Bà cô ông mãnh là gì

Thờ cúng, thắp hương tổ tiên là nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của con người Việt Nam. Qua đó thể hiện sự tôn kính, biết ơn của con cháu đến các ông bà tổ tiên đã khuất. Trong dòng họ, người ta thường nhắc đến việc thờ Bà Cô ông Mãnh, nhưng hai nhân vật này vẫn là điều mà nhiều người thắc mắc. Vậy bà Cô ông Mãnh là ai, bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bà Cô Ông Mãnh là ai trong dòng họ?

Bà Cô Ông Mãnh là gì? Trong văn hóa tâm linh người Việt, Bà Cô Ông Mãnh là những người chết trẻ trong gia đình, dòng họ. Vì chưa tận số nên linh hồn họ vẫn chưa thể siêu thoát, tái sinh mà vẫn lưu luyến ở trần gian.

Bà cô hay còn được gọi là Bà Cô Tổ hay Bà Tổ Cô là người trong gia đình, dòng họ đã ra đi từ độ tuổi 12- 18, chưa lấy chồng. Vì số chưa tận nên sau khi chết, Bà Cô nhận nhiệm vụ quán xuyến, theo dõi và hỗ trợ công việc của con cháu trong dòng họ, phù hộ độ trì cho các thành viên khỏi tà ma ngoại đạo, giảm hạn cho cuộc sống con cháu yên bình, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn.

Nhưng không phải những người con gái chết trẻ nào cũng thành Bà Tổ Cô, chỉ những vong linh nơi cõi âm, có duyên và căn cơ tu tập đạo Phật, đạo Phật, đạo Mẫu mới có thể trở thành Bà Tổ Cô

Ông Mãnh hay còn được gọi là Mãnh Tổ. Họ là những nam nhân mất ở độ tuổi từ 13 trở lên, chưa lập gia đình hoặc những người đàn ông sống độc thân khi chết trung tuổi hoặc cao tuổi. Ông Mãnh Tổ là người giám sát quản lý, giúp đỡ các vong linh của dòng họ dưới địa phủ. Mãnh Tổ có thể đảm nhiệm 2 chức vụ ở nơi địa ngục là Phán Quan hoặc Hành Sau. Bởi vậy mà khi trong gia đình có người thân mất đi, khi cúng 49 hoặc 100 ngày người ta thường viết sớ gia tiên dâng lên thỉnh lên ông Mãnh Tổ với nguyện ước Ngài sẽ giúp đỡ cho con cháu thuận lợi, bình an vượt qua những kiếp nạn nơi địa ngục tối tăm, lạnh lẽo.

Tìm hiểu chi tiết về bà Cô ông Mãnh

Tại sao Bà Cô Ông Mãnh nên có bát hương thờ riêng?

Đối với những gia đình, dòng họ có những linh hồn bà Cô Ông Mãnh chưa siêu thoát, việc lập bàn thờ riêng là rất cần thiết. Hơn nữa, nếu được thành tâm cúng bái, các linh hồn được an ủi và họ sẽ thấy được tấm lòng thành và phù hộ cho gia chủ.

Do khi mất còn nhỏ tuổi nên các Ngài thường không dám về hưởng lộ cùng các cụ, ong bà tổ tiên lớn tuổi nên thờ Bà Cô Ông Mãnh phải đặt bát hương riêng

Bát hương bà cô ông mãnh đặt bên nào cho đúng chuẩn nhất?

Nếu gia chủ có điều kiện, có thể đặt bàn thờ riêng cho Bà Cô Ông Mãnh. Nhưng nếu không có điều kiện hay không muốn thờ cúng rườm rà, bạn hoàn toàn có thể lập bàn thờ chung với các cụ tổ tiên và đặt bát hương riêng.

Trên bàn thờ chung bày trí ba bát hương là hợp lý nhất một bát thờ thổ công, một bát thờ tổ tiên và một bát để thờ bà Cô ông mãnh Tổ. Bát hương thờ thổ công là bát hương to nhất đặt ở giữa, cao hơn các bát hương còn lại. Khi thắp hương cũng thắp bát hương thổ công trước rồi đến hai bát còn lại vì đây là sự phân chia giữa thần linh và dân thường.

Bát hương thờ tổ tiên được đặt bên trái cách đều nhau 10 cm với bàn thờ Bà Cô Ông Mãnh ở bên phải.

Lưu ý khi thờ cúng Bà Cô Ông Mãnh

Thời gian cúng bái: Bà Cô Ông Mãnh thường được thờ cúng cùng vào ngày lễ tết hay giỗ chạp vì vào ngày thường hay vướng phải đại kỵ.

Việc cúng bái Bà Cô Ông Mãnh cũng phải thực hiện cẩn thận theo đúng nghi lễ, tránh những rủi ro không may xảy ra, vì điều này có thể phạm phải đại kỵ, hiệu quả cúng bái cũng sẽ giảm đi.

Bát hương thờ tổ tiên tuyệt đối không thờ chung tổ tiên họ hàng hai bên nội ngoại được mà phải riêng biệt.

Người thờ cúng nên là chủ gia đình, khi thờ chú ý trang phục sạch sẽ, gọn gàng, trang trọng, giữ một tấm lòng thành kính tới các Ngài.

Bạn có biết: Trong một dòng họ thường có nhiều bà Cô, ông Mãnh chết trẻ nhưng không phải bà Cô, ông Mãnh nào cũng được gọi là bà Cô Tổ và ông Mãnh Tổ?

Trong gia đình, dòng họ, những người chết trẻ hay chưa lập gia đình đều được dân gian gọi là Bà Cô ông Mãnh. Người ta cho rằng vì chết trẻ nên bà Cô ông Mãnh rất linh thiêng. Nếu cảm thấy “hợp” người thân nào thì sẽ phù hộ độ trì rất nhiều. Nếu thờ cúng bà Cô ông Mãnh không đến nơi đến chốn sẽ bị quở phạt.

Dân gian cũng quan niệm rằng trần sao âm vậy, bà Cô ông Mãnh tuổi thấp nên chưa thể hưởng hương hoa cùng các cụ đời trước. Giống như trên cõi dương gian, trẻ con chỉ ngồi riêng một mâm khi ăn giỗ nên bà Cô ông Mãnh cũng được thờ riêng 1 bàn thờ.

BÀ CÔ TỔ

Bà Cô Tổ được hiểu là một người nữ do Hội Đồng Gia Tiên tiền tổ đề cử ra, nhận lĩnh nhiệm vụ quán xuyến, trông nom, theo dõi, để ý các công, các việc của họ hàng, của con cháu ở cõi trần và tùy duyên độ trì che chở.

Người đảm nhận cương vị bà Cô Tổ phải thỏa mãn hai điều kiện:
  • Là người nữ, chưa lấy chồng, bị mất khi còn trẻ tuổi [Cũng có cả trường hợp vài tháng tuổi]
  • Vong linh ở nơi cõi âm có duyên tu tập theo đạo Mẫu [đạo Tiên] hoặc theo đạo Phật. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ là bà Cô Tổ không đi theo đạo nào, thậm chí có bà Cô Tổ còn bị giam giữ ở nơi địa ngục.

Trường hợp bà cô tổ dòng họ theo đạo mẫu [đạo tiên], nếu theo hầu các bà Chúa [Ví dụ Bà chúa thượng ngàn, Bà chúa thoải phủ] thì bà Cô Tổ còn được gọi là Chúa Cô Tổ. Nếu theo hầu các Chầu [ví dụ Chầu bé Bắc Lệ, Chầu Chín…] thì bà Cô Tổ có thêm danh hiệu là Chầu Cô Tổ.

Nếu Cô Tổ mang hai danh hiệu trên lại có tu tập tốt, thì trong thế kỷ tâm linh hiện nay còn được “bề trên“ giao phó cho nhiệm vụ chấm đồng bắt lính con cháu. Được hiểu là con cháu có duyên nợ với Tứ phủ hoặc Phật đạo thì bà cô tổ thuận theo đó để khai sáng, giác ngộ, hướng dẫn, dạy bảo, đưa đường chỉ lối… cho con cháu theo đường tu cho đúng với phận số.

ÔNG MÃNH TỔ

Mãnh Tổ dòng họ là người nam chết trẻ còn chưa lập gia đình, độ tuổi từ 13 tuổi trở lên hoặc là người đàn ông sống độc thân khi chết trung tuổi hoặc cao tuổi.

Ông mãnh tổ không do Hội Đồng Gia Tiên của dòng họ bầu cử ra mà do Hội Đồng Quan Sai Địa Phủ chỉ định. Mãnh tổ là người tu tập theo đạo Phật hoặc đạo Tiên [Mẫu], chịu trách nhiệm giám sát, quản lý, giúp đỡ các vong linh gia tiên tiền tổ ở nơi địa phủ.

Mãnh tổ chỉ có thể làm Phán Quan [điện ngục hoặc địa ngục] hoặc Hành Sai địa phủ chứ không nắm giữ bất cứ cương vị nào khác. Bởi vậy khi một người thân mất đi, cúng vong 49 ngày hoặc 100 ngày thường trong sớ Gia Tiên bao giờ cũng phải thỉnh đến ông Mãnh Tổ dòng họ…

NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Trong trường hợp đặc biệt, Mãnh Tổ của dòng họ có thể bị giam cầm nơi địa ngục do những tội lỗi gây ra khi hồn tiền dương thế, lúc này vong chưa thể tu học, tuy nhiên nếu được thoát linh địa ngục thì vong sẽ được bổ nhiệm làm Phán quan hoặc Hành sai, sau đó được cấp phép tu học theo một trong hai đạo đã nói ở trên.

Mãnh Tổ được chỉ định làm Quỷ Thần

Trường hợp đặc biệt hơn nữa là dòng họ vô phúc, Mãnh Tổ được chỉ định làm Quỷ Thần [hại người]. Trường hợp này dòng họ đó không thể nào tồn tại lâu được, đến thời điểm nào đó sẽ mất họ. Cô Tổ dẫu có linh thiêng mà không giác ngộ được con cháu dương trần làm lễ phả độ gia tiên thì cũng không có cách nào cứu nổi.

Nếu ông Mãnh Tổ là quỷ thần, bà Cô Tổ lại bị giam ở địa ngục thì thật là một cảnh bi đát khốn cùng, dòng họ ấy suy bại, chết yểu, thảm thương, vô phương cứu chữa.

Khi có ông Mãnh Tổ mới thay thế [thường phải sau hàng ngàn năm dương trần] thì Mãnh Tổ cũ sẽ siêu thoát sang cõi giới khác, tiếp tục con đường tu tập đạo pháp, hoặc được bổ nhiệm làm tiểu thần chứ không bao giờ quay lại đầu thai làm kiếp người . Ngược lại, Cô Tổ dòng họ có thể thăng thiên và có thể đầu thai vào cõi nhân làm người.

Như vậy chúng ta hiểu rõ ông Mãnh Tổ cũng có quyền hạn đáng kể, tuy nhiên khi cúng lễ [như ngày mồng 1, ngày rằm…] thì âm luật lại chỉ cho phép thỉnh Cô Tổ dòng họ chứ không được thỉnh đến ông Mãnh Tổ và khi lập bát hương cũng chỉ lập bát hương Cô Tổ dòng họ đại diện, không được lập bát hương thờ ông Mãnh Tổ.

Nếu một gia đình nào đó có người hợp vía hợp mệnh với ông Mãnh Tổ dòng họ thì mới được phép khấn mời Mãnh Tổ về thụ thực trong những nghi lễ cúng khấn và kêu cầu sự giúp đỡ cần thiết.

Bà cô ông mãnh là ai?

Bà Cô Ông Mãnh là ai? Theo quan niệm thờ cúng dân gian, Bà Cô Ông Mãnh là những người nữ – người nam chết trẻ [vào độ tuổi 12-18]. Họ thường chưa lập gia đình và rất quyến luyến với người thân. Vì vậy, sau khi mất, Bà Cô Ông Mãnh chưa vội đi đầu thai mà sẵn sàng ở lại, phù hộ và chở che cho con cháu trong nhà.

Tại sao gọi là bà cô ông mãnh?

Những người chết trẻ, chưa lập gia đình, dân gian gọi đó là bà Cô ông Mãnh. Người ta tin rằng, vì chết trẻ nên các bà Cô, ông Mãnh thường rất linh thiêng. Nếu “hợp” ai sẽ phù hộ độ trì rất nhiều. Nếu cháu chắt sơ ý, thờ cúng bà Cô, ông Mãnh không đến nơi đến chốn sẽ bị quở phạt.

Ông Quân Mạnh chết trẻ là gì?

1.2. Ông Mãnh là ai? Ông Mãnh chỉ những người nam chết trẻ còn chưa lập gia đình, độ tuổi từ 13 tuổi trở lên hoặc là người đàn ông sống độc thân khi chết trung tuổi hoặc cao tuổi.

Ông Hoàng Mạnh là ai?

Hoàng Mãnh [1933 – 2015] là một nghệ sĩ dương cầm, nghệ sĩ ưu tú người Việt Nam. Ông được xem là một trong những nghệ sĩ đệm đàn piano cho thanh nhạc đáng chú ý của nền âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20.

Chủ Đề