An nam là gì

Bạn đang chọn từ điển Tiếng Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng [trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…].

Định nghĩa - Khái niệm

ăn nằm tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ ăn nằm trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ ăn nằm trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ ăn nằm nghĩa là gì.

- đg [id.]. Ăn và nằm [nói khái quát]. Chỗ ăn nằm sạch sẽ [kng.]. Chung đụng về xác thịt.
  • Cẩm Quý Tiếng Việt là gì?
  • phong tỏa Tiếng Việt là gì?
  • lững thững Tiếng Việt là gì?
  • siêu nhiên Tiếng Việt là gì?
  • phân niệm Tiếng Việt là gì?
  • gia truyền Tiếng Việt là gì?
  • ngoài trời Tiếng Việt là gì?
  • léo lắt Tiếng Việt là gì?
  • mong mỏng Tiếng Việt là gì?
  • sơn quân Tiếng Việt là gì?
  • tàn canh Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của ăn nằm trong Tiếng Việt

ăn nằm có nghĩa là: - đg. . [id.]. Ăn và nằm [nói khái quát]. Chỗ ăn nằm sạch sẽ. . [kng.]. Chung đụng về xác thịt.

Đây là cách dùng ăn nằm Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ ăn nằm là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Không phải ngẫu nhiên mà Tố Hữu đã dành một khổ thơ trong trường ca Theo chân Bác để nói về tên gọi nước ta:

Việt Nam, ta lại gọi tên mình

Hạnh phúc nào hơn được tái sinh

Mát dạ ông cha nghìn thuở trước

Cho đời hai tiếng mới quang vinh!

Ðằng sau bốn câu thơ ấy là cả một chặng đường dài đầy gian khổ, hy sinh của nhân dân ta để giành quyền sống độc lập, tự do, quyền có một Quốc hiệu.

Bởi lẽ, sau khi đặt ách thống trị lên nước ta, thực dân Pháp đã chia cắt đất nước thống nhất của ta thành ra ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ nằm trong xứ Ðông Dương thuộc Pháp, gọi tắt là Ðông Pháp! Các Quốc hiệu: "Việt Nam", "Ðại Nam" đầu đời nhà Nguyễn đã bị xóa bỏ. Mặc dù một số văn bản của triều Nguyễn có in dòng chữ Pháp: "Empire d' Annam" [đế quốc An Nam] nhưng quyền lực của nhà vua đứng đầu triều đình của cái "đế chế" hay "đế quốc" ấy cũng chỉ là tay sai, là bù nhìn của bọn thống trị thực dân. Trong cách gọi của chính quyền thực dân Pháp, từ An Nam chỉ là xứ Trung Kỳ chứ không phải toàn bộ Việt Nam. Cho nên ông vua cuối cùng của triều Nguyễn là Bảo Ðại viết hồi ký cũng xưng mình là "Con rồng An Nam" [le Dragon d' Annam, NXB Plon, Pháp, 1980].

Còn nhớ, trước Cách mạng Tháng Tám 1945, trên các nẻo đường thế giới, người châu Âu, châu Mỹ, khi gặp người Việt Nam, họ hỏi: Ông là người Nhật Bản hay Trung Hoa? Khi được nghe trả lời là "người Việt Nam" thì người ta phải suy nghĩ, moi trong óc ra xem Việt Nam nằm ở vùng nào trên thế giới! Tất nhiên là thuở ấy họ không tìm thấy có hai chữ Việt Nam trên bản đồ! Bọn thực dân còn gọi một cách miệt thị nhân dân ta là bọn "an-nam-mít"!

Thậm chí sau khi bị phát-xít Nhật đảo chính tháng 3-1945, tiếp theo là nhân dân ta làm cuộc Cách mạng Tháng Tám đánh đổ cả thực dân Pháp lẫn phát-xít Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có thủ đô là Hà Nội, và làm chủ toàn bộ đất nước, mà thực dân Pháp vẫn ngoan cố không chịu gọi đúng tên đất nước ta và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà cứ gọi là "Chính phủ Việt Minh", "Chính phủ Ông Hồ".

Ngày 6-3-1946, Pháp ký với Chính phủ ta Hiệp định sơ bộ buộc phải công nhận nước Việt Nam là một quốc gia tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng ở trong Liên bang Ðông Dương và Liên hiệp Pháp. Pháp cũng đồng ý nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử một đoàn đại biểu đi dự Hội nghị Ðà Lạt để bàn về quan hệ giữa hai bên.

Chính phủ Pháp cũng mời Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm chính thức nước Pháp nhân dịp phái đoàn Việt Nam sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleu giữa ta và Pháp. Thế mà, trong Hội nghị Ðà Lạt tháng 4-1946, Pi-nhông thay mặt phái đoàn Pháp đọc một bản đề nghị trong đó cố ý dùng thuật ngữ "năm xứ Ðông Dương", coi Việt Nam có ba nước: "Nam Bộ là Nam Kỳ tự trị, Bắc Bộ từ vĩ tuyến 16 trở ra là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn khúc giữa là chưa có tên!". Suốt quá trình hội nghị, Pháp luôn đòi tách Nam Kỳ ra khỏi Việt Nam. Tô-ren, một thành viên của phái đoàn Pháp tuyên bố ngang ngược: "Các ông [phái đoàn Việt Nam] không có điều gì được nói trong vấn đề này [vấn đề Nam Bộ là của Việt Nam]" khiến cho phó trưởng đoàn Việt Nam Võ Nguyên Giáp tuyên bố thẳng thừng: "Nếu Nam Bộ mất thì nhân dân Việt Nam chiến đấu cho đến khi đòi lại được", và ông bỏ phòng họp đi ra. Các đại biểu khác của ta cũng ra khỏi phòng họp. Hội nghị Ðà Lạt bế mạc mà không giải quyết được vấn đề nào trong chương trình nghị sự vì phía Pháp rất ngoan cố giữ vững lập trường tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam và âm mưu phá hoại nền độc lập, thống nhất của nước ta.

Khi chúng đem quân xâm lược nước ta lần thứ hai, đánh chiếm Sài Gòn, Pi-nhông, ủy viên "Liên bang Ðông Dương" [sau này làm cao ủy Ðông Dương] đã ra bản chỉ dẫn số 9 ngày 14-1-1947, viết: ... "Mục đích của chúng ta [thực dân Pháp] đã được xác định rõ ràng: Chuyển cuộc tranh cãi giữa chúng ta với Việt Minh sang bình diện nội bộ An Nam". Ông còn nói: Danh từ Việt Nam là mơ hồ mà người Pháp chấp nhận vì lịch sự. Việt Nam là một từ ngữ không có trong địa lý. Hưởng ứng Pi-nhông, ngày 15-1-1947, Ðác-giăng-li-ơ [đô đốc, cầm đầu bọn thực dân Pháp ở Ðông Dương thời ấy] gửi các cấp thuộc hạ một chỉ thị nói rõ từ "Việt Nam từ nay phải được cấm chỉ trong tất cả các văn kiện chính thức, nếu có thể, trong báo chí và các cuộc nói chuyện" và cần dùng lại các tên cũ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ" [1]. Tháng 2-1947, Ðác-giăng-li-ơ còn nặn ra cái gọi là "Cộng hòa Nam Kỳ tự trị" trong khuôn khổ Liên bang Ðông Dương và Liên hiệp Pháp hòng chia cắt nước ta một lần nữa!

Xin được kể thêm một mẩu chuyện về việc người Việt Nam kê khai "quốc tịch" khi nhập cảnh vào vùng bị giặc Pháp chiếm đóng:

Cuối năm 1947, linh mục Cao Văn Luận du học ở Pháp trở về Việt Nam. Ông đi tàu thủy từ Sài Gòn ra Hải Phòng. Lúc này thành phố Hải Phòng đã bị Pháp chiếm trong cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. Linh mục đến "Phòng nhà đoan" [hải quan] để khai giấy tờ. Trên phiếu khai bằng tiếng Pháp, nơi dòng ghi quốc tịch, ông viết thật đậm nét hai chữ Việt Nam.

Người thư ký nhà đoan gạch hai chữ Việt Nam và nhìn rất trâng tráo vào mặt linh mục hỏi:

- Cha người Cochinchinois, Annamite hay Tonkinois?

Linh mục trừng mắt nhìn người thư ký nhà đoan, gắt giọng: Tôi người Việt Nam!

Người thư ký nhà đoan giải thích dài dòng:

- Xin lỗi cha, lệnh quan trên bây giờ bắt buộc mọi người lên bến phải khai rõ là người Cochinchinois, Annamite du Centre, hay Tonkinois. Cha hiểu cho, đó là lệnh trên, chúng tôi có muốn bắt ai làm gì đâu.

Kể lại câu chuyện trên, linh mục Cao Văn Luận viết: "Tôi chua xót vì hiểu ra âm mưu định gây chia rẽ Bắc Nam trở lại của người Pháp. Mình không được làm người Việt Nam nữa. Mình phải bị bắt buộc làm người Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Nam Kỳ. Người Pháp muốn có ba nước Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ !"[2].

Qua những sự việc trên đủ thấy nếu nhân dân ta không làm cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, không tiến hành các cuộc kháng chiến trường kỳ với biết bao gian khổ, hy sinh thì non sông gấm vóc ta từ mục Nam Quan đến mũi Cà Mau đâu dễ có một Quốc hiệu đàng hoàng và ngày nay nước Việt Nam ta liền một dải, được toàn thế giới công nhận, hơn 160 nước đặt quan hệ ngoại giao chính thức. Ôn lại lịch sử, ta càng xúc động sâu xa với việc được gọi lại tên đất nước mình: Việt Nam !

ĐẶNG MINH PHƯƠNG

...................................

[1] Sách Mừng năm mươi năm ngoại giao Việt Nam, Lưu Văn Lợi, tập 1, trang 132, NXB Công an Nhân dân Hà Nội, 1996.

[2] Theo hồi ký Bên dòng lịch sử của Cao Văn Luận, xuất bản ở Sài Gòn, 1972.

  • Nắm tai, đạp chân vào không khí, cong lưng lên... là những hành động vô cùng ngộ nghĩnh, đáng yêu ở trẻ sơ sinh. Mẹ có biết vì sao bé...

  • Ngay từ đầu thế kỷ hai mươi, người Pháp đã nỗ lực để tìm biết nguồn gốc của địa danh Sài Gòn, tên của một thành phố mà qua phong...

  •   Nhiều người có một thói quen, đem hạnh phúc trong con mắt của mình định nghĩa thành hạnh phúc trên thân của người khác. Bèn cho rằng người khác...

  • Mẹ già lút cút lui cui Mua gà cúng đất đất xui mẹ giàu [Ca dao Huế] Hiện nay trong nhiều gia đình ở Huế vẫn duy trì tục Cúng...

  • Đế chế La Mã sụp đổ đã không biến Châu Âu trở thành một khu vực tụt hậu, bị thống trị bởi bạo lực. Đó là những nhận định sai...

  • Tròn hai hoa giáp xoay vòng, 120 năm chẵn, một trăm hai mươi năm không phải chỉ một lần mất Huế. Mỗi lần như thế, đều lưu lại một dấu...

  • Loài yếu sợ loài khoẻ, kẻ dại sợ kẻ khôn như chó sợ hùm, mường mọi sợ người văn minh vẫn có. Nhưng cái sợ ấy là cái sợ hoạ...

  • Chỉ trong vòng chưa đến 40 năm, những bản tình ca Việt đã có những thay đổi vun vút. Nay nhìn lại để thấy những gì mình đã trải qua,...

  • Bộ ảnh Sài Gòn thập niên 1920 qua ống kính Léon Ropion, quan chức công trình công cộng người Pháp, được phục chế màu bởi nhóm Saigon Viewers. Đó là...

  • Trong tiếng Việt, a dua nghĩa là hùa theo, bắt chước theo người khác một cách vô ý thức hoặc có dụng ý không tốt - Nịnh hót Về từ nguyên, a dua là đọc...

  • Những chiếc xe khách với “núi” hàng hóa ngồn ngộn trên nóc là hình ảnh quen thuộc trên mọi nẻo đường ở Việt Nam đầu thập niên 1990. Cùng ôn...

  • Những chuyến xe buýt đi trên đường Hoàng Văn Thụ thường hay nghe, “Đến Lăng Cha Cả có ai xuống không?” mỗi khi xe gần đến vòng xoay cầu vượt....

Video liên quan

Chủ Đề