Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn học Việt Nam

Có thế nói, chưa bao giờ, vấn đề về Văn hóa nói chung, Văn hóa Phật giáo Việt Nam nói riêng lại được nhiều người, nhiều giới quan tâm nghiên cứu bàn luận đến như vậy. Vì sao ?Văn hóa là phần hồn của dân tộc, là động lực để phát triển kinh tế xã hội. Văn hóa là một phạm trù rất rộng, vốn là sản phẩm chỉ có ở loài người, được tạo ra và phát triển trong quan hệ giữa con người và xã hội. Ngược lại, văn hóa lại tác động không nhỏ vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua con đường giáo dục. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và xã hội được biểu hiện trong các hình thức tổ chức đời sống, hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra.Khó có thể đưa ra một khái niệm về văn hóa được mọi người, mọi giới chấp nhận. Hiện nay, ít nhất cũng có đến hàng trăm định nghĩa, khái niệm về văn hóa khác nhau được nhìn từ nhiều giác độ

Bạn đang xem: ảnh hưởng của phật giáo đến văn hóa việt nam

khác nhau. Thông thường, theo nghĩa hẹp, văn hóa trong tiếng Việt, dùng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa rộng, văn hóa là một tổng thể phức hợp bao hàm các lĩnh vực tư tưởng, văn học, đức tin, pháp luật, nghệ thuật, lịch sử, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức...Nói một cách khái quát nhất, văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử. “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội.”Văn hóa còn là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần. Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, gồm cả hai khía cạnh: Vật chất như nhà cửa, quần áo, xe cộ, các phương tiện và phi vật chất của xã hội như văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, tư tưởng,..Trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, mỗi giác độ khác nhau, cách hiểu về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều sự khác biệt đáng kể. Về mặt thuật ngữ khoa học, có lẽ từ “Văn hóa” bắt nguồn từ chữ La tinh “Cultus” mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa “Cultus Agri” - gieo trồng ruộng đất và “Cultus Animi” - gieo trồng tinh thần tức là “sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người”.Đáng lưu ý là định nghĩa của Edward Sapir [1884 - 1939], nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: “Văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống.”1Ngày 2/2/ 2002 Unesco – tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra định nghĩa về văn hóa được


nhiều người chấp nhận như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và niềm tin.”2Hiện nay, không ít người nhầm lẫn khái niệm Văn hóa Phật giáo và Văn hóa Phật giáo Việt Nam. Cách hiểu lầm thứ nhất là do đồng nhất hai khái niệm Văn hóa Phật giáo và Văn hóa Phật giáo Việt Nam. Biểu hiện thực tế trong đời sống văn hóa của cách hiểu này là phê phán những chùa có tổ chức các lễ cúng giao thừa; cúng Thượng nguyên [Rằm tháng Giêng], cầu an, cúng sao, giải hạn; cúng cô hồn, xá tội vong nhân và dịp Trung nguyên; cúng Hạ nguyên [Rằm tháng 10]…là không đúng lời Phật dạy, không phải văn hóa Phật giáo Việt Nam… Cách hiểu nhầm thứ hai theo hướng tiêu cực:Văn hóa Phật giáo Việt Nam là pha tạp, hỗn dung, không còn thuần tính văn hóa Phật giáo gốc. Dẫn đến nhận thức rằng, phải quay về với văn hóa Phật giáo thuần túy, văn hóa Phật giáo gốc mới là tốt nhất.Thật ra có phải như vậy chăng?Những ai quan tâm đến đạo Phật, nghiên cứu lịch sử Phật giáo đều biết rõ, khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên, đạo Phật từ Ấn Độ lan tỏa khắp nơi bằng con đường văn hóa và thông qua văn hóa hòa hợp. Thực tế đã chứng minh hùng hồn, Văn hóa Phật giáo với đặc tính từ bi và dung hợp, đi đến đâu cũng dễ dàng được tiếp nhận và dung hòa với văn hóa tín ngưỡng của nơi đó như nước hòa với sữa, không những không bao giờ loại trừ, triệt tiêu văn hóa tín ngưỡng bản địa, mà còn nâng đỡ, bổ sung, hòa hợp. Từ đó, nền văn hóa của nơi mà Phật giáo đến, được nâng tầm, phong phú, đa dạng hơn.Các nhà sư, nhà truyền giáo, tín đồ của Phật giáo, khi bắt đầu sang Trung Hoa, họ học chữ Hán, tiếng Hán, tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng bản địa, nghiên cứu Nho giáo, Đạo giáo của người Trung Hoa. Họ dùng chữ Hán, tiếng Hán, có khi mượn
dùng cả các khái niệm, thuật ngữ của Nho – Đạo vốn quen thuộc với người dân nơi đây, để truyền bá tinh hoa tư tưởng, văn hóa Phật giáo tại Trung Hoa. Nhờ vậy, Phật giáo mới có mặt và hưng thịnh tại Trung Hoa.Tông chỉ quan trọng nhất, góp phần tạo nên thành công của tổ chức Phật giáo Phật Quang Sơn [Đài Loan] do hòa thượng Tinh Vân sáng lập là:“Dĩ văn hóa hoằng dương chính pháp Dĩ giáo dục bồi dưỡng nhân tàiDĩ từ thiện phúc lợi xã hộiDĩ cộng tu tịnh hóa nhân gian.”[Lấy văn hóa để hoằng dương Phật pháp Lấy giáo dục để bồi dưỡng nhân tàiLấy từ thiện để phúc lợi xã hộiLấy cùng tu để tịnh hóa nhân gian] 2Phật giáo có mặt tại Việt Nam, chậm nhất là từ những năm đầu Công nguyên, thông qua con đường giao lưu và tiếp biến văn hóa. Với những điểm tương đồng vốn có, tinh hoa tư tưởng văn hóa Phật giáo khi vào Việt Nam nhanh chóng được dân ta – cư dân văn hóa lúa nước nông nghiệp hiền hòa chất phác, tiếp nhận một cách tự nhiên. Phật giáo nhanh chóng bén rễ và lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội. Cũng chính nhờ đặc tính từ bi dung hợp, thông qua con đường văn hóa, Phật giáo không chỉ dung hòa với văn hóa tín ngưỡng bản địa đa thần mà còn dung hợp với tinh hoa văn hóa Nho– Đạo, vốn đã được một bộ phận dân ta tiếp nhận từ đầu Công nguyên, tạo nên một nền văn hóa phong phú, đa dạng, nhân văn và đầy sức sống. Chùa Pháp Vân, chùa Pháp Lôi, chùa Pháp Vũ, chùa Pháp Điện, chùa Một Cột, chùa Báo Thiên, chùa Thiên Mụ, chùa Tam giáo… là kết quả của quá trình dung hợp. Những lời dạy các bậc cổ đức thiền sư về tâm thế tu tập liên quan đến sự dung hợp này


rất đáng ghi lòng: “Muốn tu hành thành tựu giác ngộ giải thoát như đức Phật thì chỉ cần y theo giáo lý kinh điển của Phật giáo. Nhưng muốn hoằng dương chánh pháp lợi lạc quần sanh sâu rộng thì việc vận dụng tinh hoa Nho – Lão hòa với tín ngưỡng văn hóa bản địa không thể không thể không lưu tâm mà được.” Không ít người khó lý giải, vì sao dân tộc Việt Nam đã từng rơi vào ngàn năm Bắc thuộc với chính sách đồng hóa về văn hóa mà vẫn không tiêu diệt được văn hóa của dân tộc ta? Một số nhà nghiên cứu uy tín cho rằng, phải chăng, nhờ hồn thiêng, phúc khí của dân tộc, sự hòa hợp giữa văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo từ rất sớm nên cái hồn của văn hóa dân tộc đã được định hình với sức sống bất diệt. Cho dù dân tộc , ngàn năm Bắc thuộc nhưng cái hồn văn hóa ấy, sức sống của văn hóa ấy bất diệt. Đúng như nhận định của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng như không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh.”3Văn hóa Phật giáo Việt Nam và văn hóa Việt Nam như là một thực thể tinh thần khó có thể tách rời nên sẽ khó tránh khỏi khiếm khuyết, nếu nghiên cứu văn hóa dân tộc Việt Nam mà bỏ qua văn hóa Phật giáo Việt Nam và ngược lại.Ở một khía cạnh nào đó, Văn hóa Phật giáo Việt Nam chính là phần nền, phần móng vững chắc của ngôi nhà Phậtgiáo Việt Nam. Nếuphần nền móng này bị lung lay sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ngôi nhà Phật giáo. Vì vậy, chung tay vun đắp Văn hóa Phật giáo Việt Nam là bổn phận của tất cả những người con Phật, không kể là xuất gia hay tại gia.Khi chúng ta đã xác định rõ khái niệm Văn
hóa Phật giáo Việt Nam bao gồm tinh hoa của Văn hóa Phật giáo và tinh hoa của Văn hóa bản địa dân tộc Việt Nam, thì những vấn đề khủng hoảng nhận thức văn hóa có liên quan đến Phật giáo trong thời gian qua sẽ được nhận thức thấu đáo hơn. Và như thế, mọi giới sẽ có cách ứng xử văn

hóa phù hợp với những vấn đề như: Cầu an, cúng sao, giải hạn Rằm tháng Giêng có phải của Phật giáo không? Cúng thượng nguyên, trung nguyên, hạ nguyên, cầu siêu, cúng vong thỉnh vong có phải của Phật giáo không ?Khi nhận thức rõ hai thành phần quan trọng của Văn hóa Phật giáo Việt Nam như trên, ta có cơ sở để lý giải các hiện tượng văn hóa trong Phật giáo Việt Nam hiện nay.Với tính cấp thiết và tầm quan trọng của Văn hóa Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Chúng con kính nghĩ rằng, phải chăng đã đến lúc, các bậc trưởng lão tôn túc lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Ban Giáo dục Phật giáo trung ương, Ban Văn hóa trung ương, chư vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni lãnh đạo, điều hành các trường Phật học, Học viện và Cao đẳng Phật giáo bớt chút thơi gian quan tâm suy nghĩ, nên chăng nghiên cứu, tổ chức hội thảo chuyên đề, soạn giáo trình, đào tạo giảng viên chuyên ngành Văn hóa Phật giáo, nhằm cấp thiết xúc tiến đưa môn “Văn hóa Phật giáo Việt Nam” vào chương trình dạy chính quy một cách có hệ thống cho Tăng Ni sinh từ cấp học Trung cấp trở lên với những nét cơ bản nội dung môn học này như sau:Khái quát về Văn hóa và Văn hóa Việt NamKhái niệm Văn hóa Phật giáo Việt NamVăn hóa dung hợp – đặc trưng của Văn hóa Phật giáo Việt Nam [Văn hóa bản địa Việt Nam, tín ngưỡng, phong tục, tinh hoa văn hóa Nho, Đạo]Văn hóa nhận thức Phật giáo [Tứ đế, Bát chánh đạo, duyên khởi, vô ngã, vô thường…]Văn hóa từ bi, tỉnh thức [cơ sở của tinh thần dung hợp]Văn hóa thiền Phật giáo [thiền trong mọi sinh hoạt đời sống]Văn hóa đạo đức Phật giáo [Tam quy, ngũ giới, thập thiện, nhân quả…]

Xem thêm: Đọc Epub Trên Máy Đọc Sách Kindle Đọc Được File Gì, Chuyển Định Dạng File Sách Bằng Phần Mềm Calibre

Văn hóa nghi lễ cầu an, cầu siêu [thờ tự, niệm Phật, tụng kinh, trì chú, cầu nguyện, hằng thuận…]Văn hóa nghệ thuật Phật giáoVăn hóa mỹ thuật kiến trúc Phật giáo [kiến trúc chùa, tháp, hoa văn…]Văn hóa sinh hoạt giao tiếp ứng xử [Chắp tay hình búp sen, chào hỏi…]Tài nguyên Văn hóa Phật giáo Việt NamCăn cứ vào những vấn đề được trình bày ở trên, chúng tôi phác thảo sơ lược “đề cương môn Văn hóa Phật giáo Việt Nam như sau:

Chương

1. Các khái niệm cơ bản1.1. Văn hóa và văn hóa học1.2. Văn hóa Việt Nam và Văn hóa Phật giáo Việt Nam1.3 Văn hóa và môi trường tự nhiên, xã hội1.4 Tiếp xúc và giao lưu văn hóaChương 2. Văn hóa nhận thức Phật giáo2.1. Tổng quan về hệ thống kinh điển và tư tưởng cốt lõi của Phật giáo2.2 Vũ trụ quan [Bản thể luận] Phật giáo và ảnh hưởng của nó trong đời sống tư tưởng, đời sống tâm linh con người2.3 Nhân sinh quan [Giải thoát luận và con đường tu chứng] Phật giáo và ảnh hưởng của nó trong đời sống tư tưởng, đời sống tâm linh con người2.4 Quan hệ con người và môi trường trong nhận thức Phật giáo2.5 Việc dịch kinh Phật đối với sự phát triển ngôn ngữ và văn chương ở các nước châu ÁChương 3. Văn hóa tổ chức cộng đồng trong Phật giáo3.1.Giáo hội, tăng chúng và tín đồ3.2 Văn hóa Phật giáo với đạo đức xã hội và gia đình
3.3 Chùa chiền – tự viện Phật giáo3.4 Phong tục, nghi lễ liên quan đến Phật giáo3.5 Lễ tết, lễ hội liên quan đến Phật giáoChương 4. Văn hoá nghệ thuật Phật giáo4.1 Kiến trúc Phật giáo4.2 Điêu khắc Phật giáo4.3 Hội hoạ Phật giáo4.4 Âm nhạc Phật giáo4.5 Văn học Phật giáo4.6 Văn hóa thiền Phật giáo….”4
4THAY LỜI KẾTChúng ta biết, từ khi đạo Phật có mặt ở Ấn Độ, sau đó lan tỏa truyền bá khắp năm châu bốn biển thông qua văn hóa và bằng con đường văn hóa. Văn hóa Phật giáo truyền đến nơi nào cũng hòa hợp với văn hóa bản địa như nước hòa với sữa, không những không triệt tiêu văn hóa bản địa, mà còn vun đắp, nâng đỡ nền văn hóa bản địa nơi đó càng phong phú đa dạng vươn lên tầm cao hơn.Hiện nay, các bậc tôn túc lãnh đạo Học viện Phật giáo Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đặc biệt ưu tư quan tâm đến nền giáo dục Phật giáo nước nhà, tổ chức hội thảo, làm sách chuyên đề: Phật học Việt Nam thời hiện đại – cơ hội và thách thức, nhằm kỷ niệm 35 năm thành lập Học viện Phật giáo Việt Nam, chúng con viết bài tham luận này, chỉ với ý nguyện thiết tha, mong Phật giáo Việt Nam ngày càng vững mạnh, Giáo dục Phật giáo Việt Nam, Văn hóa Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển đúng hướng, góp phần hoằng dương chính pháp, lợi lạc nhân sinh, nhất là trong thời đại công nghệ tri thức, công nghệ khoa học vô cùng phát triển nhưng chỉ số hạnh phúc của con người không mấy khả quan.


Tài
liệu tham khảoNguyễn Đăng Điệp – Đoàn Lê Giang, Văn học và văn hóa tâm linh, NXB KHXH, 2018Nguyễn Thị Bảy, Văn hoá Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc bộ, NXB VHTT, HN, 1997.Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, NXB TPHCM, 1992 Phan Huy Lê, Lịch sử và văn hóa Việt Nam – tiếp cận bộ phận, NxbGiáo dục, 2007Will Durant [Nguyễn Hiến Lê dịch], Lịch sử văn minh Ấn Độ, NXB VHTT, HN, tb, 2006.Nguyễn Đăng Duy, Phật giáo với văn hoá Việt Nam, NXB Hà Nội, 1999.Robert E. Fisher, Mỹ thuật và kiến trúc Phật giáo, bd, NXB Mỹ thuật, HN, 2002Thích Hạnh Tuệ, Văn học Phật giáo Việt Nam – một hướng tiếp cận, NXB KHXH, 2018Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, 3 tập, NXB Lá Bối, Paris và SG, in lần đầu 1973; NXB Văn Học, HN, tái bản, 1994.Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB TP. HCM, 1990Nguyễn Công Lý, Văn học Phật giáo thời Lý – Trần: diện mạo và đặc điểm, NXB ĐHQG TP. HCM, 2002, tb 2004.Thích Hạnh Tuệ - Th Thanh Quế, “Sự dung hợp và giao thoa Phật– Nho trong văn học Phật giáo Việt Nam” in trong Nghiên cứu Văn học, số chuyên đề Văn học và văn hóa Phật giáo tháng 5, 2019.Diane Morgan, [Lê Văn Hy dịch], Triết học tôn giáo phương Đông, NXB Tôn giáo, HN, 2006.Pháp sư Thánh Nghiêm [Thích Tâm Trí dịch], Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, NXB Phương Đông, TP. HCM, 2008.

Xem thêm:

Trần Quốc Vượng chủ biên, Văn hóa Việt Nam những bước tiếp cận liên ngành, NXB Văn học 2014.Junjiro Takakusu [Tuệ Sỹ dịch], Tinh hoa triết học Phật giáo, NXB Phương Đông, TP. HCM, 2007.Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1, NXB Thuận Hoá, Huế, 1999; tập 2, NXB TP. HCM, 2001; tập 3, NXB TP. HCM,2002.Nguyễn Đăng Thục, Phật giáo Việt Nam, Mặt Đất xb, SG, 1974.Nguyễn Tài Thư [chủ biên], Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Viện Triết học, HN, 1993.Theodore M. Ludwig, Những con đường tâm linh phương Đông, phần I: Các tôn giáo khởi nguyên ở Ấn Độ, bd, NXB VHTT, HN, 2000.Nhiều tác giả, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017Thích Phụng Sơn, Những nét văn hóa của đạo Phật, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1995.

Video liên quan

Chủ Đề