Bà bầu nên ăn bao nhiêu quả bơ một ngày năm 2024

Có nên ăn bơ khi mang thai? Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường nói: “Bơ – bùi – béo – bạn bà bầu” đâu các mẹ. Bởi giá trị dinh dưỡng trong bơ dành cho mẹ và bé thực sự quý giá. Trong bơ có chứa cực kì nhiều protein; vitamin A, nhóm B, C, E, K; các axit béo có lợi; và rất nhiều khoáng chất như canxi, sắt, magie, đồng, sắt…; rất có lợi cho mẹ bầu và em bé.

1. Lợi ích của việc ăn bơ khi mang thai

Lượng folate “khủng” giúp ngăn ngừa dị tật ở thai nhi

Bơ là trái cây dẫn đầu trong danh sách thực phẩm giàu folate. Đây là dưỡng chất vô cùng cần thiết với mẹ bầu, nhất là trong những tuần đầu tiên của thai kì.

Mẹ có biết rằng, 3/4 trẻ mắc dị tật về ống thần kinh vì mẹ thiếu folate khi mang thai? Trung bình, một quả bơ chứa tới 180mcg folate. Ngoài ra, folate cũng đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển các mô ở thai nhi. Vì vậy, mẹ hãy cố gắng ăn bơ trong suốt thai kì của mình nhé!

Bơ cực tốt cho mẹ bầu

Ăn bơ khi mang thai giúp chống nôn nghén

Rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén, mà nôn ói là triệu chứng phổ biến nhất. Có rất nhiều cách để “đánh bay” tình trạng này bằng phương pháp tự nhiên, điển hình như… ăn bơ khi mang thai. Thật đơn giản phải không các mẹ? Vì vitamin B6 dồi dào trong bơ giúp làm dịu dạ dày, ngăn ngừa những cơn buồn nôn và ợ hơi, ợ nóng,…

Ăn bơ khi mang thai giúp tăng cường hệ miễn dịch

Bị ốm khi mang thai thực sự là một điều vô cùng tồi tệ với các mẹ bầu. Bởi vì lúc này, sức khỏe của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Vậy nên để nâng cao sức khỏe, mẹ hãy ăn thật nhiều bơ. Lý do là vì loại quả này rất giàu vitamin B6, vitamin A, vitamin C và E. Các vitamin này giúp tăng cường sự trao đổi chất, nâng cao hệ miễn dịch của bé.

Ăn bơ khi mang thai – Cách làm đẹp an toàn

Ngay cả khi mang thai, phụ nữ vẫn mong muốn mình luôn rạng rỡ, xinh đẹp; thay vì khuôn mặt đầy nám, sạm da và thiếu sức sống. Thế thì hãy nghĩ đến bơ như một loại mỹ phẩm tuyệt diệu. Bởi mặt nạ từ bơ và sữa tươi có thể đem lại làn da mịn màng, sáng và khỏe mạnh. Ngoài ra, những mẹ nào thấy tóc trở nên khô và xơ rối do sự thay đổi nội tiết trong thời kì mang thai, hãy dùng chính quả bơ để làm “mặt nạ” cho tóc trở nên bóng khỏe, đầy sức sống. Loại “mỹ phẩm” này có tác dụng rất “kì diệu” và hoàn toàn không gây ra tác hại nào cho mẹ bầu.

Ăn bơ khi mang thai giúp bé thông minh từ trong bụng mẹ

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ ăn bơ khi mang thai sẽ giúp em bé khi sinh ra thông minh hơn. Lý do là các chất béo trong bơ rất tốt cho sự phát triển não của bé và tốt cho tim của mẹ.

Bơ giúp phát triển não bộ của thai nhi

Ăn bơ khi mang thai ngăn ngừa tiểu đường thai kì

Tiểu đường thai kì là bệnh nguy hiểm với cả mẹ và bé. Vì thế, thay vì nạp quá nhiều đồ béo, ngọt,… mẹ bầu hãy thay thế bằng nguồn chất béo lành mạnh trong bơ. Những chất béo có lợi này hỗ trợ sự hấp thụ dinh dưỡng và cân bằng lượng insulin trong cơ thể. Ăn bơ giúp phòng tránh nguy cơ bị tiểu đường ở các bà bầu. Hơn nữa, bơ rất giàu chất xơ nhưng chứa rất ít đường và tinh bột – “khắc tinh” của những mẹ bị tiểu đường.

Nguồn dưỡng chất dồi dào

Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ tăng lên đáng kể. Và trái bơ có chứa cực kì nhiều protein, vitamin, các axit béo có lợi và rất nhiều khoáng chất như canxi, sắt, magie, đồng, sắt,…

2. Mách các mẹ cách chọn, bảo quản và chế biến bơ để ăn bơ khi mang thai hiệu quả

Cách chọn bơ ngon

Chọn quả già:

Nếu mua phải bơ còn non thì khi ăn mẹ sẽ thấy có vị hơi đắng, vì thế hãy để ý đến cuống bơ. Những quả nào cuống nhỏ là bơ già – khi ăn sẽ có vị bùi, béo rất ngon. Ngược lại vết cuống còn to thì thường là những trái còn non.

Hãy chọn những quả bơ già nhé các mẹ

Để ý hình dáng và vỏ quả:

Những trái bơ ngon vừa chín khi cầm sẽ hơi mềm và chắc tay, phần vỏ hơi sần sùi nhưng căng bóng. Quả bơ thuôn dài thì hạt nhỏ hơn nhưng nhiều xơ, ngược lại những quả tròn có hạt to nhưng ít xơ hơn. Những quả bơ mà vỏ xanh bóng, có những điểm vàng sần sùi trên vỏ thì khi chín sẽ thơm và dẻo hơn. Tùy vào khẩu vị của mình, mẹ có thể chọn những quả bơ phù hợp nhé!

Cách bảo quản bơ

Để tiện lợi, nhiều mẹ thường mua sẵn rất nhiều bơ để tủ lạnh ăn dần. Tuy nhiên, nếu để quá lâu trong tủ, hương vị thơm ngon của nó cũng giảm đi. Thế nên mẹ đừng “tham” mà mua liền một lúc nhé.

Một lưu ý khác đối với những quả bơ còn xanh, đó là mẹ hãy để bơ chín tự nhiên trước khi cho vào tủ lạnh. Nếu mẹ cất tủ lạnh trước rồi đem ra cho bơ chín dần thì khi ăn sẽ “sượng”, tức là phần cùi chỗ mềm chỗ cứng rất khó ăn.

Cách chế biến bơ

Dùng dao cắt 1 vòng quanh quả bơ và tách đôi, bỏ hạt. Vậy là chỉ cần 1 chiếc thìa, mẹ đã có thể ăn bơ rất ngon lành rồi. Nếu thích “cầu kì” hơn, hãy làm sinh tố bơ cùng sữa và chút nước chanh, hương vị sẽ đậm đà hơn rất nhiều. Ngoài ra, mẹ có thể xay bơ cùng những trái cây ngon lành và bổ dưỡng khác như chuối, kiwi,… để có 1 ly sinh tố tuyệt vời cho bữa phụ mỗi ngày.

Bà bầu ăn bơ khi nào là tốt nhất?

Thời điểm bà bầu ăn bơ tốt nhất Thời điểm ăn tốt nhất là từ 1-2 tiếng trước bữa ăn, và nếu không muốn tích chất béo thì nên ăn vào buổi sáng. 3 tháng giữa và cuối thai kỳ: Thì nên dùng bơ sau bữa ăn từ 1-2 tiếng, vào buổi trưa hay chiều là thời điểm tốt nhất để hấp thụ Vitamin.

1 ngày ăn bao nhiêu quả bơ là đủ?

Một quả bơ trung bình có chứa 250 calo và 23g chất béo. Tùy vào mức độ ăn của mỗi người trong 1 ngày. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng nói trên thì mỗi ngày nên ăn 1/2 trái bơ.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?

1. 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai nên kiêng gì?.

1.1 Hải sản chứa thủy ngân. ... .

1.2 Thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín. ... .

1.3 Trứng sống hoặc chưa nấu chín. ... .

1.4 Sữa chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa. ... .

1.6 Rau hoặc trái cây chưa rửa kỹ ... .

1.7 Uống quá nhiều cà phê ... .

1.8 Kiêng uống rượu. ... .

1.9 Không uống vitamin A..

Bà bầu ăn bao nhiêu bộ một ngày là đủ?

Bà bầu ăn quả bơ cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể Nhưng chỉ với nửa quả bơ [khoảng 100 gram] đã cung cấp 7 gram chất xơ cho cơ thể, chiếm 25% tổng giá trị chất xơ mà phụ nữ mang thai được khuyến nghị phải bổ sung hàng ngày [28 gram].

Chủ Đề