Ancol ko no như thế nào

Lí thuyết chung về ancolAncol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C no.

2. Phân loại

- Theo cấu tạo gốc hiđrocacbon: ancol no, ancol không no, ancol thơm (phân tử chứa vòng benzen).

- Theo số lượng nhóm OH: ancol đơn chức, ancol đa chức.

- Theo bậc ancol (bằng bậc của C mang nhóm –OH).

a. Ancol no, đơn chức, mạch hở : CnH2n+1OH (hoặc CnH2n+2O) (n ≥ 1).

b. Ancol no, đa chức, mạch hở: CnH2n+2-m(OH)m (hoặc CnH2n+2Om ) (m >1, n ≥ m ).

c. Ancol không no chứa 1 liên kết đôi C=C, đơn chức, mạch hở : CnH2n-1OH (hoặc CnH2nO) (n ≥ 3).

II. ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP

* Điều kiện bền của ancol:

+ nhóm -OH đính vào C no

+ chỉ có 1 nhóm -OH đính vào 1 cacbon

1. Đồng phân

CTPT CnH2n+2O no, đơn chức mạch hở có đồng phân:

+ Mạch cacbon (n ≥ 4).

+ Nhóm chức (chức ancol và chức ete) ((n ≥ 2).

+ Vị trí nhóm chức (n ≥ 3).

Ví dụ: CTPT C3H8O có bao nhiêu đồng phân ?

+ Đồng phân ancol: CH3-CH2-CH2OH và CH3-CH(OH)-CH3

+ Đồng phân ete: CH3-CH2-O-CH3

2. Danh pháp

a. Tên thông thường (tên gốc chức)

Tên gốc chức: Ancol + Tên gốc hiđrocacbon + ic

Ví dụ: CH3OH: ancol metylic, C2H5OH: ancol etylic.

b. Tên thay thế

Tên thay thế: Tên gốc hiđrocacbon tương ứng + số chỉ vị trí nhóm –OH + ol

Chú ý:  + Chọn mạch chính là mạch cacbon dài nhất liên kết với nhóm  –OH.

              + Đánh số thứ tự từ nguyên tử cacbon gần nhóm –OH hơn.

Ví dụ:

Ancol ko no như thế nào

III. TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ LIÊN KẾT HIĐRO

- Ancol có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước cao hơn so với hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ete có khối lượng phân tử tương tự.

Nguyên nhân: ancol có liên kết –O–H phân cực nên hình thành được liên kết hiđro với nhau (làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi) và với nước (làm tăng độ tan trong nước).

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

  1.  Trang chủ
  2. Củng cố kiến thức
  3. Lớp 11
  4. Hóa học

Bài 40. Ancol

I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI
1. Định nghĩa
Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hiđroxyl -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no$^{(1)}$.

2. Phân loại
a) Ancol no, đơn chức, mạch hở
Phân tử có một nhóm -OH liên kết với gốc ankyl: ${{\rm{C}}_n}{H_{2n + 1}} - OH$

b) Ancol không no, đơn chức, mạch hở
Phân tử có một nhóm -OH liên kết với nguyên tử cacbon no của gốc hiđrocacbon không no.

c) Ancol thơm, đơn chức
Phân tử có nhóm -OH liên kết với nguyên tử cacbon no thuộc mạch nhánh của vòng benzen.

d) Ancol vòng no, đơn chức
Phân tử có một nhóm -OH liên kết với nguyên tử cacbon no thuộc gốc hiđrocacbon vòng no.

e) Ancol đa chức
Phân tử có hai hay nhiều nhóm -OH ancol.

II. ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP
1. Đồng phân
Các ancol no, mạch hở, đơn chức có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức -OH (trong mạch cacbon).

2. Danh pháp
a) Tên thông thường
Ancol + tên gốc ankyl + ic

b) Tên thay thế
Tên hiđrocacbon tương ứng với mạch chính + số chỉ vị trí nhóm OH + ol

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Các ancol là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường. Nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của các ancol tăng theo chiều tăng của phân tử khối ; ngược lại độ tan trong nước của chúng lại giảm khi phân tử khối tăng
Các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn các hiđrocacbon có cùng phân tử khối hoặc đồng phân ete của nó là do giữa các phân tử ancol có liên kết hiđro$^{(1)}$.

IV. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Phản ứng thế H của nhóm OH

a) Tính chất chung của ancol
* Tác dụng với kim loại kiềm
Natri phản ứng với etanol giải phóng khí hiđro.
${\rm{2}}{{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{5}}}{\rm{ - O - H + 2Na}} \to {\rm{2}}{{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{5}}}{\rm{ - ONa + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}$

b) Tính chất đặc trưng của glixerol
Thí nghiệm:
Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống 3 - 4 giọt dung dịch $CuS{O_4}$ 2% và 2 - 3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ. Trong cả hai ống nghiệm đều có kết tủa xanh của $Cu{(OH)_2}$:
$CuS{O_4} + 2NaOH \to Cu{\left( {OH} \right)_2} \downarrow  + N{a_2}S{O_4}$

Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 3 - 4 giọt etanol, vào ống thứ hai 3 - 4 giọt glixerol. Lắc nhẹ cả hai ống nghiệm. Trong ống (1): kết tủa không tan. Trong ống (2): kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam của muối đổng(II) glixerat.
$2{C_3}{H_5}{(OH)_3} + Cu{(OH)_2} \to {[{C_3}{H_5}{\left( {OH} \right)_2}O]_2}Cu + 2{H_2}O$
                                                        Đồng(II) glixerat