Bà bầu ăn măng tươi có tốt không

Những món ăn như bún măng vịt hay canh măng khô hầm hẳn là những món ăn quen thuộc với người Việt. Trong măng có rất nhiều nước và chất xơ, ngoài ra còn có chứa protein, các khoáng chất khác như canxi, sắt, kali và phốt pho. Hàm lượng kali trong măng khá cao, lại ít đường và chất béo sẽ có tác dụng giảm viêm, tăng sức sống cho các tế bào trong cơ thể.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai có thể ăn măng trong suốt cả thai kỳ, bao gồm cả măng tươi và măng khô và măng ngâm. Nhưng mẹ bầu không được ăn quá nhiều mà chỉ nên ăn khoảng  200g/1 lần và chỉ nên ăn 2 lần trong một tháng. Ngoài ra, để tránh bị ngộ độc măng, khi mua về mẹ phải chú ý sơ chế để loại bỏ tối đa độc tố trong măng. 

Như vậy, với câu hỏi “mang thai có ăn măng được không?” thì câu trả lời là “có”. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý khi ăn măng để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, lưu ý như thế nào xin mời theo dõi tiếp ở bên dưới.

Giá trị dinh dưỡng của măng

Măng thì có nhiều loại như măng tre, măng nứa, măng vầu, măng ngâm chua, măng khô, mỗi loại măng đều có những thành phần dinh dưỡng đa dạng. 

 

Bảng thành phần dinh dưỡng có trong 200g măng 

Ngoài chủ yếu là nước, măng chứa chất xơ, chất chống oxy hóa, protein và các loại vitamin và khoáng chất khác. Các chất dinh dưỡng có trong măng cụ thể là:  

  • Giàu chất xơ

So với những loại rau khác, hàm lượng chất xơ trong măng khá cao, chiếm 2,56%. Trong khi đó, hàm lượng chất xơ của các loại rau mầm là 1,27%, và trong cải bắp là 1,58%. Với hàm lượng chất xơ cao trong măng sẽ hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư hệ tiêu hóa.

  •  Chất chống oxy hóa

Trong măng có chứa phytosterol, hoạt động như một chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm và cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.

  • Ít chất béo và đường

Măng chứa một lượng đường và chất béo rất nhỏ, không đáng kể. Chính vì vậy món ăn này sẽ không gây ra các bệnh béo phì, tiểu đường hoặc cao huyết áp

Mang thai ăn măng có lợi ích gì?

Theo các chuyên gia, so với tất cả các loại hoa quả khác, lượng chất xơ trong măng tươi cao hơn rất nhiều lần. Lượng chất xơ dồi dào như thế sẽ đem đến nhiều lợi ích cho cơ thể mẹ bầu, cụ thể là: 

1. Tăng cường miễn dịch: Ăn măng vào những giai đoạn thời tiết chuyển mùa sẽ giúp mẹ bầu tăng cường miễn dịch, phòng ngừa các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh vì trong măng có tính kháng khuẩn, kháng virus. Ngoài ra lượng chất xơ dồi dào có trong măng còn có tác dụng làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó hạn chế lại các yếu tố gây ra lão hóa, chống oxy hóa và hạn chế nguy mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. 

2. Tốt cho hệ tiêu hóa: Khi bào thai ngày một lớn dần sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa của mẹ. Vì chứa nhiều chất xơ nên măng còn có tác dụng trị táo bón, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

3. Phòng ngừa ung thư: Măng là thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, vì vậy khi mẹ bầu ăn măng, các chất chống oxy hóa trong măng sẽ ngăn cản sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư hệ tiêu hóa.

4. Kiểm soát cân nặng, tốt cho những mẹ bầu bị béo phì và tiểu đường thai kỳ: Măng chứa rất ít đường và chất béo nhưng lại nhiều chất xơ nên có thể tạo cảm giác no lâu  và không bị tăng cân khi ăn, đồng thời giảm nỗi lo bệnh nặng lên của tiểu đường thai kỳ.

Các món ăn được chế biến từ măng đem lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể

Tác hại của việc ăn măng đối với phụ nữ mang thai

Măng tươi là một trong số những thức ăn đầy chất dinh dưỡng, tuy nhiên có nhiều mẹ bầu băn khoăn rằng “liệu ăn măng trong thai kỳ có nguy cơ gây sảy thai không?” thì câu trả lời là mặc dù đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng măng có thể gây hại đối với thai nhi. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên thận trọng khi ăn măng, thậm chí là tuyệt đối phải tránh xa ở 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi khi mang thai, mẹ bầu thường xuyên phải bổ sung sắt để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Khi ăn măng, mẹ bầu sẽ có nguy cơ thiếu sắt vì trong măng chứa độc tố cyanide gây hại cho chuỗi hô hấp, cyanide gây ra tình trạng thiếu oxy, gây thiếu máu.

Tác hại của việc ăn măng đối với mẹ bầu

Các món ăn được chế biến từ măng đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng ở những mức mức độ khác nhau. Biểu hiện của ngộ độc măng là: đau bụng, đau đầu, buồn nôn và gần giống với hiện tượng ngộ độc sắn. Hiện tượng ngộ độc xảy ra là vì măng có nhiều glucozit, đặc biệt có nhiều ở măng tươi. Khi gặp men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày, glucozit sẽ bị thủy phân và giải phóng acid xyanhydric. Acid này là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ngộ độc măng.

Trong măng tươi có 2,56% chất xơ, lượng chất xơ ngoài những lợi ích nhất định thì nó còn là nguyên nhân khiến bà bầu đầy hơi, khó tiêu. Đối với các mẹ bầu 3 tháng đầu mang thai có thể khiến tình trạng ợ hơi, đầy bụng trở nên trầm trọng, đặc biệt ở các mẹ đang bị ốm nghén.

Một lưu ý khác dành cho mẹ bầu ăn măng khi mang thai 

  • Tránh ăn măng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ

Nhiều mẹ hỏi rằng: Bầu 3 tháng đầu ăn măng được không? Thực tế là giai đoạn này mẹ bầu đang thích nghi với những thay đổi bên trong cơ thể, ăn nhiều măng có thể gây khó chịu, khó tiêu.

Thêm vào đó là chất glucozit trong măng còn làm giảm quá trình chuyển hóa sắt trong cơ thể, ăn nhiều sẽ khiến mẹ khó hấp thụ sắt. Nếu mẹ bầu muốn ăn thì nên nhai thật chậm để tiêu hóa hết chất xơ, hạn chế bị đầy bụng. Đặc biệt các mẹ bầu mắc bệnh về tiêu hóa, sỏi thận thì nên hạn chế ăn măng, nhất là các loại măng chua, măng ngâm vì có thể măng đã được ngâm với hóa chất để hạn chế hư thối.

Ngoài ra với các câu hỏi: Bà bầu có ăn được măng khô không? Bầu 3 tháng đầu ăn măng khô được không? thì câu trả lời vẫn được mẹ nhé, tuy nhiên mẹ nên chọn măng khô uy tín, phơi sây cẩn thận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không nên ăn quá nhiều.

Mẹ bầu nên tránh ăn măng trong 3 tháng đầu thai kỳ

  • Măng cần được sơ chế để giảm chất độc

Với măng tươi mẹ bầu cần loại bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt măng thành từng lát mỏng và ngâm măng trong nước qua đêm, sau đó đem đi luộc chín. Sau khi luộc, tiếp tục ngâm măng trong nước 2-4 tiếng trước khi chế biến thành món ăn.

Với măng khô mẹ bầu cũng đem đi ngâm măng với nước muối từ 4-8 giờ, sau đó đem đi luộc rồi mới dùng để chế biến món ăn. Mẹ bầu không nên ăn măng đã chế biến sẵn mua tại chợ vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và khâu chế biến măng không đảm bảo.

  • Bí quyết chọn măng tươi ngon

Bí quyết để mua măng ngon và an toàn là nên chọn mua măng tươi, măng còn thơm, vỏ không bị đốm. Măng khi được sơ chế xong sẽ có màu trắng ngà, mẹ không nên mua những loại măng có màu trắng hoặc vàng vì có thể đây là măng bị tẩm hóa chất.

Trên đây là những chia sẻ của POH về những thông tin giúp giải đáp thắc mắc mang thai ăn măng được không? Giúp mẹ bầu cân nhắc, lựa chọn trước khi ăn măng. 

Ngoài ra, để có một thai kỳ khỏe mạnh, để con yêu được phát triển tốt nhất ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ,mẹ đừng quên thực hành thai giáo hằng ngày cho con với POH Thai giáo nhé!

POH Thai giáo là chương trình duy nhất cá nhân hóa cho mẹ và bé. Bé lớn đến đâu chương trình sẽ đưa ra bài tập thực hành phù hợp với sự phát triển của con đến đó giúp mẹ tiết kiệm thời gian thực hành mà Thai giáo đạt hiệu quả tối ưu

Bà bầu ăn măng bị gì?

2.1 Măng có nguy cơ gây ngộ độc thai kỳ Acid cyanhydric có thể khiến mẹ bầu bị ngộ độc với các triệu chứng giống như ngộ độc sắn: đau đầu, choáng váng, ù tai, nôn mửa, tê lưỡi, tụt huyết áp. Chất glucozit này có nhiều trong măng tươi, vì vậy mẹ bầu nên tránh xa các món ăn từ măng tươi.

Măng cụt có tác dụng gì với bà bầu?

Măng cụt có chứa axit folic [folate]. Đây là chất quan trọng trong việc ngăn ngừa một số phát triển bất thường và dị tật bẩm sinh về não và cột sống ở thai nhi. Với hàm lượng axit folic trong măng cụt bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết này, giúp mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt nhất.

Quan hệ khi mang thai tháng thứ mấy?

Không một câu trả lời chính xác với việc bầu có quan hệ đến tháng thứ mấy. Điều này là tùy vào trạng thái sức khỏe và tinh thần của mẹ bỉm vào lúc đó. Gợi ý bạn nên hạn chế quan hệ vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ vì những thay đổi thể xảy ra nhé.

3 tháng đầu thai kỳ nên ăn hoa quá gì?

Gợi ý những loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu.
Quả nho. Không chỉ đối với người thường, nhỏ cũng là một trong những loại trái cây cực kỳ tốt đối với các mẹ bầu đang mang thai 3 tháng đầu. ... .
Quả chuối. Quả chuối rất tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu. ... .
Quả táo. ... .
Quả xoài. ... .
Quả lựu. ... .
Quả bơ ... .
Quả nhãn. ... .
Quả dứa..

Chủ Đề