Bài tập sau mổ dây chằng chéo trước năm 2024

Đứt bán phần dây chằng chéo trước có thể phục hồi nhanh nếu được chăm sóc, điều trị kịp thời và đúng cách. Trong quá trình điều trị, việc tập luyện phục hồi chức năng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy nên, bạn hãy chăm chỉ tập các bài tập đứt bán phần dây chằng chéo trước với sự hướng dẫn của chuyên viên để hồi phục nhanh chóng nhé.

Bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước thường ở độ tuổi còn rất trẻ. Vì vậy, sau phẫu thuật cần có những bài tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng đúng cách để bệnh nhân có thể phục hồi chức năng đi lại bình thường một cách nhanh nhất.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các bệnh nhân sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước.

Chúng tôi chia việc phục hồi làm 5 giai đoạn, và mỗi giai đoanh lại có những bài tập và mục tiêu cụ thể cần đạt được.

Những bài tập đều rất đơn giản và có thể tập tại nhà với sự hỗ trợ của người nhà bệnh nhân. Nếu kiên trì tập luyện, thời gian phục hồi của bệnh nhân có thể giảm đi rất nhiều. Chỉ trong vòng 6 tháng đến 1 năm tùy tình trạng sau phẫu thuật, chức năng đi lại của bệnh nhân có thể quay trở về bình thường.

Sau khi trải qua phẫu thuật tái tạo dây chằng, người bệnh phải trải qua giai đoạn tập các bài tập hồi phục. Tùy vào mức độ nặng nhẹ và theo từng giai đoạn hồi phục, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bài tập sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước phù hợp. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn quy trình tập luyện qua từng giai đoạn sau phẫu thuật một cách chi tiết nhất.

Tại sao cần tập luyện sau mổ đứt dây chằng chéo trước?

Đảm bảo sự an toàn cho dây chằng mới

Bệnh nhân cần phải tập các bài tập sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước, bởi vì dây chằng mới cần có thời gian để gắn kết hoàn toàn với phần mạch máu và phần xương mới. Sau ca mổ, lực căng của dây chằng mới sẽ bị thay đổi theo những cử động của khớp gối. Chính vì thế nên nếu bệnh nhân vận động sớm hay thực hiện bài tập sai cách sẽ dễ dẫn đến nguy cơ giãn dây chằng, lỏng khớp gối hay thậm chí là dây chằng mới bị bong.

Để bảo vệ cho dây chằng mới, người bệnh cần mang nẹp khi vận động. Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách di chuyển cũng như các bài tập phù hợp nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn cho dây chằng mới được tái tạo.

Phục hồi lại vùng vận động của khớp gối

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bai_tap_sau_phau_thuat_dut_day_chang_cheo_truoc_theo_tung_giai_doan_1_f2dfa3e845.jpg] Sau khi phẫu thuật dây chằng chéo trước, người bệnh có khả năng cao bị giảm tầm vận động

Sau khi phẫu thuật dây chằng chéo trước, người bệnh có khả năng cao bị giảm tầm vận động, đây là biến chứng thường gặp. Sau phẫu thuật, khớp gối sẽ co duỗi ít hơn so với khớp gối khỏe mạnh bởi vì ít di chuyển và vùng cơ tại gối bị giảm sức mạnh. Vì vậy, để tránh tình trạng khớp gối bị giảm vận động, người bệnh cần phải tập các bài tập sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước theo sự hướng dẫn của bác sĩ càng sớm càng tốt.

Gia tăng sức mạnh cho cơ

Sau ca phẫu thuật, cơ ở vùng đùi, mông và cẳng chân dễ bị yếu và teo cơ bởi vì cử động bị hạn chế. Cơ bị giảm sức mạnh sẽ làm giảm sự ổn định của khớp gối. Đó là lý do vì sao người bệnh cần sớm tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật để duy trì và gia tăng sức mạnh cho cơ.

Những bài tập sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước cần được thiết kế phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân. Phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến dây chằng mới.

Trở lại hoạt động bình thường

Khi người bệnh đạt được các mục tiêu phục hồi cơ, tầm vận động, chuyên viên vật lý trị liệu sẽ giúp họ nhanh chòng trở lại sinh hoạt bình thường. Dây chằng chéo trước có nhiệm vụ ổn định khớp gối khi thực hiện các chuyển động. Thế nên, để nhanh chóng quay lại hoạt động như trước, người bệnh cần tập phản xạ nhanh trong các tình huống bất ngờ. Khả năng phản xạ chỉ có thể được phục hồi thông qua quá trình tập luyện.

Các bài tập sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước theo từng giai đoạn

Giai đoạn 1: 2 tuần đầu sau ca mổ

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bai_tap_sau_phau_thuat_dut_day_chang_cheo_truoc_theo_tung_giai_doan_2_5ff20e9588.jpg] Tháo nẹp mỗi ngày để tập gấp duỗi gối thụ động, tăng dần biên độ qua mỗi ngày tập

Những ngày đầu sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải mang nẹp bất động gối ở tư thế duỗi kể cả khi nằm ngủ. Song song với đó, bệnh nhân cần tập luyện một số động tác nhẹ nhàng như sau:

  • Di động xương bánh chè sang hai bên, lên trên xuống.
  • Tháo nẹp mỗi ngày để tập gấp duỗi gối thụ động, tăng dần biên độ qua mỗi ngày tập, tối đa là 90 độ.
  • Tập gồng cơ cẳng chân, cơ đùi trong nẹp.
  • Nhấc bổng chân mang nẹp lên khỏi mặt giường.
  • Tập đi lại bằng nạng trong tư thế chân đặt nẹp duỗi gối tối đa.

Các bài tập trong giai đoạn này nhằm mục đích giúp gối duỗi tối đa và gấp đến 90 độ. Đồng thời hỗ trợ cơ tứ đầu khỏe mạnh và người bệnh tập được dáng đi bình thường.

Giai đoạn 2: Tuần thứ 3 - 4

Ở giai đoạn tiếp theo, người bệnh tiếp tục tập các bài tập gấp gối với biên độ tăng dần, mục tiêu đạt 120 độ ở tuần thứ 4. Các bài tập sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước thường được áp dụng ở giai đoạn này như đi xe đạp tại chỗ, đi lại bằng nạng, gấp duỗi gối chủ động,...

Mục đích tập luyện của giai đoạn này là:

  • Biên độ gấp duỗi của gối đạt 120 độ.
  • Người bệnh có thể đứng được trên chân được phẫu thuật với toàn bộ trọng lượng cơ thể. Nếu bình phục tốt, bệnh nhân có thể đi lại không dùng nạng, không tập tễnh.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bai_tap_sau_phau_thuat_dut_day_chang_cheo_truoc_theo_tung_giai_doan_3_3ebd624075.jpg] Bệnh nhân đi được bằng nạng khoảng 3 tuần sau phẫu thuật

Giai đoạn 3: Tuần thứ 5 - 6

Đến tuần thứ 5 sau phẫu thuật, người bệnh đã có thể bỏ nẹp gối. Đồng thời vẫn tiếp tục tập các bài tập tăng biên độ gối với mục tiêu đến tuần thứ 6 phải gấp được hết gối. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được chuyên viên vật lý trị liệu hướng dẫn một số bài tập như:

  • Bài tập nhún đùi trong giới hạn duỗi khớp gối từ 90 - 40 độ.
  • Bài tập đi lên xuống cầu thang ít bậc.
  • Bài tập nâng đùi với bao cát.
  • Tập bơi.

Trong các giai đoạn tiếp theo, người bệnh sẽ tiếp tục tập các bài tập trên với cường độ cao hơn và được hướng dẫn chơi các môn thể thao nhẹ nhàng. Sau 6 tháng tập luyện, bệnh nhân cần phải đạt được biên độ gối trên 130 độ, sức khỏe cơ đạt mức 85% so với bình thường, chơi được một số môn thể thao nhất định,... Bệnh nhân cần lưu ý, để đảm bảo an toàn bạn cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám đúng lịch hẹn. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng cũng như biết cách tập luyện đúng chuẩn các bài tập sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước.

Mổ dây chằng chéo trước tốn bao nhiêu tiền?

Chi phí mổ dây chằng chéo trước khoảng 35 - 60 triệu đồng. Chi phí cụ thể tùy thuộc vào cơ sở y tế mà người bệnh thực hiện phẫu thuật. Thông thường những cơ sở y tế tư nhân, nước ngoài thường sẽ có mức chi phí cao hơn cơ sở y tế công.

Đứt dây chằng chéo trước bao lâu thì khỏi?

Đứt dây chằng chéo trước bao lâu thì lành? Theo bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, khi bị đứt dây chằng chéo khớp gối, nếu bệnh nhân được mổ đúng kỹ thuật và chịu khó tập vật lý trị liệu thì khả năng lành bệnh không quá 8 tháng là hoàn toàn khả thi.

Tập vật lý trị liệu dây chằng chéo trước bao lâu?

Các giai đoạn tập vật lý trị liệu dây chằng chéo trước sau phẫu thuật: Giai đoạn từ 0 - 8 tuần: Nẹp gối: Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh cần nẹp gối ở tư thế gối duỗi hoàn toàn để bảo vệ mảnh ghép dây chằng mới trong khoảng 4 tuần.

Mổ dây chằng chéo trước bao lâu thì cắt chỉ?

Trước mổ, bệnh nhân nên chuẩn bị tối thiểu một đôi nạng và một nẹp gối [tốt nhất là nẹp khóa], phù hợp với chiều cao của bệnh nhân. + Trước 4 tuần: luôn khóa nẹp khi đi lại. + Từ tuần 5: có thể không khóa nẹp khi đi lại.

Chủ Đề