thấy rằng nếu không theo học Kiến trúc thì tôi sẽ không học được nhiều thứ. Môi trường cộng đồng sinh viên Kiến trúc ở Việt Nam cũng như quốc tế gắn kết rất mạnh mẽ, năng động và sáng tạo. Sống trong một môi trường như vậy bản thân tôi sẽ có cơ hội được hội nhập và phát triển cả về kỹ năng nghề cũng như kỹ năng sống của bản thân”.

Kiến trúc đem đến những bài học cuộc sống

Bài văn ước mơ làm kiến trúc sư năm 2024

Là một người có tình yêu lớn dành cho hội họa, Phan Nguyễn Nguyên Nhi (SN 1998), cựu sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM đã lựa chọn theo đuổi ngành Kiến trúc để phát triển bản thân.

Trong suốt quãng thời gian học tập, Nhi đã dành sự quan tâm lớn và niềm đam mê dành cho lĩnh vực thiết kế công trình. Theo Nguyên Nhi, lĩnh vực thiết kế công trình có rất nhiều điểm hay để học hỏi như đa dạng trong các hình thức thiết kế, phong cách, có thể kết hợp nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật để tạo ra một công trình đẹp.

Tuy nhiên, để theo đuổi ngành Kiến trúc, một ngành được nhận xét là khó nhằn là thử thách lớn đối với Nhi. Cô đã phải dành nhiều thời gian để đọc sách, không ngừng trau dồi kiến thức, học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người xung quanh.

Nhi tâm sự: “Cũng có những lúc rất nản, tưởng như chỉ có thể bỏ cuộc khi phải vận động đầu óc để ra được ý tưởng cho thiết kế. Nhưng nhờ vào gia đình, các thầy cô hướng dẫn khích lệ và cả những người bạn cùng chia sẻ, tôi đã vượt qua các khó khăn đó”.

Hiện tại, sau khi ra trường, Nhi vẫn đang tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê Kiến trúc của mình bằng việc làm việc cho một Công ty thiết kế. Thời gian này, Nhi vẫn tiếp tục học hỏi đồng nghiệp để hiểu hơn về các nguyên lý khi thiết kế, phương pháp thiết kế công trình đẹp và hợp lý. Cô cũng dành thời gian để đọc sách và theo dõi công trình từ các kiến trúc sư khác để học hỏi kinh nghiệm.

Nhi chia sẻ: “Qua Kiến trúc, những bài học tôi có được không chỉ về ngành nghề mà còn về cả trong cuộc sống. Trong đó, kiên trì, có trách nhiệm với quyết định của mình là bài học ảnh hưởng đến suy nghĩ và mang lại kết quả cho chính bản thân tôi. Mục tiêu của tôi với nghề vẫn là tiếp tục học thêm những cái mới, tìm kiếm được những điều thú vị, phát triển thêm về kiến thức, tư duy”.