Bài thuốc nam trị thoái hóa khớp gối năm 2024

hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo là phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn điểm nối giữa hai đầu xương. Bệnh làm giảm chức năng vận động. Người bệnh đau âm ỉ ở vị trí khớp bị thoái hoá, đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

Đông y điều trị và dự phòng thoái hóa khớp như thế nào?

Nguyên tắc cơ bản trong phòng và điều trị thoái hóa khớp là làm chậm quá trình hư hại khớp, đặc biệt là ngăn ngừa sự thoái hóa của sụn khớp; giảm đau và duy trì khả năng vận động, hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Theo Đông y, chức năng khí hóa của tạng thận bị suy yếu là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng thoái hóa khớp sớm, do đó cần tiến hành điều chỉnh chức năng của tạng thận.

Là một trong 5 ngũ tạng: Tâm, can, tỳ, phế, thận... ngoài chức năng mà Đông y gọi là "chủ thủy" [chuyển hóa nước và dịch thể 2 quả thận trong sinh lý học], tạng thận còn chủ quản chức năng sinh dục [Đông y gọi là thận tàng tinh], điều hòa hô hấp [nạp khí] và liên quan mật thiết tới sự phát triển của xương, tóc, chức năng thính giác, đại tiểu tiện... Điều hòa chức năng của tạng thận giúp kiềm chế quá trình thoái hóa khớp.

Bài thuốc bổ thận kiềm chế quá trình thoái hóa khớp

- Thành phần: Thục địa 24g, sơn dược 9g, kỷ tử 9g, sơn thù 9g, phục linh 9g, chích cam thảo 5g, thỏ ty tử 12g, lộc giác giao 12g, quy bản giao 12g, ngưu tất 9g, đương quy 12g, xuyên khung 12g, bạch thược 12g, tiên linh tỳ 12g.

- Cách dùng: Đổ ngập nước trên mặt thuốc 3cm, sau khi đun sôi, đun nhỏ lửa 20 phút rồi chắt ra sắc lần 2. Mỗi thang có thể sắc 3 lần và trộn các nước thuốc lại với nhau, chia uống trong 2 ngày.

Thục địa, vị thuốc bổ thận trong bài thuốc kiềm chế quá trình thoái hóa khớp.

- Tác dụng: Dự phòng và điều trị thoái hóa khớp do nhiều rối loạn khác nhau ở tạng thận gây nên, biểu hiện: Lưng, gối, khớp xương đau mỏi, bạc tóc, rụng tóc, trong tai có tiếng ù ù hoặc thính lực giảm, đầu choáng mắt hoa, tinh thần uể oải, hay quên, bàn chân bàn tay hâm hấp nóng, miệng khô họng khát, mồ hôi trộm...

- Phương giải bài thuốc:

+ Thục địa để nuôi dưỡng tạng thận, nhằm bổ vào chân âm;

+ Sơn thù, kỷ tử để nuôi dưỡng can huyết;

+ Thỏ ty tử, lộc giác giao, quy bản giao, tiên linh tỳ để bổ ích thận tinh;

+ Phục linh, cam thảo để ích khí kiện tỳ;

+ Sơn dược để ích âm kiện tỳ tư thận;

+ Đương quy, xuyên khung, bạch thược để tăng cường tác dụng dưỡng huyết hoạt huyết.

Các vị thuốc hợp lại có tác dụng dưỡng thận, bổ huyết, ích tinh nhờ đó giúp kiềm chế quá trình thoái hóa khớp. Ngoài ra vật lý trị liệu như chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt... đều đem lại hiệu quả tích cực với người bệnh.

Để phòng ngừa thoái hóa khớp, người bệnh nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện và điều trị sớm các biểu hiện của thoái hóa khớp, hạn chế tốc độ phát triển của bệnh.

Sử dụng các vị thuốc Nam trong điều trị thoái hóa khớp gối là phương pháp thường được nhiều người bệnh lựa chọn nhờ tính hiệu quả và kinh tế. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số bài thuốc dân gian dễ kiếm, đã được chứng minh tính an toàn và hiệu quả, cùng tham khảo nhé

Ngày nay, bên cạnh việc dùng thuốc Tây y, không ít người đang có xu hướng lựa chọn các bài thuốc dân gian để điều trị thoái hóa khớp gối. Thuốc Nam là các thảo dược trong tự nhiên, không chỉ mang lại hiệu quả điều trị cao mà còn giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí. Cùng tham khảo những ưu nhược điểm của phương pháp này để đưa ra lựa chọn hợp lý trong điều trị thoái hóa khớp gối.

Ưu điểm:

  • Cải thiện tốt triệu chứng của bệnh, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Các bài thuốc dân gian ít tác dụng phụ và phù hợp với cơ địa người Việt Nam.
  • Thành phần lành tính và dễ dàng tìm kiếm.
  • Phù hợp với nhiều đối tượng do chi phí điều trị thường thấp hơn các phương pháp khác.
  • Dễ dàng phối hợp với các liệu pháp điều trị khác.

Nhược điểm:

  • Cần dùng thuốc trong 1 thời gian dài do tác dụng của thuốc thường chậm, dễ khiến người bệnh chán nản.
  • Tác dụng của thuốc phụ thuộc vào cơ địa người dùng, nhiều người dùng lâu nhưng không mang lại hiệu quả.
  • Nhiều bài thuốc chưa được chứng minh hiệu quả điều trị. Sử dụng bài thuốc nam trong điều trị thoái hóa khớp gối

Tổng hợp 10 bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối

Khi dùng các bài thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối, bạn cần kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả cao. Dưới đây là tổng hợp 10 bài thuốc phổ biến thường được ứng dụng trong điều trị:

Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối từ rễ Đinh lăng

Đinh lăng là bài thuốc nam được sử dụng phổ biến trong cải thiện chức năng và khắc phục triệu chứng khi khớp gối bị thoái hóa. Theo y học cổ truyền, thảo dược này có vị đắng và hơi ngọt, tính mát.

Rễ Đinh lăng chứa khoảng 8 loại saponin, 20 loại acid amin, nhiều vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Khi sử dụng, các thành phần này phát huy tác dụng tiêu sưng, giảm đau, tăng cường lưu thông khí huyết, bổ máu và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó, giúp phục hồi chức năng và ức chế quá trình thoái hóa khớp gối.

Cách sử dụng rễ cây Đinh lăng:

  • Bước 1: Rửa sạch 20g rễ Đinh lăng, thái lát mỏng và sao vàng trong chảo.
  • Bước 2: Sắc dược liệu trong 20 phút với 1l nước.
  • Bước 3: Bỏ phần bã, chắt lấy nước và chia ra uống 2-3 lần/ngày.

Dùng Lá lốt chữa thoái hóa khớp gối

Bên cạnh công dụng làm gia vị, Lá lốt còn được biết đến là dược liệu với tính ấm, vị cay nồng và không độc. Vị thuốc có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, hạ khí rất tốt. Lá lốt chứa nhiều hoạt chất giúp khắc phục triệu chứng ở bệnh nhân thoái hóa khớp như alkaloid, benzyl axetat và beta – caryophyllene. Các thành phần này giúp ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn gây hại, đồng thời xoa dịu cơn đau ở bệnh nhân.

Lá lốt trong điều trị thoái hóa khớp gối

Bên cạnh đó, flavonoid trong Lá lốt là 1 chất chống oxy hóa tốt. Khi được hấp thu, nó phát huy tác dụng giảm đau và ức chế phản ứng viêm. Ngoài ra, flavonoid giúp sát trùng, tiêu diệt gốc tự do, ngăn ngừa quá trình lão hóa của xương và sụn.

Cách dùng:

  • Cách 1 [dùng đơn độc]: Rửa sạch 20g Lá lốt và sắc với 500ml nước đến khi còn khoảng 100ml. Chắt lấy nước và dùng 2 lần/ngày.
  • Cách 2 [dùng phối hợp]: Rửa sạch mỗi vị 20g Lá lốt, rễ Vòi voi, rễ Bưởi bung và cây Cỏ xước. Sắc với khoảng 300ml nước đến khi lượng nước cô đặc còn khoảng 1 nửa. Chắt lấy dịch chiết và uống 3 lần/ngày.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng Gừng theo kinh nghiệm dân gian

Gừng là dược liệu có vị cay, tính ấm với tác dụng hạn chế tắc nghẽn mạch máu ở vùng khớp bị thoái hóa. Thành phần chủ yếu trong củ Gừng là các prostaglandin, geranio, Cineole, linalool… Các hoạt chất này giúp giảm đau, chống viêm và lưu thông máu cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối.

Trong trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần thuốc Tây, có thể sử dụng Gừng như 1 liệu pháp thay thế cho các thuốc giảm đau như aspirin hoặc paracetamol.

Cách dùng:

  • Bước 1: Rửa sạch 100g Gừng tươi, cạo lấy phần vỏ, sau đó sấy khô.
  • Bước 2: Bỏ vỏ Gừng vào 1l rượu trắng rồi khuấy và dùng trực tiếp.

Lưu ý: Kiên trì sử dụng để cảm nhận hiệu quả của bài thuốc.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Nghệ

Nghệ có vị cay đắng, tính ôn và quy kinh can, tỳ. Hoạt chất Curcumin trong Nghệ có khả năng giảm đau nhức, kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh. Với bệnh nhân thoái hóa khớp gối, Nghệ là bài thuốc giúp bảo vệ mô sụn, giảm tình trạng cứng khớp và làm chậm quá trình thoái hóa.

Cách dùng:

  • Bước 1: Trộn 2 thìa bột Nghệ, 2 thìa dầu dừa và 2 lòng đỏ trứng gà.
  • Bước 2: Khuấy đều và sử dụng 1 lần/ngày.

Lưu ý:

  • Không nên sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân có vấn đề về tiêu hóa.
  • Có thể dùng tinh bột nghệ trong 1 số món ăn như bánh tôm chiên bột, cá kho bột nghệ… để tăng hiệu quả điều trị. Nghệ là vị thuốc đông y giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối hiệu quả

Ngải cứu – Cây thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối dễ kiếm

Ngải cứu là bài thuốc Nam có vị cay, tính ấm, tác dụng điều hòa và giảm đau tốt. Thành phần chính trong dược liệu này là flavonoid, acid amin, adenin, choline… có khả năng chống oxy hóa mạnh. Nhờ đó, ngải cứu được ứng dụng để đẩy lùi các triệu chứng của thoái hóa khớp gối và ngăn ngừa quá trình lão hóa sụn khớp.

Cách dùng:

  • Bước 1: Rửa sạch 300g Ngải cứu với nước muối loãng, sau đó giã nát để vắt lấy nước cốt.
  • Bước 2: Trộn phần nước cốt với 2 muỗng mật ong và uống trực tiếp.
  • Bước 3: Dùng 2 lần/ngày sau ăn vào buổi sáng và tối.

Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối từ cây Thiên niên kiện

Thiên niên kiện được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh như đau lưng, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối… Bài thuốc có vị cay đắng, mùi thơm và tính ấm với tác dụng trừ phong thấp, bổ gân cốt.

Các thành phần chính trong cây là l-linalol, aldehyd propionic, terpineol, a-terpinen, limonene, sabinen, a-terpinen… Các hoạt chất này đặc biệt tốt cho xương khớp nói riêng và sức khỏe nói chung.

Các chế biến để chữa thoái hóa khớp gối:

  • Bước 1: Rửa sạch cây Thiên niên kiện, Độc lực, Thổ phục linh và Cỏ xước, sau đó sắc bằng lửa nhỏ với 1 thăng nước.
  • Bước 2: Đun tới 300ml nước thì ngưng.
  • Bước 3: Chắt nước và uống 3 lần/ngày sau các bữa ăn chính để phát huy tối đa tác dụng. Chữa thoái hóa khớp gối bằng Thiên niên kiện

Dùng Dây đau xương chữa thoái hóa khớp gối

Dây đau xương có vị đắng, tính mát cùng công dụng khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Với hàm lượng cao alkaloid, glycosid phenolic và nhiều hợp chất hữu cơ, vị thuốc giúp chống viêm và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, Dior Diterpen Glycosid trong cây thuốc cũng có khả năng ức chế hệ thần kinh hoạt động, làm giảm nhanh chóng cơn đau.

Cách dùng:

  • Bước 1: Rửa sạch 1 nắm Dây đau xương với nước muối loãng, sau đó giã nát.
  • Bước 2: Thêm rượu trắng vào và chắt lấy nước rồi dùng trực tiếp.
  • Bước 3: Bạn có thể dùng phần bã để đắp lên khớp gối để tăng hiệu quả điều trị.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc dân gian từ cây Trinh nữ

Trinh nữ là loài cây mọc hoang với vị ngọt, tính hàn và tác dụng chỉ thống, tiêu thũng. Thành phần chính trong cây là các alkaloid giúp giảm các cơn đau do thoái hóa khớp và chống viêm.

Người ta thường dùng phối hợp cây Trinh nữ với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị:

  • Bước 1: Rửa sạch 10g cây Trinh nữ và 10g thân cây Ớt lá to, 10g rễ Khúc mắc, 10g thân cây Bọt ếch, 8g rễ Bạch đồng nữ, 8g quả Tơ hồng vàng.
  • Bước 2: Sắc 2 lần với nước, sau đó bỏ bã.
  • Bước 3: Đun lửa nhỏ để nước thuốc cô lại thành cao.
  • Bước 4: Dùng 2 lần với tần suất 1 tháng/ngày. Cây trinh nữ giúp giảm các cơn đau do thoái hóa khớp hiệu quả

Chữa thoái hóa khớp gối bằng cây Gối hạc

Gối hạc là thảo dược có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và cải thiện tốt tình trạng sưng tấy.

Các hợp chất flavonoid, nhóm triterpenoid, sterol, tannin, carbohydrate… trong cây giúp tăng cường quá trình lưu thông máu đến các khớp đang bị thoái hóa. Từ đây, cung cấp dưỡng chất để phục hồi vết thương và ức chế quá trình oxy hóa sụn khớp.

Cách sử dụng:

  • Bước 1: Rửa sạch 16g rễ cây Gối hạc, 16g Ké đầu ngựa, 12g cây Đơn đỏ, 10g Dây kim ngân và 8g Lá thông.
  • Bước 2: Sắc nhỏ lửa với 600ml nước đến khi còn khoảng 200ml.
  • Bước 3: Chắt lấy nước và chia thành 2 phần dùng trong ngày.

Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, người cao tuổi bị thận yếu.

Dùng lá Khuynh diệp chữa thoái hóa khớp gối

Lá khuynh diệp [lá Bạch đàn] chứa hàm lượng lớn tinh dầu và các annins giúp cải thiện các cơn đau ở bệnh nhân thoái hóa khớp.

Cách dùng:

  • Bước 1: Giã nát 1 nắm lá Khuynh diệp đã được rửa sạch với muối trắng.
  • Bước 2: Đắp lên vùng khớp gối khoảng 30 phút rồi rửa sạch.
  • Bước 3: Áp dụng mỗi ngày để đẩy lùi triệu chứng do thoái hóa khớp gối.

Một số lưu ý khi dùng các bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối

Để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất khi sử dụng các bài thuốc Nam, người bệnh cần chú ý:

  • Công dụng của các bài thuốc Nam thường chậm, vì vậy hãy kiên trì sử dụng mỗi ngày.
  • Đôi khi hiệu quả của các vị thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa bệnh nhân hoặc bệnh lý mắc kèm.
  • Mặc dù các bài thuốc tương đối lành tính, tuy nhiên nên cân nhắc khi sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Bạn nên chọn những dược liệu tươi, còn nguyên vẹn, tránh chọn những loại quá non hoặc quá già. Đối với các loại lá, hạn chế chọn những lá có màu vàng úa.
  • Dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn, không nên tự ý tăng liều để tránh làm giảm tác dụng của bài thuốc hoặc gây tác dụng không mong muốn.
  • Hầu hết các vị thuốc khá lành tính, tuy nhiên nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ. Hạn chế tự ý phối hợp với các bài thuốc Nam khác hoặc với các loại thuốc Tây y.
  • Nên khám định kỳ và phối hợp thêm với các phương pháp tập luyện khác. Lưu ý khi điều trị thoái hóa khớp gối

Chế độ dinh dưỡng, luyện tập khi điều trị thoái hóa khớp gối bằng bài thuốc dân gian

Chế độ dinh dưỡng và tập luyện đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Một chế độ ăn lành mạnh không chữa triệt để thoái hóa khớp nhưng giúp tăng cường sức khỏe và hạn chế các diễn biến xấu của bệnh. Tham khảo chế độ ăn cho bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc Nam:

  • Cắt giảm lượng calo bằng cách tránh thức ăn dầu mỡ, đồ uống có đường và ăn khẩu phần nhỏ.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây như hành tây, hẹ tây, dâu tây, táo…
  • Bổ sung omega 3 từ các loại cá béo như cá ngừ, cá thu, cá trích, cá hồi…
  • Bổ sung vitamin C cho cơ thể qua các loại trái cây như ổi, cam…
  • Cung cấp vitamin D từ các loại hàu, cá hồi…

Tìm hiểu thêm về chủ đề “Thoái hóa khớp nên ăn gì?”

Ngoài ra, cần kết hợp chế độ tập luyện thể dục thể thao ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn 10 bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc Nam hiệu quả và những lưu ý khi sử dụng. Đừng quên kiên trì sử dụng và khám định kỳ thường xuyên để ngăn ngừa diễn biến xấu của bệnh! Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi, hãy liên lạc trực tiếp với nhãn hàng An Khớp TW3 qua hotline 1800 1286.

Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?

Các thuốc điều trị thoái hóa khớp gối Hiện có nhiều loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối. Các thuốc được sử dụng phổ biến như: Thuốc giảm đau, chống viêm: Có thể dùng đường uống, tiêm hoặc bôi tại chỗ. Thuốc thường dùng là paracetamol, naproxen, ibuprofen, diclofenac...

Thoái hóa khớp gối Đông y gọi là gì?

Theo Y học cổ truyền [YHCT], thoái hóa khớp gối không có bệnh danh riêng. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đến khám và điều trị thoái hóa khớp gối thường có triệu chứng đau, hạn chế vận động và khớp gối sưng hoặc biến dạng, nên thoái hóa khớp gối được quy vào chứng Tý, bệnh danh là Hạc tất phong.

Bị tràn dịch khớp gối nên đắp là gì?

Theo Đông y, cả lá lốt, hy thiêm và ngải cứu đều có tác dụng chữa trị bệnh phong thấp, tràn dịch khớp gối, giảm nhanh cơn đau nhức ở khớp gối khi phát bệnh. Kết hợp 3 nguyên liệu này hỗ trợ đẩy lùi bệnh tràn dịch khớp gối nhanh chóng, hiệu quả hơn. Chuẩn bị 30g lá lốt, 250 ngải cứu, 30g hy thiêm và một chút muối hạt.

Cây gối hạc có tác dụng gì?

Theo Đông y, gối hạc có tính mát, vị đắng ngọt. Loại dược liệu này được dùng với mục đích kháng viêm, sát khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp tiêu trừ sưng tấy. Còn theo Y học hiện đại, cây gối hạc giúp ngăn ngừa, điều trị đau nhức xương khớp, rong kinh, đau bụng, tê thấp, thấp khớp cấp tính, thấp khớp mạn tính.

Chủ Đề